Tìm nhà ở tại Nhật!

Tìm nhà ở tại Nhật!

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các về những mẹo để có thể “tìm nhà” ở Nhật.

Cùng với sự gia tăng của các căn hộ dành cho người nước ngoài thì ở Nhật thì cũng còn tồn đọng những rắc rối có liên quan tới người nước ngoài nên có nhiều căn hộ “không cho người nước ngoài thuê”.

Để đảm bảo vấn đề an toàn và an ninh “khi tìm thuê phòng”, hãy đọc và tham khảo bài viết của jNavi ngày hôm nay nhé.

Những kiến thức cơ bản

“Các từ ngữ” nên biết

Ở Nhật, các công ty giới thiệu phòng cho bạn gọi là “văn phòng bất động sản” 「不動産屋ふどうさんや

Ngoài ra, người chủ sở hữu các nhà hay căn hộ thì sẽ gọi là “ông chủ” (chủ nhà) 「大家たいか」(さん)

Phòng mà các bạn “thuê” sẽ gọi là “nhà cho thuê” 「賃貸ちんたい

Những từ ngữ như vậy trong tiếng Nhật hãy cố gắng ghi nhớ các bạn nhé!

Tiền đặt cọc, tiền cảm ơn, tiền thủ tục môi giới

Theo như văn hóa bất động sản ở Nhật, có hai khoản gọi là “tiền đặt cọc, tiền cảm ơn”. Chính những điều này sẽ làm cho “chi phí thuê nhà trong 1 tháng” tốn rất nhiều khoản.

Tiền đặt cọc・・・Đây là “khoản tiền đảm bảo” mà người thuê nhà sẽ gửi cho chủ nhà.
Tiền cảm ơn ・・・Đây là khoản tiền trả cho chủ nhà để cảm ơn
Tiền thủ tục môi giới ・・・ Đây là khoản phí dịch vụ trả cho công ty bất động sản

Tiền đặt cọc sẽ được trả lại khi bạn chuyển phòng nhưng tiền cảm ơn thì sẽ không thể trả lại.

Gần đây, có những công ty bất động sản theo dạng “Tiền đặt cọc, tiền cảm ơn 0”, “Tiền thủ tục môi giới 50%”. Khi lựa chọn công ty bất động sản, hãy lưu ý những điểm này.

Thông thường, hợp đồng thuê nhà sẽ kéo dài từ 1-2 năm, và đó là một việc tốt để bạn có thể tính toán được tổng chi phí phải trả cho việc thuê nhà.

Công ty bất động sản

Gần đây, ở Nhật Bản xuất hiện rất nhiều công ty bất động sản dành cho người nước ngoài. Tuy nhiên, việc tìm ra một công ty bất động sản tốt là rất khó, do đó việc liên hệ với những người thân quen sống ở Nhật tôi cho rằng có thể đó là sự lựa chọn tốt nhất.

Đây là hai công ty bất động sản lớn chuyên tiến hành “các dịch vụ hướng tới người nước ngoài”, do đó các đường link liên kết sẽ được đăng dưới dạng công ty an toàn.

SUMO (có cả trang web dạng tiếng Anh)

EIBURU (CHINTAI)

Cách tìm công ty bất động sản khu vực Tokyo / Kanagawa tại đây (Trong trang Web của SUUMO)

Giá cả

Khi thuê nhà ở Nhật sẽ bao gồm các chi phí dưới đây.

Các chi phí khi bắt đầu

Tiền thuê phòng ・・・tiền phòng của 2-3 tháng đầu
Tiền đặt cọc ・Tiền cảm ơn ・・・Khoảng bằng 1 tháng tiền nhà
Tiền chi phí môi giới ・・・Khoảng bằng 1 tháng tiền nhà
Phí bảo hiểm tổn thất ・・・Tùy thuộc vào từng khu nhà (Bảo hiểm xảy ra những trường hợp chẳng hạn như hỏa hoạn)

Tiền chi phí mỗi tháng

Tiền thuê phòng ・・・phần tiền của 1 tháng
Phí quản lý, phí sinh hoạt chung ・・・Tùy thuộc vào từng khu nhà
Phí nhiên liệu (điện, ga, nước sạch)・・・ Thấp nhất là 3000 Yên

Ví dụ : Trong trường hợp thuê nhà mỗi tháng 70,000 Yên (giá cao nhất)

  • Tiền nhà 3 tháng ・・・ 210,000
  • YênTiền đặt cọc ・・・70,000 Yên
  • Tiền cảm ơn ・・・ 70,000 Yên
  • Tiền môi giới ・・・ 70,000 Yên
  • Tiền bảo hiểm tổn thất ・・・ 12,000 Yên
  • Phí quản lý・・・3,000 Yên
  • Phí nhiên liệu ・・・3,000 Yên
  • Tổng cộng ・・・・ 438,000 Yên, đây là khoản chi phí (lớn nhất) rất quan trọng khi bắt đầu.

Khi ký hợp đồng thuê nhà, hãy kiểm tra kỹ những khoản tiền này.

Các loại phòng

Căn hộ

Chỉ những tòa nhà xây dựng trên 2 tầng. Chắc chắn rằng có rất nhiều người chọn thuê loại căn hộ này. Những tòa nhà trên 3 tầng ở Nhật gọi là “chung cư”.

Share House

Đây là nơi bạn có thể chia sẻ một căn hộ, một tầng, với những người khác. Có nhiều trường hợp sử dụng cùng một nhà bếp và nhà vệ sinh, và tiền thuê có thể được giảm theo. Gần đây, ngôi nhà chung này đã trở nên phổ biến trong giới trẻ ở Nhật Bản.

Các điểm cần lưu ý

Những đồ cần thiết trong phòng?

Khi thuê nhà ở Nhật, tình trạng trong phòng chẳng có thứ gì là điều hết sức bình thường.

Việc bạn tự mua những thứ như sofa hay giường là điều cần thiết. Nhưng nếu bạn muốn căn phòng được trang bị đồ điện hay đồ gia dụng thì hãy tìm kiếm những căn phòng “đính kèm đồ điện, đồ gia dụng”.

Trong thời gian đầu sống tại phòng mới, hãy cố gắng đừng để quên những mặt hàng sau nhé!

  • Đèn điện
  • Rèm cửa
  • Giường hoặc Sofa
  • Giấy vệ sinh

Hợp đồng nước sạch và ga

Ở Nhật Bản, bạn không thể sử dụng nước hoặc bếp ga trừ khi bạn liên hệ với một công ty điện lực, bộ phận quản lý nước hay công ty ga. Hãy để đại lý bất động sản giúp bạn làm thủ tục khi bạn ký hợp đồng.

Đừng quên thanh toán hóa đơn ga, hóa đơn nước và hóa đơn tiền điện hàng tháng vì những loại hóa đơn đó được gửi tới trong hộp thư. Gần đây, có rất nhiều thứ bạn có thể thanh toán tại các cửa hàng tiện lợi.

Buổi tối có an toàn không?

Khi đi xem phòng, tôi nghĩ ban ngày trông nó thật sáng sủa. Tuy nhiên, việc quan trọng khi lựa chọn phòng là “buổi tối”. Hãy kiểm tra xem tối đến, có con đường nào cạnh nhà vừa tối vừa nguy hiểm không? Hay không có người hàng xóm nào gây ồn ào chứ?

Ánh nắng mặt trời

Ở Nhật, ánh nắng mặt trời được coi là một điều rất quan trọng. Tùy vào hướng nắng, đây là điều rất quan trọng để xác định xem quần áo có khô hay không? Hoặc căn phòng có được ngập tràn ánh nắng hay không? Hướng được yêu thích nhất là “hướng đông” nơi có ánh nắng chiếu vào mỗi sáng, hoặc là “hướng nam” nơi mà ánh sáng mặt trời có thể dễ dàng đi vào phòng suốt cả ngày.

Với những người quan tâm tới những thứ như phong thủy thì hãy quan tâm tới những hướng như vậy nhé!

Nơi vứt rác

Hãy xác nhận xem từ nhà bạn tới nơi vứt rác là bao xa? Và ngày nào thì có thể vứt rác được. Rác sẽ không thể “Đặt ở những nơi tốt trong thành phố khi thành phố đang sạch đẹp”. Do đó, khi thuê phòng hãy xác nhận trước lịch vứt rác nhé.

Bao nhiêu người cùng chung sống là tốt nhất?

Khi thuê phòng, về cơ bản thì sẽ sắp xếp 1 người 1 phòng. Theo như hợp đồng bạn đã ký mà bạn lại sống chung cùng với bạn bè hay người yêu thì bạn đã vi phạm hợp đồng. Vậy nên nếu có sống cùng ai đó thì hãy liên lạc với phía công ty bất động sản hoặc người chủ nhà nhé!

Tổng kết

Những điều phải chú ý liên quan tới những việc như tiếng ồn, các bạn hãy đọc tham khảo ở bài viết tôi đã tổng hợp dưới đây.

Bài viết khác: Những điều nên chú ý trong cuộc sống ở Nhật – Part 1 “Tiếng ồn”