Bài viết này tôi sẽ chia sẻ về chủ đề điện thoại và Internet – những thứ không thể thiếu trong cuộc sống ở Nhật Bản. Bạn có tìm hiểu cách sử dụng điện thoại và Wi-fi trước khi đến Nhật Bản không? Tôi khuyên bạn nên tìm hiểu trước để phục vụ cho việc đi du lịch hay sinh sống ở Nhật Bản.
Sử dụng điện thoại thông minh ở Nhật Bản
Khi ra nước ngoài, điện thoại thông minh mình mang theo thường không thể kết nối được với Internet tại đó. Khi sử dụng smartphone ở Nhật, thì bạn có thể mua một chiếc điện thoại mới, hoặc nếu vẫn muốn sử dụng smartphone hiện tại của mình thì có 3 cách phổ biến sau:
- ① Sử dụng Wi-fi miễn phí
- ② Mua thẻ SIM trả trước
- ③ Mua thiết bị phát Wi-fi di động .
Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là ở Nhật Bản những điểm phát Wi-fi miễn phí không có nhiều như ở các nước khác. Trong khách sạn, quán cà phê và trung tâm mua sắm v.v.v cũng có wifi miễn phí nhưng có nhiều wifi không cho phép dùng nếu chưa ký hợp đồng với công ty viễn thông của Nhật nên các bạn hãy chú ý điều này nhé.
Nghe nói người nước ngoài đến Nhật Bản, họ cảm thấy rất bất tiện với Wifi của Nhật, nên khi bạn muốn sử dụng Wi-Fi miễn phí thì hãy kiểm tra trước khi đi xem “khách sạn hay địa điểm đi chơi đó có được sử dụng wifi miễn phí không”
Nếu muốn mua thẻ SIM trả trước, bạn nên đến cửa hàng điện tử. Có các cửa hàng nổi tiếng như “Bic Camera”, “Yodobashi Camera “, “Yamada Denki”, “K’s Denki”, “Nojima” và “Edion”.
Bạn chỉ cần nói với nhân viên cửa hàng là “Tôi muốn mua SIM trả trước” thì họ sẽ hướng dẫn cho bạn. Nhân viên sẽ hỏi “Bạn muốn sử dụng trong bao lâu?”, nếu bạn trả lời là “〇 ngày”, họ sẽ chỉ cho bạn thẻ SIM loại tốt nhất.
Nếu mua thẻ SIM ở Nhật Bản thì nó có giá khoảng 1,980~3,980 yên và có thể sử dụng trong 14~60 ngày, với giá này có thể bạn sẽ cảm thấy nó hơi đắt một chút.
Tôi khuyên các bạn nên dùng “Japan Travel SIM”. Bất cứ khi nào quay trở lại Nhật đều có thể sử dụng được. (Chưa có trang web bằng tiếng Việt). Trong các gói đều có chứa origami của Nhật Bản, bạn có thể dùng nó làm quà lưu niệm.
Xem trang chủ SIM du lịch Nhật Bản
Về cách sử dụng thẻ SIM, sẽ có giấy hướng dẫn sử dụng đi kèm cùng thẻ SIM. Tuy nhiên, để tránh trường hợp có lỗi liên quan đến thẻ SIM thì tốt hơn hết bạn nên xác nhận “Cách sử dụng” ngay tại cửa hàng bạn mua. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì, hãy hỏi nhân viên cửa hàng.
Ba nhà mạng lớn của Nhật Bản
Ở Nhật có rất nhiều loại thẻ SIM, nhưng chúng được kết nối với 3 nhà mạng lớn đó là NTT Docomo, Au và Softbank. Giống như ở Việt Nam, có ba công ty lớn là : Mobiphone, Viettel và VinaPhone.
NTT docomo
Đây chính là công ty con của NTT – một trong những “ông lớn” trong ngành viễn thông tại Nhật Bản. Trong những công ty viễn thông của Nhật Bản thì đây là công ty có lịch sử lâu đời nhất và đã có đóng góp lớn cho ngành công nghiệp viễn thông của Nhật Bản. Trước khi smartphone được sử dụng ở Nhật Bản thì các ”máy điện thoại” như điện thoại cầm tay, PHS, máy nhắn tin và điện thoại đeo vai đã được sử dụng, và chính Dokomo đã làm nên lịch sử này. Docomo là nhà mạng đứng thứ nhất về số lượng hợp đồng (năm 2018).
Au (Ei-Yu)
Đây là thương hiệu của KDDI – một trong những công ty viễn thông lớn. Do là nhà mạng có số lượng hợp đồng và doanh thu đứng ở vị trí thứ 2 (năm 2018), cộng thêm việc được yêu thích bởi giới trẻ nên số lượng hợp đồng của nhà mạng này đang ngày càng tăng lên. Họ cũng đang tập trung vào ngành công nghiệp truyền hình cáp và điện lực, và đang tích cực phát triển sang các ngành nghề mới. Nếu xem TV ở Nhật, chắc chắn bạn sẽ thấy quảng cáo của Au.
Softbannk
Softbank – nhà mạng đứng thứ nhất về doanh số (năm 2018) là một công ty nổi tiếng mà đại diện của tập đoàn là ông Masayoshi – người có khối tài sản thuộc top đầu tại Nhật Bản. Trong 3 công ty mạnh về dịch vụ internet thì Softbank là công ty nỗ lực nhất để ”Mở rộng ra toàn cầu”. Softbank có sở hữu một đội bóng chày chuyên nghiệp ở Fukuoka – Nhật Bản, ngoài ra các khoản đầu tư cho phát triển công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) v.v.v cũng đang được chú trọng.
Khi ký hợp đồng dịch vụ ở Nhật
Tất nhiên, khi sử dụng smartphone ở Nhật Bản, bạn có thể ký hợp đồng với cả 3 nhà mạng. Tuy nhiên, cước phí điện thoại của Nhật rất đắt đỏ. Thông thường, cước phí này của người Nhật dao động từ 6,000 yên đến 8,000 yên mỗi tháng.
Ngoài ra, cả 3 nhà mạng của Nhật đều có quy định bắt buộc sử dụng liên tục trong vòng 1~2 năm kể từ sau khi ký hợp đồng, nếu hủy bỏ hợp đồng giữa chừng, thì sẽ mất phí phạt hủy hợp đồng, nên các bạn hãy xác nhận cẩn thận điều này trước khi ký hợp đồng nhé.
Liên quan đến cước phí ”cao” và ”quy định” kỳ hạn của hợp đồng, chính phủ Nhật Bản đã có những lưu ý đối với cả 3 công ty. Thậm chí gần đây, chánh văn phòng của Nhật Bản đã cảnh báo về việc cước phí điện thoại di động của ba công ty này cao hơn so với thế giới.
Điện thoại giá rẻ & SIM “MVNO”
Trong hoàn cảnh như vậy, MVNO ( Mobile Virtual Network Operator – Nhà khai thác mạng di động ảo) đã ra đời và tại Nhật Bản, nó được gọi là điện thoại thông minh và SIM “giá rẻ”.
Hiện tại có hơn 10 công ty điện thoại thông minh giá rẻ ở Nhật (ở Nhật “スマートフォン (smartphone)”được gọi tắt là”スマホ(sumaho)”), trong đó phải kể đến là: ” Y! Mobile”, ” Mineo, ” Rakuten”, ” UQ Mobile”hay “Line Mobile”.
MVNO được bán với giá rẻ vì nó không có cơ sở hạ tầng viễn thông riêng mà mượn đường truyền từ 3 nhà mạng lớn. Tại Nhật Bản, từ năm 2015, đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với SIM lock. Do đó, nhiều người đang sử dụng 3 nhà mạng lớn này đã đổi sang SIM giá rẻ.
Trước năm 2015, các công ty đã cài đặt để người dùng không thể đổi sang dùng SIM của nhà mạng khác trên điện thoại thông minh bạn đang sử dụng.
Khi mua điện thoại thông minh & SIM giá rẻ, quan trọng là phải kiểm tra “mức độ kết nối dễ dàng” với mạng Internet. Bởi vì, vào giờ cao điểm nhiều người sử dụng internet (từ 7h ~ 9h sáng, và từ 19h ~ 21h tối), thì việc sử dụng Internet và điện thoại sẽ có những lúc kết nối không ổn định như là sử dụng SIM của 3 nhà mạng lớn kể trên.
Điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào nơi bạn sống ở Nhật Bản. Hãy thử hỏi những người xung quanh bạn xem “Nhà mạng nào dễ sử dụng?”, “Nhà mạng nào dễ kết nối?”.
Bạn muốn cài đặt Wi-fi tại nhà
Nếu bạn sống ở Nhật Bản trong khoảng thời gian dài, bạn nên ký hợp đồng wi-fi tại căn hộ. Nhiều căn hộ không có kèm wi-fi, nên có thể bạn phải tự ký hợp đồng. Trong trường hợp này, nếu bạn ký hợp đồng wi-fi với nhà mạng mà bạn đã mua smartphone hay SIM, thì chắc chắn giá sẽ rẻ hơn.
Những ai đang có kế hoạch mua smartphone và wi-fi, hãy tìm hiểu xem mua của nhà mạng nào giá tốt nhất. Những thông tin như thế có rất nhiều trong các tờ rơi quảng cáo ở các cửa hàng đồ điện . Nếu có wi-fi thì bạn có thể thoải mái sử dụng internet nên có thể nói chuyện với người thân ở xa qua cuộc gọi hình ảnh (video call) được nhỉ.
Ra đời nhà mạng thứ 4
Sau 3 nhà mạng có từ trước đó, từ tháng 9/2019, Rakuten sẽ ra đời với tư cách là nhà mạng thứ 4. “Rakuten” là một trong những công ty công nghệ thông tin nổi tiếng tại Nhật Bản và ông Mikitani – Người thành lập công ty là nhà tư sản góp mặt trong top 5 của Nhật. Cũng giống như Softbank, Rakuten nắm giữ trong tay đội bóng chày chuyên nghiệp, ngoài ngành viễn thông, công ty còn tập trung vào cả dịch vụ tài chính.
Với sự xuất hiện của “Rakuten”, mong rằng ngành công nghiệp viễn thông của Nhật sẽ thay đổi và mang đến cho chúng ta những sản phẩm dễ sử dụng, giá thành rẻ và tiện dụng hơn.