“Việt Nam” dưới cái nhìn của Nhật Bản

“Việt Nam” dưới cái nhìn của Nhật Bản

Hôm nay tôi xin chia sẻ tới các bạn câu chuyện về ấn tượng với “Việt Nam” dưới góc nhìn của Nhật Bản. Có rất nhiều người Việt Nam biết rõ về nước Nhật chúng tôi nhưng với những người Nhật thì vẫn còn những người chưa hiểu rõ về đất nước Việt Nam của các bạn.

Việt Nam và Nhật Bản là hai nước có mối quan hệ rất tốt nhưng tôi nghĩ việc mở rộng giao lưu giữa người dân của hai nước, giúp hiểu biết lẫn nhau cũng là một điều vô cùng quan trọng. Do đó, hôm nay tôi xin được chia sẻ những ấn tượng về “Việt Nam” mà người Nhật đang có.

Hình ảnh Việt Nam với quốc tế

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng quan tâm xem người nước ngoài nghĩ gì về nước mình phải không nhỉ? Ví dụ, khi người Nhật nhắc tới “châu Phi”, hình ảnh hiện lên trong tưởng tượng của họ là “voi, sư tử và những thảo nguyên rộng lớn”, nhưng khi nhắc tới những nước như là Cộng hòa Nam Phi có nhiều nhà cao tầng được xây dựng và tôi thật sự ngạc nhiên vì nó ”thành thị” hơn tưởng tượng.

Vậy bạn có biết trên thế giới mọi người nhìn nhận “Nhật Bản” như thế nào không? Có thể nói trên thế giới Nhật Bản là một đất nước chưa phải là nổi tiếng. Có rất nhiều người ở châu Âu không biết tới cái tên “Nhật Bản” hay các địa danh ở đây, thậm chí có rất nhiều người vẫn nghĩ “đây là đất nước của Samurai và Ninja“.

Đó là câu chuyện về hình ảnh của đất nước không hề thay đổi từ xưa đến nay.

Hình ảnh của Việt Nam

Việt Nam ở những năm 1970

Tôi biết tới Việt Nam lần đầu tiên khi còn là học sinh trung học. Khi ấy, tôi đã được học về “Chiến tranh Việt Nam” qua cuốn sách giáo khoa lịch sử. Bức ảnh thời chiến tranh khi đó tới bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Đó là hình ảnh một người phụ nữ ôm con băng qua sống, đứa bé không mặc quần áo vừa chạy theo mẹ vừa khóc, nó thực sự là một ấn tượng mạnh mẽ trong tôi khi mới chỉ là một cậu học sinh.

Cơ hội đầu tiên để người Nhật chúng tôi biết tới Việt Nam là vào năm 1970. Và với nhiều người Nhật Bản thì hình ảnh về Việt Nam chỉ giới hạn là “Việt Nam của những năm 1970”.

Khi tôi tới Việt Nam vào năm 2018, tôi đã rất lo lắng khi có rất nhiều người trong công ty và bạn bè tôi nói rằng “Việt Nam là một đất nước đã từng xảy ra chiến tranh, liệu ở đó có an toàn không?”. Hay Việt Nam là đất nước nằm ở vị trí nào trong khu vực Đông Nam Á thì không có nhiều người biết.

Người Việt Nam nổi tiếng

Với người Nhật, người Việt Nam nổi tiếng nhất có thể kể đến “Việt” và “Đức”. Câu chuyện về hai người này còn được người Nhật biết tới qua sách giáo khoa trong trường học. Nhật Bản cũng đã từng trải qua nhưng trong số rất nhiều người Việt Nam đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại trong chiến tranh thì “Việt” và “Đức” là hai nhân vật điển hình.

Đức thường xuất hiện trên truyền hình Nhật Bản và anh ấy nói anh ấy yêu đất nước Nhật Bản (ở Nhật chúng tôi gọi anh ấy là “chan” vì nó thể hiện sự thân thiết giữa hai bên).

Du lịch và đồ ăn Việt Nam

Hình ảnh về đất nước Việt Nam giới hạn ở những năm 1970 đã dần dần thay đổi. Điều đó là nhờ các phương tiện truyền thông Nhật Bản đã tích cực đưa tin về các điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam bắt đầu từ những nơi như Đà Nẵng, Hội An.

Những người tới Việt Nam du lịch qua mỗi năm đều tăng lên, và số lượng người Nhật tới Việt Nam năm 2018 đã đạt 800.000 người. Các công ty du lịch Nhật Bản tạo ra các “tour du lịch” tới Việt Nam, LCC Airlines ngày một tăng số lượng và Việt Nam với Nhật Bản ngày một trở nên gần gũi và thân thiết hơn.

Trong 1-2 năm trở lại đây, Nhật Bản đặc biệt chú ý tới Việt Nam tới mức mà mỗi tuần 1 lần đều phải chiếu các thông tin về Việt Nam trên ti vi. Gần đây cũng có rất nhiều chương trình giới thiệu đồ ăn thông qua việc tản bộ ở Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh hay các chương trình nấu ăn trên truyền hình được thực hiện bởi các đầu bếp người Việt. Đồ ăn của Việt Nam được cho là rất hợp với người Nhật, đặc biệt lưu hành phổ biến trong nữ giới.

Người Việt Nam hoạt động tích cực

Nói về “số lượng người nước ngoài đang làm việc tại Nhật” thì Việt Nam là quốc gia xếp thứ 2 trên thế giới. Nếu bạn đi dạo quanh thành phố ở Nhật, có thể thấy số lượng người Việt Nam đã tăng lên rất nhiều. Nếu bạn đi vào các cửa hàng tiện lợi, sẽ trông thấy các nhân viên người Việt có gắn bảng tên “Nguyễn” và “Trần” phục vụ bạn ở quầy thu ngân. Họ đều là những người giỏi tiếng Nhật, người Nhật vô cùng bất ngờ về điều đó và rất tôn trọng họ.

Về số lượng người Việt Nam gia tăng ở Nhật Bản thì ngay cả những người Nhật chưa từng tới Việt Nam cũng biết. Khi tôi quay về Nhật, tôi thường được nghe gia đình hay bạn bè tôi nói rằng “họ đã làm quen với những người Việt Nam”.

Năm ngoái khi trở về Nhật, tôi đã tới quán mỳ Ramen từ xưa đã hay tới tên là “Iki tsuke”. Quán có 3 nhân viên thì họ đều là người Việt Nam. Và chỉ cần nghe họ nói chuyện với nhau thôi là tôi đã hiểu họ là người Việt Nam.

Khi ăn xong và chuẩn bị ra về, tôi nói “Xin chào” và 3 người họ đã rất bất ngờ. Tôi nghĩ họ cho rằng người Nhật mà biết “tiếng Việt” là rất hiếm.

Kinh tế Việt Nam

Việt Nam không chỉ được truyền hình chú ý qua các địa điểm du lịch hay món ăn mà có rất nhiều hãng truyền thông đang chú trọng vào “sự tăng trưởng kinh tế” của Việt Nam. Trước đây, Nhật Bản cũng đã từng có thời gian trải qua giai đoạn “tăng trưởng kinh tế” như vậy.

Vẫn còn rất nhiều người Nhật nói rằng “Bây giờ, Việt Nam giống với Nhật Bản của những năm 1970”. Nhật Bản năm 1970 là thời đại mà mọi người làm việc với mong ước “ngày mai sẽ là một ngày tươi sáng hơn”, kinh tế sẽ ngày một phát triển và có thể tổ chức thành công Olympic Tokyo 1964.

Nhưng thật đáng tiếc, Nhật Bản bây giờ đã khác. Khoảng năm 1990, nền kinh tế Nhật Bản sẽ ngừng tăng trưởng do sự suy giảm giá trị của cổ phiếu và bất động sản. Trong tiếng Nhật gọi đây là “Đổ vỡ bong bóng”. Ở đây diễn tả sự thổi phồng lên như bong bóng rồi lại tan vỡ biến mất.

So với khi đó thì hiện tại kinh tế Nhật Bản đã ở mức ổn định hơn nhưng vẫn có rất nhiều người tiếc nuối cho giai đoạn “Nhật Bản phát triển” vào khoảng nhưng năm 1970-80.

So với Nhật Bản như vậy thì vô cùng ghen tỵ với đất nước Việt Nam “bây giờ” . Ngày càng có nhiều công ty Nhật Bản muốn tiến ra nước ngoài từ một nước Nhật đang trên đà đi xuống và muốn tiến hành kinh doanh ở một đất nước đang phát triển như Việt Nam.

Trên thực tế, việc áp dụng những công nghệ cao của Nhật Bản trong việc xây dựng những cây cầu và tòa nhà phục vụ việc phát triển của Việt Nam là một điều làm cho người Nhật rất “vui” và “tự hào”.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều

Đây là một cơ hội để biết tới Việt Nam “bây giờ”, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un diễn ra vào tháng 2 năm 2019. Tại thời điểm này, hơn 100 phương tiện truyền thông của Nhật Bản đã tập trung tại Hà Nội để giới thiệu cuộc họp và cảnh quan thành phố Hà Nội.

Đã có nhiều phương tiện truyền thông đưa tin về số lượng xe máy quá lớn tại Hà Nội. Khi người phóng viên gặp khó khăn vì không thể qua đường, có một người Việt Nam rất tốt bụng đã chạy tới nắm tay và dắt người phóng viên qua đường. Và câu chuyện ấy đã được giới thiệu trên khắp các mặt báo.

Tổng kết

Việt Nam và Nhật Bản, có một quá khứ buồn vì chiến tranh, có thời kỳ hòa bình khác nhau và có một kỷ nguyên hòa bình bây giờ. Con người và văn hóa gắn bó sâu sắc, hiểu nhau và tôi nghĩ Việt Nam và Nhật Bản có thể hợp tác tốt hơn. Nếu bạn có cơ hội nói chuyện với người Nhật , hãy cùng trao đổi và chia sẻ với họ về đất nước của mình để làm sâu sắc thêm mối quan hệ hai nước.