Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ về mối liên quan sâu sắc của “giáo dục” đến tính cách người Nhật. Đối với các bạn, ấn tượng của các bạn về người Nhật như thế nào? Người Nhật rất giỏi trong “teamwork” (làm việc nhóm), nhưng lại bị cho là không giỏi trong việc “truyền đạt ý kiến cá nhân”. Tính cách này của người Nhật hình thành như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ xem sao nhé!
Được dạy dỗ trong hệ thống giáo dục của Nhật

Các hoạt động đoàn thể
Giáo dục Nhật Bản bắt đầu vào học mẫu giáo lúc 3-4 tuổi. Trong trường mẫu giáo, các em nhỏ sẽ đồng thanh hát theo tiếng đàn piano mà các cô giáo đánh. Ngoài ra, khi đi dạo ở ngoài trời hay đến công viên chơi, học sinh luôn phải xếp hàng và luôn nắm tay nhau trong các hoạt động. Nếu có một bé nào đó không làm đúng luật, cô giáo sẽ lập tức nhắc nhở. Trong trường mẫu giáo thường có các buổi biểu diễn bằng nhạc cụ và biểu diễn kịch. Các buổi này gọi là buổi “biểu diễn” (Happyoukai).
Khái niệm của chương trình giáo dục này là “Mọi người hợp tác và hướng đến mục tiêu”. Cách suy nghĩ này bắt đầu từ mẫu giáo và tiếp nỗi đến trung học cơ sở.

Tầm quan trọng của giáo dục thể chất
Khi kết thúc quá trình học mẫu giáo, lên đến tiểu học sẽ bắt đầu tập trung vào giáo dục thể chất. Giáo dục thể chất thông qua nhiều môn thể thao sẽ khiến các em biết được tầm quan trọng của các hoạt động đoàn thể. Trong lớp có những em thích thể thao, cũng có những em ghét. Khi làm như thế này, các em sẽ giúp đỡ lẫn nhau, dạy cho nhau, chia sẻ niềm vui với nhau「tớ làm được rồi!」.
Ngoài ra, tại các trường tiểu học và trung học cơ sở, sự kiện với tên “đại hội thể thao” (Undokai) được tổ chức 1 năm một lần. Trong sự kiện này, học sinh sẽ được chia làm 2 đội và đội nào dành được nhiều điểm hơn sẽ thắng.
Đội được chia thành đội màu đỏ và đội màu trắng, học sinh đội mũ cùng màu và thi đấu trong nhiều trò chơi. (Hình dưới đây là trò chơi đội nào mang được quả bóng lớn đi đến goal trước.)
Ngoài ra, mỗi đội không chỉ cổ vũ cho đội mình, mà còn cổ vũ cho cả đội của đối thủ. Đây được gọi là (e-ru koukan :エール交換)

Động viên đối thủ (cố lên)
Ở Nhật, có truyền thống động viên cả đối thủ (kể cả không phải bạn thân của mình), họ được dạy rằng ”phải cảm ơn đối thủ, bởi có họ thì trận đấu này mới diễn ra.”
Ví dụ, trong thể thao của Nhật có Judo và karate, có diễn ra nghi lễ “Rei” trước và nghi lễ”Rei” sau trận đấu. Hành động này thể hiện việc ” hãy tôn trọng đối thủ của bạn trước và sau trận đấu”. Cả Judo và karate đều gọi là môn võ thuật, nên ở trận đấu, trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc, đều phải cúi đầu”chào” với đối thủ.

Văn hóa hoạt động trong câu lạc bộ
Tại Nhật Bản, nhiều học sinh hoạt động trong các câu lạc bộ thuộc trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trong đó hoạt động trong câu lạc bộ thể thao, việc giáo dục rất nghiêm ngặt, có một luật lệ là chỉ cần một người mắc lỗi, thì mọi người cùng phải chịu sự kiểm điểm. Đây được gọi là liên đới trách nhiệm. Ví dụ như trường hợp dưới đây :
Bạn A của 1 đội bóng, do lười biếng nên chốn buổi luyện tập. Khi huấn luyện viên phát hiện ra điều đó đã tập trung mọi người trong câu lạc bộ lại, bắt phạt chạy 10 vòng quanh sân trường.
Bạn B của câu lạc bộ cầu lông đã mang theo kẹo, đây là thứ không được mang đến trường. Khi biết được việc này, huấn luyện viên đã phạt mọi người trong câu lạc bộ mỗi ngày buổi sáng dành 1 giờ quét dọn trường học. Hơn thế còn bắt mọi người cạo trọc đầu.
Ở Nhật Bản từ ngày xưa người ta tin rằng “sai lầm của 1 ai đó thì trách nhiệm thuộc về mọi người” và “tinh thần đồng đội trở nên mạnh mẽ hơn”. Tuy nhiên, có người cho rằng, giáo dục như vậy chẳng phải là bạo lực học đường hay sao, giờ đây nó đang trở thành vấn nạn lớn tại Nhật Bản. Do vậy, gần đây, giáo dục kiểu “khen ngợi” cũng đang thu hút sự chú ý, huấn luyện viên thân thiện đã tăng lên nhiều.

Văn hóa cạo trọc đầu
Ở Nhật, có một kiểu văn hóa thể hiện sự kiểm điểm bằng việc cạo trọc đầu. Và không biết được tại sao, nhưng những sinh viên trong câu lạc bộ bóng chày, bắt buộc phải cạo trọc đầu. Không ai biết là tại sao lại có luật này.Thực ra thì việc cạo trọc đầu cũng có vẻ thời trang. Kể cả bạn có nhìn thấy người nào đó cạo trọc đầu ở Nhật, thì hãy nhớ là không hẳn vì họ đang kiểm điểm về điều gì đó đâu nhé.
Yêu đương có phải là điều cấm kỵ học đường ở Nhật?
Trong giáo dục học đường ở Nhật Bản còn có 1 luật lệ nghiêm ngặt. Đặc biệt, những sinh viên tham gia các hoạt động trong câu lạc bộ bắt buộc ” Cấm không có bạn trai, bạn gái c”. Giáo viên cho rằng lý do ” bởi vì không thể tập trung vào các hoạt động của câu lạc bộ”. Nhưng bạn có nghĩ rằng sẽ không thể tập trung nếu không được đi cùng với người mình yêu thích.
Trong trường học ở Nhật, Có rất nhiều ” Luật khó hiểu” nên gần đây, một số sinh viên đã kêu gọi thay đổi một số luật lệ quá nghiêm ngặt. Các luật lệ khác bao gồm:
Con trai cắt tóc ngắn, con gái buộc tóc, con gái sử dụng đồ lót áo ngực màu trắng, không được đi vệ sinh trong giờ học…

Sinh viên không hoàn toàn tuân thủ luật này, từ xưa vẫn luôn kín tiếng để không bị lộ khiến giáo viên phát hiện. Nếu bị nói là ”Cấm yêu đương đấy nhé” thì trả lời ”Không thử yêu đương” thì sao là con người được?
Khi hỏi giáo viên ”Tại sao lại có luật này” thì họ nói là ”Sống phải thực hiện theo những quy tắc giống nhau chứ”. Kiểu giáo dục ”Sống như những người khác” sẽ làm mất đi ”tính cách riêng”, bạn sẽ không thể ”thể hiện bản thân được”. Có lẽ đây là lý do mà người Nhật ”thể hiện tính cách riêng cũng như truyền đạt ý kiến” không tốt.
Hãy dọn sạch sẽ hơn khi đến rồi về
Giáo dục học đường của Nhật không phải toàn điều xấu mà cũng cũng có những điều tốt. Ở Nhật từ tiểu học đến trung học phổ thông, hằng ngày đều có thời gian [dọn dẹp] sau khi ăn. Việc này có mục đích nhằm học được rằng : “sử dụng một nơi nào đó thì tự dọn sạch sẽ nơi đó”.

Ở Nhật, khi đi du lịch cùng trường học, bạn sẽ được yêu cầu là ”Trước khi về hãy dọn dẹp phòng khách sạn sạch sẽ hơn trước khi đến”. Phòng được các nhân viên khách sạn dọn dẹp sạch sẽ, việc dọn sạch hơn như thế là điều không thể, nhưng nó có ý nghĩa là ”hãy dọn dẹp đến mức có cảm giác như thế”.
Trên thực tế, khi tôi còn hoạt động trong câu lạc bộ, trước khi rời khách sạn, chắc chắn sẽ dọn dẹp phòng, dọn dẹp giường và nói lời cảm ơn nhân viên khách sạn. Sau trận bóng đá, các cầu thủ người Nhật sẽ dọn dẹp phòng thay đồ, cổ động viên Nhật sẽ nhặt sạch rác trước khi về, điều ”TUYỆT VỜI” này được tán dương trên tin tức thời sự, nhưng nó là điều đã được dạy bài bản trong giáo dục học đường ở Nhật.
Tiện đây tôi cũng muốn chia sẻ chuyện của mình, khi dọn phòng khách sạn trước khi về, tôi đã bỏ quên đồ ở phòng. Khi biết được, Do huấn luyện viên đã phải gọi điện làm phiền đến khách sạn, nên đã yêu cầu mọi người chạy 10 vòng sân trường. Giáo dục học đường ở Nhật có điểm tốt nhưng cũng có những điểm xấu, từ đó có thể hiểu được kỹ hơn tính cách của người Nhật Bản.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đón đọc!