Lịch và ngày lễ của Nhật

Lịch và ngày lễ của Nhật

Ở bài viết lần này tôi sẽ chia sẻ với các bạn về “Ngày nghỉ lễ” ở Nhật Bản. Nhật Bản được coi là một đất nước có nhiều ngày nghỉ lễ trên thế giới, có đến 16 ngày nghỉ trong 1 năm. Chúng ta những người hiện đang sinh sống tại Nhật và cả những bạn tới đây sẽ sang học tập, làm việc tại Nhật, hãy cũng nhau tìm hiểu về ngày nghỉ lễ của Nhật và lên kế hoạch đi du lịch, sự kiện .v.v.v nào.

Ngày tháng của những ngày nghỉ lễ mà tôi giới thiệu sau đây sẽ được viết theo dương lịch. Ngoài ra, ngày nghỉ lễ không phải lúc nào cũng là ngày nghỉ của công ty, trường học v.v.v. Còn một điều nữa, ngân hàng hay các cửa hàng mà bạn thường tới có thể cũng sẽ có ngày nghỉ riêng nên hãy chú ý nhé!

Ngày nghỉ lễ của Nhật

Tết Nguyên đán

Ngày mùng 1 tháng 1….Ngày chúc mừng bắt đầu cho một năm mới

Ngày lễ trưởng thành

Ngày Thứ Hai của tuần thứ 2 của tháng 1…Ngày chúc mừng những người trẻ đã trưởng thành tròn 20 tuổi. Vào ngày này ở các tỉnh thành sẽ có buổi lễ thành nhân nên có những người trẻ mặc kimono hoặc mặc vest trên phố. Nếu bắt gặp họ thì dù là người không quen biết đi chăng nữa nhưng các bạn nên nói câu “Chúc mừng nhé!” tới họ nhé.

Ngày Quốc khánh

Ngày 11 tháng 2…Ngày mà người dân Nhật Bản hướng về đất nước và bày tỏ tình yêu nước.

Ngày sinh nhật Thiên hoàng

Ngày 23 tháng 2…Ngày chúc mừng sinh nhật Thiên hoàng bệ hạ.※Từ năm 2020 sẽ có ngày chúc mừng sinh nhật mới

Ngày xuân phân

Ngày 20 hoặc ngày 21 tháng 3…Ngày ngợi ca thiên nhiên và trân trọng những sinh vật sống

Ngày Chiêu Hòa

Ngày 29 tháng 4…Ngày để tưởng nhớ về sự phục hưng của thời đại Chiêu Hòa Nhật Bản (từ năm 1926 đến năm 1989) và suy nghĩ về tương lai đất nước (29 tháng 4 là ngày sinh nhật Thiên hoàng Chiêu Hòa)

Ngày kỉ niệm Hiến pháp

Ngày mùng 3 tháng 5…Ngày kỷ niệm Hiến pháp Nhật được thiết lập và việc thi hành Hiến pháp hiện hành của Nhật.

Ngày xanh (ngày lễ dân tộc)

Ngày mùng 4 tháng 5…Ngày ấp ủ một trái tim ấm áp để tạ ơn thiên nhiên

Ngày thiếu nhi

Ngày mùng 5 tháng 5…Ngày lễ cầu cho sức khỏe của trẻ em. Trên phố, người ta thường treo “cờ hình cá chép” để cầu mong sự trưởng thành cho các bé trai.

Ngày của biển

Ngày Thứ Hai của tuần thứ 3 của tháng 7…Ngày lễ tạ ơn biển bao quanh nước Nhật

Ngày thể thao

Ngày 24 tháng 7…Ngày khai mạc thế vận hội Olympic Tokyo 2020. ※Chỉ diễn ra vào năm 2020, còn từ năm 2021 ngày thể thao vẫn là ngày Thứ Hai của tuần thứ 2 của tháng 10 như từ trước đến nay.

Ngày của núi

Ngày 11 tháng 8…Ngày tạ ơn, bày tỏ sự thân mật với núi

Ngày Kính lão

Ngày thứ 2 của tuần thứ 3, tháng 9…Đây là ngày người Nhật dành để bày tỏ lòng biết ơn với những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội, mừng họ sống lâu

Ngày thu phân

Ngày 22 hoặc 23 tháng 9…Ngày tưởng nhớ ông bà tổ tiên và những người đã mất

Ngày thể dục thể thao

Ngày thứ 2 của tuần thứ 2, tháng 10…Ngày suy nghĩ về sức khỏe thông qua các hoạt động thể thao. Đó cũng là ngày kỉ niệm khai mạc Olympic năm 1964. Riêng năm 2020, ngày thể thao là ngày 24 tháng 7 cũng được chọn làm ngày khai mạc thế vận hội Olympic. Từ năm 2020 tên gọi “Ngày thế chất” được đổi thành “Ngày hội thể thao”.

Bài viết khác về “Olympic Tokyo” mời truy cập vào đường dẫn tại đây

Ngày văn hóa

Ngày mùng 3 tháng 11… Ngày bày tỏ tình yêu với hòa bình và tự do (Đây cũng là ngày sinh nhật Thiên hoàng Minh Trị)

Ngày lễ tạ ơn người lao động

Ngày 23 tháng 11…Ngày tạ ơn người dân trong nước cũng như cầu nguyện cho lao động và sản xuất

Các kỳ nghỉ dài điển hình

Tháng có nhiều ngày nghỉ lễ là tháng được nghỉ dài từ 3 ngày liên tiếp trở lên. Ở Nhật gọi đó là Tuần lễ vàng và Tuần lễ bạc. Tùy theo ngày nghỉ lễ và thứ bảy chủ nhật hàng năm trùng nhau như thế nào mà có sự thay đổi, nhưng có nhiều người tranh thủ xin nghỉ phép có lương để có thể nghỉ ngơi dài ngày. Tiện đây, ngân hàng các thứ cũng nghỉ lễ nên nếu cần tiền thì các bạn hãy chú ý nhé!

Tuần lễ vàng

Khoảng thời gian từ “Ngày Chiêu Hòa” (ngày 29 tháng 4) tới “Ngày thiếu nhi” (ngày mùng 5 tháng 5) gọi là “Golden Week (Tuần lễ vàng)”. Cũng có thể viết là GW.

Tuần lễ bạc

Cuối tháng 9, “Ngày kính lão” (ngày thứ 2 tuần thứ 3 cuối tháng 9) và “Ngày thu phân” (ngày 22 hoặc 23 tháng 9) có những năm trùng với thứ 7 chủ nhật nên có thể gọi là “Tuần lễ bạc”. Do tùy thuộc vào thứ của ngày nghỉ lễ nên không thể gọi là thường niên được.

Nghỉ lễ Obon

Khoảng thời gian từ 13 đến15 tháng 8 gọi là “Nghỉ lễ Obon”. Đây là khoảng thời gian tảo mộ ông bà tổ tiên. Đây cũng là lúc rất nhiều người về thăm nhà nên tàu điện, đường xá vô cùng đông đúc.

Lễ tất niên tân niên

Mỗi năm từ ngày 29 ~ 31 tháng 12 cho tới ngày mùng 3 tháng 1, trước và sau khoảng thời gian này, có rất nhiều công ty và trường học được nghỉ.

Không phải ngày nghỉ nhưng là những ngày đặc biệt

Valentine

Ngày 14 tháng 2…Ngày Valentine ở Nhật thì người con gái sẽ tặng cho người con trai những món quà như là socola. Vào ngày này, cánh mày râu sẽ không ngừng háo hức, bồn chồn nghĩ “Liệu rằng mình có nhận được socola từ cô ấy không đây?”. Còn với những người đàn ông không nhận được socola thì sẽ ở nhà ăn socola mẹ tặng.

Valentine trắng

Ngày 14 tháng 3…Trái với ngày Valentine, người con trai sẽ tặng người con gái những món quà chẳng hạn như bánh quy. Vào ngày này, cánh đàn ông phải bày tỏ sự cảm ơn chân thành mà không được nghĩ là “Xấu hổ quá” hay “Thật là phiền phức”. Nếu tặng quà cho cô gái mà đã không tặng socola cho mình, biết đâu đấy sang năm bạn lại nhận được quà thì sao nhỉ.

Lễ hội búp bê

Ngày mùng 3 tháng 3…Là ngày cầu nguyện sức khỏe cho các bé gái. Lễ hội búp bê thì người ta sẽ trang trí hoa, còn những gia đình có bé gái thì trang trí “búp bê Hina”.

Haloween

Ngày 31 tháng 10…Vốn dĩ là lễ hội của Mỹ, nhưng từ khoảng năm 2000 nó đã bắt đầu được coi như là một sự kiện ở Nhật. Vào ngày hội này thì ở các địa phương sẽ có những người hóa trang thành những nhân vật ưa thích đi bộ trên đường nên với những ai hứng thú thì hãy thử tham gia xem sao nhé. Ở khu vực ga Shibuya hàng năm đều quy tụ rất đông những người hóa trang.

Giáng sinh

Ngày 25 tháng 12, Giáng sinh là sự kiện diễn ra trên toàn thế giới và đương nhiên cũng được tổ chức tại Nhật Bản. Đường phố trở nên rực rỡ với những cây thông Noel và các đồ trang trí. Bạn có thể tận hưởng một kỳ Giáng sinh lãng mạn tại rất nhiều địa điểm như ga Tokyo, đồi Roppngi, tháp Tokyo, tháp Tokyo Sky Tree hay Nhà gạch đỏ Yokohama v.v.v… Hãy thử rủ thêm bạn bè hay là người mình yêu cùng tham gia nhé.

Lịch Lục Diệu

Lịch Lục Diệu là một loại lịch cổ của Nhật được truyền bá từ Trung Quốc. Vì lịch Lục Diệu được viết bằng chữ khá nhỏ trên lịch của Nhật nên chỉ khi kết hôn hay có việc đại sự thì mới dùng nó để kiểm tra lại.

Ở Nhật, những điều tốt lành sẽ biểu hiện bằng chữ “Cát”「吉」 còn những điều không may sẽ biểu hiện bằng chữ “Hung” 「凶」

Ngày Taian 大安…Do là ngày Cát (ngày đẹp) nên đó là ngày tốt cho việc tổ chức lễ kết hôn, nhập tịch, khai trương, mở cửa hàng v.v.v

Ngày Tomobiki 友引…Sáng và tối là khoảng thời gian tốt trong ngày tuy nhiên trưa tới là thời điểm xấu. Do bị coi là ngày Tomobiki nên vào ngày này sẽ không tổ chức tang lễ.

Ngày Sensho / Sengachi / Senkachi 先勝…Là ngày may vào buổi sáng, rủi vào buổi chiều nên các sự kiện quan trọng đều được tổ chức trong buổi sáng.

Ngày Senbu / Sakimake / Senmake 先負…Là ngày rủi vào buổi sáng, may vào buổi chiều nên các sự kiện quan trọng đều được tổ chức trong buổi chiều.

Ngày Shakko / Shakku / Jakko 赤口… Là ngày mà cả ngày đều xấu ngoại trừ buổi trưa nên các sự kiện quan trọng sẽ không tổ chức trong ngày này.

Ngày Butsumetsu 仏滅… Là ngày xấu, rủi cả ngày nên ngày này sẽ không diễn ra sự kiện chúc mừng nào cả.

Các bạn thấy sao! Trên đây tôi đã nói về các ngày nghỉ lễ của Nhật cũng như các sự kiện lớn và lịch Lục Diệu. Mọi người đang và sắp trải nghiệm cuộc sống ở Nhật hãy thử tham khảo nhé.