Để người phụ nữ Nhật được tỏa sáng

Để người phụ nữ Nhật được tỏa sáng

Trong bài viết lần này, tôi xin chia sẻ cùng các bạn câu chuyện về vị trí của người phụ nữ trong xã hội Nhật Bản. Ở một bài viết khác có tựa đề “10 lý do người Nhật thích Việt Nam” tôi cũng có đề cập tới vấn đề này rồi nhưng trái ngược với một “Xã hội coi trọng phụ nữ như Việt Nam” thì không thể nói rằng Nhật Bản là một xã hội tương tự.

Dựa vào lịch sử trong quá khứ cho tới nay, tôi muốn đem tới cho các bạn cái nhìn rõ hơn về vị trí của người phụ nữ Nhật trong xã hội Nhật Bản.

Phụ nữ Nhật Bản

Vị thế của người phụ nữ trong xã hội là vấn đề không chỉ giới hạn phạm vi ở nước Nhật. Tôi nghĩ tất cả các bạn đều biết rằng vị thế thấp kém của người phụ nữ là câu chuyện xảy ra rất nhiều trong lịch sử.

Bài viết này sẽ sử dụng thuật ngữ “bình đẳng giới” làm một từ khóa, các bạn hãy cố ghi nhớ từ này nhé. Bình đẳng giới chính là lý tưởng của xã hội. Tuy nhiên, tạo ra xã hội này không hề dễ dàng, và nếu bạn chỉ quan tâm đến phụ nữ, đàn ông sẽ lại rơi vào thế yếu. Điều quan trọng là tạo ra một xã hội nơi có thể tôn trọng lẫn nhau.

Dưới đây tôi sẽ nêu ra những vấn đề xã hội còn tồn đọng liên quan tới phụ nữ ở Nhật.

  • Mất cơ hội việc làm hoặc thăng tiến nếu diễn ra các sự kiện trọng đại trong cuộc đời như mang thai, sinh con và nuôi con.
  • Tỷ lệ nam nữ trong các chức vụ quản lý hay quản lý doanh nghiệp thì nữ luôn ít hơn nam.
  • Trong số các chính trị gia ở Nhật thì tỉ lệ phụ nữ là rất thấp.

Và dưới đây, tôi xin đi vào từng vấn đề cụ thể.

Lịch sử phụ nữ Nhật Bản

Nữ hoàng đầu tiên ở Nhật Bản

Ngày xưa, ở Nhật đã từng có nữ hoàng. Tên của vị nữ hoàng đó là Himiko. Người ta cho rằng bà là người đầu tiên được trở thành nữ hoàng Nhật Bản trong lịch sử. Đó là câu chuyện của thời Jomon khoảng năm 240 sau Công Nguyên. Vào thời điểm đó, Nhật Bản là một quốc gia tên là Yamataikoku.

Người lãnh đạo là nữ

Trong lịch sử Nhật Bản, cũng có không ít lần phụ nữ trở thành hoàng đế và chuyển sang làm công tác chính trị. Trong sách giáo khoa lịch sử, những người phụ nữ hoạt động trong từng thời kì luôn được giới thiệu. Tuy nhiên, từ năm 1600, xu hướng xã hội đứng đầu là phụ nữ đang giảm đi đáng kể.

Khuê phòng của quý bà

Nếu nói về “lịch sử phụ nữ” ở Nhật thì không thể không nhắc tới “khuê phòng“. Khuê phòng là khu vực sinh sống của những người phụ nữ chăm sóc cho gia đình và những vị tướng quân trong lâu đài vào thời Edo (khoảng năm 1600).

Trong khuê phòng này thì ngoài Tướng quân ra, không có người đàn ông nào khác được phép bước vào. Nó được gọi là “Danshikinsei” (chế độ cấm nam giới). Và trong xã hội thu nhỏ chỉ có người phụ nữ ấy, họ được toàn quyền quyết định. Lời của người trên nói phải tuyệt đối tuân theo một cách rất nghiêm ngặt.

Câu chuyện về “khuê phòng” này đã được sản xuất thành phim hay những series phim truyền hình ở Nhật, và nó là câu chuyện lịch sử rất nổi tiếng ở Nhật. Nếu có hứng thú, các bạn hãy thử tìm hiểu nhé!

Quyền phụ nữ

Khoảng bắt đầu từ thời Minh Trị ở Nhật, phụ nữ đã khởi động một phong trào nhắm vào “Quyền phụ nữ”. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, xã hội Nhật Bản đã ấn định rằng “Đàn ông lo công việc, còn phụ nữ lo việc nhà”.

Ở Nhật, có một từ gọi là vợ tốt mẹ khôn. Đây là một ý nghĩa tốt về chữ Hán, nhưng ý nghĩa thực sự là “Phụ nữ chỉ nên làm việc nhà, làm vợ và làm người mẹ tốt”.

Nói cách khác, “Phụ nữ không cần bước ra xã hội” và “Phụ nữ không nhất thiết phải đến trường”.

Suy nghĩ đó đã tồn tại ở Nhật cho tới Thế chiến thứ 2, và cho tới khi đó, phụ nữ Nhật không có quyền đi bầu cử. Và việc phụ nữ được đi bầu cử ở Nhật diễn ra lần đầu vào năm 1945 sau Chiến tranh.

Sự tiến bộ xã hội trong phụ nữ

Vào năm 1946, sau khi phụ nữ được trao quyền bầu cử, các nữ nghị sĩ (nữ đại biểu quốc hội) cũng bắt đầu góp mặt trong Nghị viện. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới là không cao.

Theo một bản báo cáo từ một tổ chức tại Thụy Sỹ, dù hiện đã là năm 2019, với tỷ lệ nữ giới tham gia vào Quốc hội trên toàn thế giới đạt 24% thì Nhật Bản ước tính tỉ lệ đó là 10%. Trong số các quốc gia phát triển thì Nhật Bản luôn xếp sau ở vị trí này.

Hơn nữa, theo điều tra của Tổ chức lao động quốc tế, tỉ lệ phụ nữ giữ chức vụ quản lý trong các doanh nghiệp của Nhật vào khoảng 12%, đây là một con số cực thấp so với tỉ lệ bình quân của Thế giới là 27%. Đây là tỉ lệ rất thấp trong nhóm các quốc gia phát triển.

Theo dữ liệu của một văn phòng kế toán Hoa Kỳ, tỷ lệ nữ giới giữ các chức vụ quản lý ở Việt Nam là 30%, con số này đã vượt qua Nhật Bản và có thể thấy đây cũng là một trong những nước tốp đầu ở châu Á nắm giữ vị trí cao như vậy.

Chính phủ Nhật đặt mục tiêu tỉ lệ nữ giới nắm giữ các chức vụ quản lý tới “năm 2020 đạt 30%”, nhưng ở năm 2018 mới chỉ đạt 12% nên mục tiêu 30% là không thể hiện thực hóa.

Phụ nữ Nhật ngày nay

Tại sao so với thế giới phụ nữ Nhật Bản lại khó có thể hoạt động một cách tích cực? Một trong những câu trả lời mà tôi nghĩ tới là văn hóa Nhật Bản. Những người đàn ông Nhật chủ yếu nghĩ rằng người “mẹ tốt vợ khôn” mà tôi đã đề cập trước đó vẫn là một điều tốt và như một lẽ tự nhiên trong xã hội Nhật Bản.

Phụ nữ và công việc

Phụ nữ Nhật Bản vẫn có thói quen rời khỏi công ty sau khi kết hôn hoặc sinh con. Nếu bạn nghỉ việc lâu dài vì kết hôn hoặc sinh con, thì dù bạn có kế hoạch trở thành người quản lý hay quay lại công ty đi chăng nữa thì cũng rất nhiều khả năng bạn sẽ mất đi cơ hội đó.

Khi tôi còn làm việc ở công ty Nhật, có những người phụ nữ ở trong công ty tôi đã lo lắng phân vân nên lựa chọn giữa “công việc” hay “kết hôn”. Kết hôn rồi sinh con và tiếp tục công việc đang làm không phải là một điều tự nhiên tại Nhật.

Phụ nữ và gia đình

Ở một vài nơi trên thế giới, chủ yếu tại các nước châu Âu, phụ nữ đảm nhiệm việc đi làm còn đàn ông lo việc nhà nhưng ở Nhật thì hầu như điều đó sẽ không xảy ra. Để có thể tiếp tục công việc, người phụ nữ cần có sự hỗ trợ từ phía gia đình và người chồng, còn nếu không sẽ không thể đi làm được.

Các công ty Nhật Bản có một chế độ “nghỉ thai sản” cho phép nhân viên nghỉ việc để chăm sóc con trong một thời gian nhất định, nam giới có thể được hưởng chế độ này. Tuy nhiên, nhiều người đàn ông Nhật Bản không nhận được chế độ này.

Trong số những người Nhật, có rất nhiều người lo lắng rằng “Trong thời gian tôi nghỉ việc, nếu công việc tiến triển và những điều tôi không biết dần tăng lên thì tôi phải làm sao?”, và nó đã trở thành lý do cho việc không được hưởng chế độ thai sản nói trên.

Tổng kết

Tôi đã chia sẻ với các bạn câu chuyện về “Xã hội Nhật Bản” và “Người phụ nữ”. Cuối cùng, tôi xin được nêu ra ý kiến của cá nhân mình.

Ở Nhật có một thứ gọi là “Chuyến xe chuyên dụng cho phụ nữ”. Ví dụ như trên tàu điện sẽ có một khoang tàu dành riêng cho phụ nữ mới được lên khoang đó. Nó được tạo ra để bảo vệ phụ nữ khỏi những kẻ quấy rối tình dục và bạo lực.

Những nỗ lực này không có gì đặc biệt đáng tự hào so với thế giới, nhưng nó được tạo ra từ tiếng nói của phụ nữ. Tôi nghĩ Nhật Bản nên ở trong một thế giới nơi những tiếng nói của những người phụ nữ có thể dễ dàng đến với xã hội. Và sau đó, phụ nữ nên thay đổi cách nghĩ về thế giới rằng “Đây là điều nên làm”.

Thay vì “So sánh với thế giới và cho rằng phụ nữ không được trân trọng” hay cho rằng “Xã hội Nhật Bản không tốt” thì đừng từ bỏ, toàn bộ các thành viên trong xã hội sẽ nhìn nhận xã hội Nhật Bản đang cải thiện từng chút một và phải bắt đầu thay đổi tư duy từ đó.

Trong tương lai, không chỉ có người Nhật sẽ hỗ trợ xã hội Nhật Bản. Tôi tin rằng người nước ngoài sẽ hỗ trợ Nhật Bản. Vào thời điểm đó, tôi hy vọng rằng chúng ta có thể tạo nên một xã hội bình đẳng giới nơi chúng ta có thể đóng một vai trò tích cực trong xã hội mà không phân biệt chủng tộc hay giới tính.

Trong một xã hội Nhật Bản như vậy, tôi hy vọng rằng Nữ Thủ tướng đầu tiên của Nhật sẽ xuất hiện trong tương lai gần. Ngoài ra, các chính trị gia không nhất thiết phải là người Nhật mà tôi mong rằng tất cả những ai yêu thích Nhật Bản sẽ có cơ hội.

Vậy là tôi đã chia sẻ cùng tất cả các bạn những điều quan trọng trong xã hội Nhật Bản tới tất cả các bạn sẽ ủng hộ Nhật Bản trong tương lai tới đây.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.