Công ty tư vấn BP của Nhật Bản – một công ty chuyên về tư vấn chiến lược và quảng cáo tại Nhật Bản đã công bố bảng xếp hạng các trường Đại học tại Nhật Bản.
Những trường Đại học nổi tiếng xếp ở những vị trí dẫn đầu có lẽ là điều không khiến chúng ta bất ngờ. Nhưng lý do nào để các trường đó được đứng ở những vị trí như vậy, có lẽ sẽ khiến nhiều người tò mò. Và hôm nay jNavi xin chia sẻ cùng các bạn “lý do luôn nằm trong top đầu” của các trường Đại học.
Công ty cổ phần Nikkei BP consulting (vùng thủ đô Tokyo) đã tổng hợp kết quả của ”Cuộc khảo sát hình ảnh/ thương hiệu của các trường đại học năm học 2019-2020” năm thứ 13 liên tiếp và đã phát hành bản báo cáo khảo sát vào ngày 27/11/2019 (cuộc khảo sát bắt đầu thực hiện từ tháng 8/2019). Cuộc khảo sát đã được tiến hành ở khoảng 456 trường đại học ở 9 khu vực trên toàn quốc về sự ghi nhận và hình ảnh của các trường đại học.
Đường dẫn tham khảo “Sức mạnh thương hiệu của các trường Đại học Nhật Bản“
Các trường thuộc khu vực Tokyo
BẢNG XẾP HẠNG CÁC TRƯỜNG KHU VỰC TOKYO
THỨ HẠNG | TÊN TRƯỜNG |
1 (1) | Đại học Tokyo |
2 (3) | Đại học Waseda |
3 (2) | Đại học Keio |
4 (7) | Đại học Hitotsubashi |
5 (4) | Đại học Jouchi (Sophia) |
6 (6) | Đại học Aoyama Gakuin |
7 (9) | Đại học Meiji |
8 (5) | Đại học Công nghiệp Tokyo |
9 (8) | Đại học nữ sinh Ochanomizu |
10 (11) | Đại học ngoại ngữ Tokyo |
….. | ……… |
19 (14) | Đại học công lập Yokohama |
23 (21) | Đại học Chiba |
57 (53) | Đại học Saitama |
Trong ngoặc là thứ hạng của năm trước đó |
Cuộc khảo sát đã được thực hiện vào khoảng tháng 8~tháng 9 và lấy đối tượng là các doanh nhân, các bậc cha mẹ có con cái là học sinh trung học trở lên…Về 120 trường đại học của 3 tỉnh thành (ngoại trừ trường các trường đại học y, đại học thể dục thể thao…) trong cuộc khảo sát này thì đã tiến hành khảo sát dựa trên 49 mục. Số lượng câu trả lời hợp lệ là 6149 câu trả lời. Bảng điểm tổng hợp được tính toán dựa trên điểm chuẩn để đánh giá thứ hạng.
Theo bảng xếp hạng năng lực tổng hợp vùng thủ đô Tokyo,
- Đã tròn 6 năm trường đại học Waseda mới vượt qua trường Đại học Keio để xếp vị trí thứ 2.
- Trường Đại học Tokyo đã duy trì vị trí đứng đầu 5 năm liên tiếp.
- Trường Đại học Hitotsubashi -Ngôi trường đứng thứ 2 về tốc độ tăng từ lần trước nay đã tăng điểm và từ vị trí thứ 7 đã vươn lên vị trí thứ 4.
Trường Waseda đứng tốp đầu về các mục ”Tự do ngôn luận”, ”Mức độ nổi tiếng”, ”(Sinh viên) Có cá tính riêng” ….Trường Đại học Tokyo ngôi trường xếp vị trí số 1 được đánh giá cao ở các mục: ”Có cảm giác hạng nhất”, ”Vị trí cao”, còn trường Đại học Keio – trường xếp vị trí thứ 3 được đánh giá cao ở các mục như là ‘‘Đang thành công”, ”Tình trạng kiếm được việc làm tốt”.
Đại học Aoyama Gakuin là trường đang ở vị trí dẫn đầu trong số các trường đại học ”hiện đang thu hút sự chú ý” . Ngoài hoạt động chạy tiếp sức thì tin tức kết hôn của bộ trưởng môi trường Koizumi Shinjirō với phát thanh viên tự do Christel Takigawa – là sinh viên của trường được tung ra trùng với thời gian khảo sát và đã thu hút được sự quan tâm lớn của công chúng.
Về các trường đại học của 3 tỉnh nằm ngoài thành phố Tokyo thì Trường đại học quốc gia Yokohama của tỉnh Yokohama xếp thứ 19 và đại học nữ sinh Ferris xếp thứ 20. Đại học nữ sinh Ferris là trường đại học lần đầu đứng nhất do là trường Đại học gây ấn tượng mạnh mẽ với hình ảnh ”lịch thiệp, nhiệt thành”. Đại học Chiba và Đại học Saitama lần lượt là các trường đại học dẫn đầu tỉnh, trong đó Đại học Chiba xếp thứ 23, Đại học Saitama xếp thứ 57.
Các trường thuộc khu vực Kyushu
Về điểm số khảo sát
Sức mạnh tổng thể thương hiệu của các trường đại học (Tổng điểm được tính toán dựa trên tổng tỷ lệ phiếu bầu với 49 mục về thương hiệu và hình ảnh)
- Đại học Fukuoka đã có một bước nhảy lớn từ vị trí thứ 6 năm ngoái lên vị trí thứ 2 trong cuộc khảo sát lần này.
- Xét về tốc độ tăng bậc so với cuộc khảo sát trước đó, thì vị trí số 1 thuộc về Đại học Fukuoka, thứ 2 là Đại học Kurume, thứ 3 là Đại học Oita.
- Đại học Ryukyu xếp vị trí số 1 về yếu tố trường đại học ”Có đóng góp cho cộng đồng và văn hóa địa phương”.
- Đại học Fukuoka đã giành được vị trí dẫn đầu xét về yếu tố ”Cảm giác sôi động”, ”Có đóng góp cho địa phương”.
Về dữ liệu kết quả khảo sát
TOP 3 là Đại học Kyushu, Đại học Fukuoka, Đại học Kumamoto.
Đứng đầu bảng xếp hạng ”Sức mạnh tổng thể thương hiệu đại học” trong số 55 trường của ”Vùng Kyushu – Okinawa -Yamaguchi” là trường Đại học Kyushu tiếp tục đạt được số điểm bằng năm ngoái 94.1 điểm.
Đứng thứ 2 là Đại học Fukuoka (69.3 điểm) đã có bước tiến lớn từ vị trí thứ 6 năm ngoái.
Và tiếp tục đứng thứ 3 là Đại học Kumamoto (68.9 điểm).
So với năm ngoái thì đứng thứ 1 về tốc độ tăng bậc sức mạnh tống thể thương hiệu đại học là trường Đại học Fukuoka, tăng 8.1 điểm. Số điểm tăng này cũng là số điểm tăng nhiều nhất trên toàn quốc trong cuộc khảo sát lần này. Đứng thứ 2 là Đại học Kurume tăng 5.0 điểm, đứng thứ 3 là Đại học Oita tăng 4.6 điểm.
Xét về trường ”Có đóng góp cho cộng đồng và văn hóa địa phương” thì Đại học Ryukyu đứng thứ nhất.
Nếu xem tỷ lệ phiếu bầu của lần lượt các trường đại học với 49 mục về trường đại học thì có thể thấy được sức hút riêng của các trường đại học. Xét về trường ”Có đóng góp cho cộng đồng và văn hóa địa phương” thì Đại học Ryukyu đứng thứ nhất. Trong cuộc khảo sát năm 2016-2017, Ryukyu cũng đã giành được vị trí thứ 1 ở mục tương tự và tròn 2 năm ngôi trường này xếp ở vị trí dẫn đầu. Một trong những triết lý cơ bản của ngôi trường này là kêu gọi ”cống hiến cho cộng đồng và địa phương”, hướng tới là ”một trường đại học kiến thiết xã hội tương lai cùng với địa phương”. Với sự nhất quán đó, từ năm 2016 trường đã thành lập ”Tổ chức xúc tiến hợp tác khu vực” trong trường đại học và đang xúc tiến các hoạt động đóng góp cho địa phương trên toàn trường. Ngoài ra, Đại học Ryukyu cũng đứng thứ nhất về hình ảnh sinh viên ”có cá tính riêng”, và Okinawa – nơi có nền văn hóa độc đáo đang có một niềm hi vọng lớn trong tương lai để phát triển sinh viên (nguồn nhân lực) đóng góp cho xã hội – văn hóa địa phương.
Đại học Fukuoka đứng đầu ở lần lượt các yếu tố ”Cảm giác sôi động”, ”Đóng góp cho địa phương”. Trường đã đạt được vị trí thứ nhất ở 5 trong số 11 mục hình ảnh tạo nên yếu tố ”Cảm giác sôi động” và đạt vị trí thứ nhất ở 1 trong số 2 mục hình ảnh tạo nên yếu tố ”Có cống hiến cho địa phương”. Đại học Fukuoka đã giành vị trí thứ nhất ở 8 trong 49 mục của mục hình ảnh nhưng hầu hết (6 mục) đều là mục góp phần vào yếu tố ”Cảm giác sôi động” hoặc là ”Có cống hiến cho địa phương”. Đại học Fukuoka đã chào mừng 85 năm thành lập trường vào năm nay (năm 2019). Vào thời điểm kỉ niệm 75 năm thành lập 10 năm trước, nhằm thắt chặt sợi dây liên kết mới giữa những sinh viên đã tốt nghiệp (cựu sinh viên, cha mẹ, sinh viên tốt nghiệp và nhân viên) và các công ty địa phương, trường đã ban hành khẩu hiệu ”絆、新たに。” (Tạm dịch là : Gắn kết hơn, thân thiết hơn).
Các trường thuộc khu vực Kinki
TOP 3 sức mạnh tổng thể thương hiệu của ”Vùng Kinki (đối tượng là 66 trường)” là Đại học Kyoto, Đại học Osaka, Đại học Ritsumeikan.
Xét về tốc độ tăng bậc so với cuộc khảo sát trước đó, thì vị trí số 1 thuộc về Đại học điện tử truyền thông Osaka, thứ 2 là Đại học Tenri, thứ 3 là Đại học quốc tế Osaka.
Về điểm số khảo sát
Sức mạnh tổng thể thương hiệu của các trường đại học (Tổng điểm được tính toán dựa trên tổng tỷ lệ phiếu bầu với 49 mục về thương hiệu và hình ảnh)
- Theo bản sức mạnh tổng thể thương hiệu của các trường đại học thì xếp sau Đại học Kyoto, Đại học Osaka là Đại học Ritsumeikan đã nằm trong tốp 3 sau khi đứng ở vị trí thứ 5 vào năm ngoái.
- Về tốc độ tăng so với lần trước thì Đại học Điện tử truyền thông Osaka xếp số 1, kế đến là Đại học Tenri và Đại học quốc tế Osaka
Về sức hút riêng của các trường đại học đó,
- Đại học Ritsumeikan dẫn đầu ở mục ”Ấn tượng về logo của trường”.
- Đại học Kyoto và Đại học Kinki đã giành được vị trí dẫn đầu ở cả 2 yếu tố.
Về dữ liệu kết quả khảo sát
Xếp thứ 1 trên bảng xếp hạng ”Sức mạnh tổng hợp thương hiệu đại học” trong số 66 trường đại học chủ chốt của vùng Kinki là trường Đại học Kyoto với số điểm 95.1 điểm. Trường đại học Osaka xếp thứ 2 (71.6 điểm) cách biệt hơn 20 điểm. Ở vị trí thứ 3 là trường Đại học Ritsumeikan (68.3 điểm), từ vị trí thứ 5 vào năm ngoái, lần này là lần đầu tiên trượng được xếp vào tốp 3.
Nếu so với lần trước thì đứng thứ nhất về tốc độ tăng sức mạnh tổng thể thương hiệu Đại học là Đại học điện tử truyền thông Osaka tăng 3.8 điểm. Đại học Tenri xếp thứ 2 tăng 2.4 điểm, Đại học quốc tế Osaka xếp thứ 3 tăng 1.9 điểm.
Nếu xem tỷ lệ phiếu bầu của từng trường đại học về hình ảnh với 49 mục liên quan đến đại học thì chúng ta có thể thấy được sức hút riêng của các trường đại học.
Đứng thứ 1 với hình ảnh ”Ấn tượng về logo của trường” là trường Đại học Ritsumeikan. Có thể hiểu là: nhãn biểu tượng ”Rits”, nhãn truyền thông ”R”, màu đỏ trường đang thẩm thấu..
Kết quả khảo sát lần này có thể nói là kết quả của hoạt động quảng bá mang tính nhất quán chẳng hạn như: nhãn hiệu truyền thông ”R” đã được công bố vào năm 2007 và tagline ”+R trở thành người tạo ra tương lai”…
Ngoài ra, việc tham dự Giải vô địch bóng chày trường trung học quốc gia Nhật Bản của các trường trung học liên kết, hỗ trợ đội kèn đồng vào thời điểm đó cũng đã trở thành 1 chủ đề nóng và việc đẩy mạnh quảng bá logo và màu sắc trường học cũng đóng góp lớn vào việc xây dựng hình ảnh trường. Ngay cả khi phân tích 6 yếu tố đã áp dụng kể từ cuộc khảo sát 2017-2018 thì trường này cũng xếp thứ 3 về ”Cảm giác năng động” và lần đầu tiên nằm trong top 3 nên có thể thấy đây là một trường đại học có vị thế.
Đại học Kyoto và Đại học Kinki đã giành được vị trí dẫn đầu với cả 2 yếu tố.
Bằng việc phân tích yếu tố, hình ảnh 49 mục đã được phân nhóm thành 6 yếu tố có tính liên quan cao. Đại học Kyoto dẫn đầu ở 2 yếu tố ”Đẳng cấp” và “Sức sáng tạo”, Đại học Kindai dẫn đầu ở 2 yếu tố ”Cảm giác sôi động” và ”Đóng góp cho địa phương”.
Nếu xem mục hình ảnh tạo nên từng yếu tố thì Đại học Kyoto giữ vị trí đầu tiên ở 18/19 mục tạo nên yếu tố ”Đẳng cấp”, 5/9 mục tạo nên yếu tố ”Sức sáng tạo”. Mặt khác, đại học Kindai lại dẫn đầu ở 4/11 mục tạo nên yếu tố ”Cảm giác năng động” và 1/3 mục tạo nên yếu tố ”Đóng góp cho địa phương”.
Tổng kết
Trên đây là bảng tổng kết thứ hạng các trường Đại học xếp theo từng “thương hiệu” riêng. Hy vọng bài viết này sẽ trở thành tài liệu tham khảo phù hợp cho những bạn có nhu cầu tìm hiểu các trường Đại học ở Nhật Bản để định hướng cho việc du học.