Trong bài viết lần này, tôi sẽ chia sẻ cùng các bạn những điều cần chú ý trong quy tắc và cách cư xử ở Nhật. Gần đây, tôi thường được nghe những câu chuyện về những rắc rối của khách tham quan hoặc những sự cố xảy đến với khách du lịch nước ngoài ở Nhật.
Tuy nhiên, tôi nghĩ điều này không hẳn lý do là bởi “người nước ngoài ứng xử chưa tốt” mà một trong những lý do là bởi những quy tắc và cách ứng xử ở Nhật chưa được người nước ngoài biết tới và phía Nhật cũng chưa thể lý giải một cách cặn kẽ về các quy tắc ứng xử đó.
Tôi nghĩ rằng có rất nhiều bạn đã biết nhưng hãy cùng tôi xác nhận lại những quy tắc hay luật lệ bị cấm khi ở Nhật. Xin lưu ý rằng nếu không tuân thủ nó, bạn có thể bị bắt và xử lý hình sự.
Cấm đi vào đường tàu
Ở Nhật, việc đi vào đường ray tàu bị cấm tuyệt đối. Pháp luật Nhật Bản quy định cấm vào trong khu vực này ngay cả khi không có tàu chạy.
Nếu chụp ảnh ở trên đường ray có thể bạn sẽ chụp được một bức ảnh đẹp nhưng tuyệt đối đừng làm điều đó ở Nhật nhé. Hơn nữa việc đặt một hòn đá hay đồ vật gì đó trên đường ray cũng bị cấm nhé. Với những bạn có con nhỏ hãy đặc biệt lưu ý nhé. Việc đặt một đá lên đường ray thôi cũng là một tội rất lớn đấy nhé.
Tại Nhật Bản, xe lửa ở thành phố Kamakura, tỉnh Kanagawa, rất phổ biến với người nước ngoài, đặc biệt là những người Đài Loan. Kamakura là nơi xuất hiện bộ manga (anime) có chủ đề bóng rổ với tên là Slam Dunk, và được rất nhiều người nước ngoài đến chụp ảnh.
Tuy nhiên, có những người ở đường ray cho tới khi tàu gần đến hoặc đứng chụp ảnh mà máy ảnh gần như chạm cả vào thân tàu. Điều này khiến những người dân địa phương gặp rất nhiều rắc rối. Hiện tại, tình hình này nghiêm trọng tới mức những người bảo vệ phải đứng trông coi ở khu vực đường chắn tàu.
Xin lưu ý, việc chậm tàu là một sự phiền toái với rất nhiều người và điều đó có thể khiến họ đòi hỏi sự bồi thường tổn thất rất lớn từ công ty tàu điện.
Cấm quay phim chụp ảnh
Ở những địa điểm không được phép chụp ảnh tại Nhật, chắc chắn sẽ treo biển báo “Cấm chụp ảnh”. Trong trường hợp muốn chụp ảnh thì hãy hỏi những người xung quanh xem nếu chụp ảnh có sao không nhé. Trong các viện bảo tàng hoặc bảo tàng mỹ thuật ở Nhật, có rất nhiều nơi cấm việc chụp ảnh.
Điều này là để bảo vệ bản quyền do Nhật Bản là một quốc gia rất nghiêm ngặt về “bản quyền”. Hơn nữa, việc chụp ảnh trong những nơi như trung tâm thương mại (Aeon) hay quán cà phê (Starbucks) là điều bị cấm nên hãy lưu ý kiểm tra xem khi bạn chụp ảnh có ai đó khác vô tình bị chụp cùng trong bức ảnh của bạn không nhé!
Ngoài ra ở các nhà sách, thư viện cũng cấm chụp ảnh sách báo tạp chí. Ở Nhật đây bị gọi là ” ăn cắp kỹ thuật số” .Có rất nhiều hiệu sách ở Nhật Bản mà khách hàng đi vào sẽ không sách mà đứng đấy đọc luôn.
Tuy nhiên, việc đọc sách mà không mua nó trong một thời gian dài cũng là một việc không tốt nên hãy chú ý nhé. Ngoài ra, có rất nhiều cuốn sách hay tạp chí được bọc lại để mọi người không nhìn thấy nội dung bên trong, hãy để ý và đừng tháo nó ra đấy.
Cấm thuốc lá
Ở Nhật, những nơi dành riêng cho việc hút thuốc đang dần trở nên ít hơn. Có nhiều quy tắc khác nhau về việc cấm hút thuốc được quy định ở căn hộ nơi bạn sống, nhà hàng bạn yêu thích cũng như ở sân vận động.
Trong số đó, cũng có cả những nơi cấm hút thuốc tại công ty. Ở Nhật, tìm thấy một công ty cho phép hút huốc có lẽ là một điều rất khó.
Nếu vừa đi bộ vừa hút thuốc, sẽ có một số khu vực bị nộp phạt. Hơn nữa, việc xả rác hay tàn thuốc ra đường (gọi là Poi Sute – vứt rác bừa bãi) cũng sẽ bị phạt tiền.
Tại Nhật Bản, đã có một tai nạn khi vừa đi bộ vừa hút thuốc lá, khói thuốc bay vào mắt trẻ em và làm bé bị thương. Ngoài ra, khói thuốc sẽ đi vào cơ thể và gây ảnh hưởng xấu ngay cả với những người không hút thuốc. Điều này khiến cho Nhật Bản đang trở thành một trong những xã hội rất nghiêm khắc trong vấn đề “Cách hút thuốc”.
Cấm chen lấn
Đây là rắc rối xảy ra ngay cả với những người Nhật với nhau. Tôi nghĩ bạn có thể nhìn thấy những hàng người xếp dài ở bất cứ đâu như nhà ga, nhà hàng hay công viên giải trí. Việc chen ngang phá hàng, không tuân thủ theo thứ tự của việc xếp hàng đó nhất định sẽ gây ra rắc rối nên hãy dừng lại ngay nhé.
Nếu gây ra lỗi, bạn có thể bị đối xử như “một tội phạm ở mức độ nhẹ”. Vậy nên đã tới Nhật rồi, đừng trở thành tội phạm dù phạm tội nhẹ tới cỡ nào nhé.
Nếu không biết đây có phải là cuối hàng không, thì hãy hỏi xem sao nhé “Xin lỗi cho tôi hỏi đây có phải là cuối hàng không ạ?”. Nếu không, ở đây cũng sẽ có một nhân viên cầm tấm bảng thông báo “Đây là cuối hàng”, hãy thử tìm xem sao nhé.
Nếu có người nào đó có ý định chen hàng, hãy chỉ cho họ rằng “Ở đây không phải là cuối hàng đâu”.
Quy định về việc vứt rác
Ở Nhật, các quy định liên quan đến việc vứt rác rất nghiêm khắc. Người ta phân chia thành rất nhiều loại như “Rác đốt được” và “Rác không đốt được”, “Lon và chai rỗng”, “Rác tái chế”, “Rác thải thô”. Hãy chú ý nếu không tuân thủ quy định về việc vứt rác thì có thể sẽ xảy ra rắc rối với hàng xóm đấy.
Quy định này tùy thuộc vào thành phố hoặc thị trấn bạn đang sống mà sẽ khác nhau. Các bạn cũng nên lưu ý túi đựng rác của tùy từng khu vực mà sẽ có sự khác biệt nên dù bạn có bỏ rác vào túi ni lông của siêu thị họ cũng sẽ không thu gom rác cho bạn đâu nhé!
Ngày và giờ vứt rác cũng đã đều được quy định nên khi bắt đầu cuộc sống ở căn hộ, việc đầu tiên là hãy xác nhận thời gian đó nhé. Nếu buổi sáng bạn không có thời gian vứt rác mà sẽ vứt vào buổi tối thì hãy coi chừng lũ quạ sẽ phá hoại chỗ vứt rác trong thời gian đó nhé.
Các quy định về việc vứt rác thường gây ra rất nhiều rắc rối ở Nhật, và bạn có thế bỏ “rác không cháy được” vào túi “rác có thể cháy”, nếu bạn vứt đi một bình ga mà không thoát hết khí bên trong thì điều này cũng gây ra rất nhiều bất tiện cho những người thu gom rác.
Đặc biệt là với những bình ga còn khí ga bên trong có thể gây cháy nổ.
“Cách thoát khí ga” được viết trên nhãn bình, hãy đọc nó thật kĩ và tuân thủ quy tắc nhé.
Cấm vẽ bậy
Việc dùng bút viết tên hoặc vẽ trên thiết bị sân chơi công viên, đền thờ hoặc cột điện thờ được coi là “vẽ bậy”. Bạn có thể thấy việc vẽ bậy (graffiti) ở bất cứ đâu trên thế giới, nhưng tất nhiên đó là hành vi bị cấm ở Nhật Bản.
Tuyệt đối không được viết hoặc vẽ bất cứ cái gì trên những đồ vật không phải của bạn tên phố, nếu bị phát hiện vẽ bậy, bạn có thể bị bắt đấy.
Tổng kết
Quy tắc và cách cư xử của người Nhật là điều mà người Nhật chúng ta phải cẩn thận. Tuy nhiên, một số người Nhật không thể tuân theo các quy tắc và cách cư xử này. Vì vậy, đừng nghĩ rằng bạn có thể làm điều đó bởi vì người Nhật đang làm điều đó.
“Những điều không được phép làm” này chắc chắn có ai đó đang trông thấy rồi. Ở Nhật Bản, khi tôi còn nhỏ, bố mẹ tôi đã dạy tôi rằng, “Nếu tôi làm việc gì đó không tốt thì chúa Trời (thần Mặt trời) sẽ soi chiếu và nhìn thấy tôi”, và cho tới tận bây giờ tôi vẫn tin vào điều đó.
Gần đây, trong thành phố có rất nhiều máy ảnh và điện thoại thông mình nên bạn không thể biết được có ia đang nhìn thấy mình.
Nếu bạn ra nước ngoài, bạn có thể được xem như là một đại diện của đất nước, nên hãy cẩn thận đừng làm cho hình ảnh của đất nước trở nên tồi tệ hơn. Điều tương tự cũng đúng với người Nhật sống ở Việt Nam.
Tôi muốn kiến tạo nên một xã hội nơi những người tới Nhật được người Nhật chào đón và có thể cùng giao lưu, học hỏi.