Trong loạt bài viết lần này, tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những từ “tiếng Nhật” thường nghe thấy trong văn phong kinh doanh ở Nhật. Khi bắt đầu làm việc ở Nhật tôi nghĩ chắc hẳn các bạn sẽ có những hồi hộp và lo lắng nhất định nhưng biết thêm một từ tiếng Nhật đồng nghĩa với việc cũng giúp bạn thêm tự tin hơn trong công việc.
Trên quan điểm của tôi là một người Nhật, tôi đã tổng hợp ra những “từ vựng” và ý nghĩa của từ mong được đông đảo mọi người biết tới và đón đọc.
Tiếng Nhật thường sử dụng rất nhiều từ ngữ “giản lược” mà ngay đến cả những sinh viên mới tốt nghiệp cũng có rất nhiều người không biết. Do vậy trong bài viết lần này, tôi muốn giải thích cho các bạn những “từ vựng cơ bản” nhất định phải nắm rõ.
- 1. Những từ tiếng Nhật thường thấy trong văn phong kinh doanh
- 1.1. Những từ vựng cơ bản
- 1.1.1. 5W1H (ごだぶりゅー・いちえいち)
- 1.1.2. 5S
- 1.1.3. MTG (Meeting)
- 1.1.4. OJT(オージェ―ティー)
- 1.1.5. あさいち・ごごいち
- 1.1.6. あいみつ
- 1.1.7. 上の者(うえのもの)
- 1.1.8. 落とし込む (Otoshikomu)
- 1.1.9. 厳しい/難しい
- 1.1.10. ざっくり(Nhìn chung)
- 1.1.11. 時間が押している (Kéo dài thời gian)
- 1.1.12. 大至急 (Càng sớm càng tốt)
- 1.1.13. テンパる
- 1.1.14. 定時 (giờ hành chính)
- 1.1.15. 巻いて
- 1.1.16. 省く
- 1.1.17. 前向きに検討する(Tôi sẽ tích cực cân nhắc)
- 1.1. Những từ vựng cơ bản
- 2. Tổng kết
Những từ tiếng Nhật thường thấy trong văn phong kinh doanh
Những từ vựng cơ bản
5W1H (ごだぶりゅー・いちえいち)
Là cụm từ xuất phát từ những chữ cái đầu : When (Khi nào), Where (Ở đâu), Who (Ai), What (Cái gì), Why (Tại sao), How (Làm như thế nào). Khi tiến hành Ho – Ren – So (báo cáo – liên lạc – thảo luận), hãy cố gắng để làm cho yếu tố này trở nên rõ ràng.
Ví dụ : “Trưởng phòng, bây giờ tôi muốn trao đổi với anh một chút có được không ạ? Hôm qua (When), anh Suzuki của công ty A (Who) đã tới văn phòng công ty chúng ta (Where). Hàng (What) đã được công ty A giao. Để kịp với thời gian giao hàng(Why), có vẻ họ đã cất công giao tới bằng ô tô (How).
5S
Trong các ngành sản xuất hoặc dịch vụ, để giữ gìn môi trường làm việc tốt nhất tại nơi làm việc, một khẩu hiệu đã được nêu cao. 5S được lấy từ chữ “S” đầu tiên trong các từ sau 整理(Seiri)(sắp xếp)・整頓(Seiton)(chỉnh đốn)・清掃(Seisou)(dọn dẹp)・清潔(Seiketu)(chăm sóc)・躾(Situke)(kỷ luật).
Các công ty Nhật ở Việt Nam cũng có rất nhiều công ty nêu cao biểu ngữ này. Khi vào công ty, vì biết đâu cấp trên sẽ hỏi bạn điều này nên hãy cố gắng nhớ lấy nhé.
MTG (Meeting)
Đây từ từ được rút ngắn lại từ “MEETING” trong tiếng Anh chỉ các cuộc họp hay việc gặp gỡ, thảo luận. Nếu chỉ là nói chuyện thông thường thì sẽ không dùng nhưng ví dụ là cuộc họp để chia sẻ lịch công tác của nhân viên hoặc email thì trên bảng trắng sẽ được viết là “MTG”.
OJT(オージェ―ティー)
Là cụm từ rút ngắn từ “On the Job Training”. Đây là một trong những phương pháp đào tạo do công ty tổ chức dành cho những người phụ trách hoặc là chương trình đào tạo nhân viên mới gia nhập công ty. Các nhân viên dày dặn kinh nghiệm sẽ được giao cho để đào tạo bạn trong thời gian này. Người này được gọi là OJT. Sau khoảng 2 tới 3 năm làm việc tại công ty, không chừng một ngày nào đó bạn có thể sẽ trở thành OJT.
あさいち・ごごいち
あさいち・・ngay vào buổi sáng (ngay khi bắt đầu công việc, lập tức ~)
ごごいち・・ngay vào buổi chiều (ngay khi kết thúc giờ nghỉ trưa, lập tức ~)
Ví dụ : “Anh Nguyễn, hãy đặt phòng họp ngay trong sáng nay ( あさいち ) nhé”.
Ví dụ : “Anh Nguyễn, hãy hoàn thành báo cáo và gửi cho tôi ngay đầu giờ chiều nay ( ごごいち )”.
あいみつ
Là cụm từ rút ngắn của「相見積もり」(Aimitsumori)
Là việc so sánh giá cả và dịch vụ của những nhà cung cấp khác nhau sau khi đã nhận được báo giá từ họ.
Ví dụ : “Anh Nguyễn, hãy lấy báo giá (あいみつ) từ các công ty về công trình này nhé”.
上の者(うえのもの)
Là từ để chỉ những người trong công ty như cấp trên, người quản lý hay cán bộ.
Ví dụ : “Có thể hạ giá xuống hay không tôi sẽ xác nhận điều này với cấp trên (うえのもの)”.
Ví dụ : “Hãy hiểu rằng đó là một chỉ thị từ cấp trên (うえのもの)”.
落とし込む (Otoshikomu)
「落とす」nghe có vẻ như là ý nghĩa xấu nhưng trong văn cảnh kinh doanh nó có nghĩa là “sự phản ánh” hoặc “tổng hợp”. Còn từ 「~込む」bao gồm nghĩa của từ 「完了させる」(hoàn thành).
Ví dụ : “Nội dung của cuộc họp hôm nay hãy tổng hợp (落とし込む) ra một bản Word”.
厳しい/難しい
Người Nhật thường không thể hiện mọi việc ra một cách trực tiếp. Vì vậy,
“Trong trường hợp tôi nhờ phía công ty bạn thì có thể hoàn thành 〇〇 trong ngày hôm nay được không?”
「いいえ、できません」“Không, không thể” là cách nói hầu như không dùng trong kinh doanh. Trong trường hợp này chắc bạn sẽ thường nghe thấy cách nói như 「少し、厳しいですね・・」”Có vẻ hơi khắt khe nhỉ”「おそらく、難しいかと思われます」”Tôi nghĩ có lẽ là khó đấy”.
Ở đây, ý nghĩa không phải là “Tuy khắt khe, tuy khó nhưng nếu cố thì sẽ làm được”. Nếu khi nói chuyện với đối phương mà nghe thấy cụm từ 「できない」(Không thể được đâu) thì có lẽ bạn nên hiểu cho đối phương”.
ざっくり(Nhìn chung)
Nói một cách đơn giản thì nó có nghĩa là “nhìn chung”.
Ví dụ : “Về báo giá này thì nhìn chung (ざっくり) tốn khoảng bao nhiêu chi phí?”
Ví dụ : “Nhìn chung (ざっくり) thì không có vấn đề gì cả, hãy gửi báo cáo nội dung cuộc họp ngày hôm qua qua email”.
時間が押している (Kéo dài thời gian)
Việc vượt quá thời gian đã dự định trước được gọi là “Kéo dài thời gian”.
Ví dụ : “Vì thời gian cuộc họp kéo dài (時間が押している) nên sẽ hủy cuộc họp lúc 15 giờ”.
大至急 (Càng sớm càng tốt)
Khẩn cấp ngay bây giờ. Có một từ khác để thể hiện ra là ASAP (As soon as possible)「アサップ」. Khi nghe thấy từ này, hãy “ưu tiên xử lý công việc đó trước” nhé.
Ví dụ : “Anh Nguyễn, hãy ngay lập tức (大至急 ) liên lạc với công ty A”.
テンパる
Là trạng thái thiếu kiên nhẫn và bất an, không khiến bạn cảm thấy thoải mái.
Ví dụ : “Anh Nguyễn, trông anh có vẻ không thoải mái lắm (テンパる ), anh bị làm sao vậy?”
Ví dụ : “Anh Suzuki quả là do bận rộn quá nên trông anh ấy không được thoải mái (テンパる )lắm”.
定時 (giờ hành chính)
Khoảng thời gian cố định. Thường để chỉ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc.
Ví dụ : “Công việc ngày hôm nay đã kết thúc. Tôi sẽ đi về đúng giờ (定時)”.
巻いて
Khẩn trương.
Ví dụ : “Vì sau đây tôi phải đi công tác nên mong anh giải thích khẩn trương (巻いて) một chút”.
Ví dụ : “Vì thời gian của buổi diễn thuyết đang bị kéo dài nên tôi sẽ nói ngắn gọn (巻いて) thôi nhé”.
省く
Là việc loại bỏ, lược bớt, bỏ qua.
Ví dụ : “Tài liệu này có chỗ bị nhầm nên hãy bỏ qua (省く) file này”.
Ví dụ : “Phần giới thiệu công ty sẽ nói sau nên sẽ bỏ qua (省く) phần giới thiệu đó ở đây nhé”.
前向きに検討する(Tôi sẽ tích cực cân nhắc)
Nếu khách hàng mà công ty bạn hợp tác đac dùng từ ngữ này thì đó chính là thời điểm họ đang cân nhắc suy nghĩ 50%:50% xem có nên ký hợp đồng hay không?
Trường hợp thực sự suy nghĩ tới việc ký hợp đồng hay từ chối hợp đồng thì đây là từ mà trường hợp nào cũng có thể dùng được nhưng trước hết nếu xét từ ý nghĩa tương tự như 「厳しい」「難しい」thì đây quả là một từ khó hiểu.
Trong văn cảnh kinh doanh tại Nhật rất hiếm khi nói trực tiếp với đối phương rằng “Tôi không ký hợp đồng” đâu. Có rất nhiều trường hợp thường sẽ bị từ chối qua email trong một vài ngày sau đó.
Kể cả sau khi xong công việc đó bạn có báo cáo với cấp trên là “Họ đã xem xét công ty chúng ta một cách tích cực” thì không thể nói đó là một tin báo cáo tốt.
Tổng kết
Những từ tiếng Nhật dùng trong công việc mà tôi đã giới thiệu không thể hiểu được qua từ điển hay các công cụ dịch thuật. Series này tôi đã chia làm 4 bài viết đơn lẻ, các bạn hãy xem toàn bộ nhé.
Bài viết khác : Tổng hợp những từ tiếng Nhật thường thấy trong văn phong kinh doanh ②Tập cao cấp
Bài viết khác : Tổng hợp những từ tiếng Nhật thường thấy trong văn phong kinh doanh ③ Tập những từ chữ Katakana cơ bản
Bài viết khác : Tổng hợp những từ tiếng Nhật thường thấy trong văn phong kinh doanh ④ Tập những từ Katakana cao cấp