Cách viết sơ yếu lý lịch

Cách viết sơ yếu lý lịch

Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ về cách viết CV (sơ yếu lý lịch). Tôi đang làm việc tại Việt Nam và tôi đã có cơ hội được xem rất nhiều CV của các bạn. CV được viết bằng tiếng Nhật rất đẹp , nhiều CV truyền tải rất tốt “cảm xúc” của mình.

Tuy nhiên, Tôi cảm thấy rằng nếu có thể sửa lại 1 số “lỗi sai nhỏ” , thay đổi “cách trình bày” sẽ trở thành 1 cv hoàn chỉnh hơn. Bài viết này tôi đưa ra “ví dụ về CV tốt” và ” ví dụ về CV chưa tốt” , tôi muốn tổng hợp lại cách trình một sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp.

Cách viết sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch mẫu của Nguyễn Nhật Bản viết vào tháng 8/2019.

Ví dụ cv chưa tốt

Bạn đã phát hiện ra bao nhiêu chỗ phải sửa rồi.

Điểm quan trọng ( cần sửa)

Phần thông tin cơ bản

  • ①Khuôn mặt hướng sang ngang, phụ kiện quá nổi bật, có ánh sáng trong nền ảnh, không dùng trong business.
  • ② “Ngày” trên CV quá cũ từ năm 2017 .
  • ③Không có tên bằng chữ “furigana” , “số điện thoại” và “địa chỉ email” , hơn nữa mắc cả lỗi chính tả.
  • ④ “26 tuổi” không chính xác. ( bạn này sinh năm 1991, năm nay là 2019 nên tính ra phải là 28 tuổi).
  • ⑤”ô khoanh tròn” không biết là đang khoanh chỗ nào.
  • ➅Địa chỉ liên lạc: nếu là địa chỉ trùng nhau không cần ghi lại.

Học vấn, kinh nghiệm làm việc

  • ①Học vấn chỉ cần viết từ “trung học cơ sở” hoặc “trung học phổ thông” (nhập học , tốt nghiệp) , không cần viết ” mẫu giáo”, “tiểu học” .
  • ②Kinh nghiệm của bản thân không sử dụng ” kính ngữ”. Ví dụ “ご入学”, “ご卒業”.
  • ③Nên để khoảng cách giữa “tên trường đại học”, ” tên ngành học”, “tên khoa” giúp người đọc dễ hiểu hơn.
  • ④Ngày tháng không khớp về mặt thời gian: “Tháng 5 tốt nghiệp THPT, tháng 4 đã nhập học trường đại học”. Thời gian tháng, năm “nhập học” và “tốt nghiệp” cần viết thêm chính xác số năm học tập. Ngày tháng du học thuộc khoảng thời gian học đại học, viết như vậy sẽ khó đọc. Cụ thể năm 2016 tốt nghiệp đại học -> Năm 2012 đi du học -> Năm 2015 nhập học trường ngôn ngữ học.
  • ⑤Nếu trong trường hợp khoa nhập học và khoa tốt nghiệp khác nhau, cần viết giải thích. Trường hợp này viết thêm là” chuyển ngành, chuyển khoa”.
  • ➅Tên trường học bằng chữ hiragana. Hãy tra cẩn thận và dịch viết sang chữ Kanji nhé.
  • ⑦Nếu chỉ viết ” trường ngôn ngữ học” sẽ không biết được “trường ở đâu ( nước nào, tên trường là gì)” và học về ngành gì.
  • ⑧Tháng 3/2020 là tương lai, hiện tại mới tháng 8/2019 vẫn chưa tốt nghiệp. Phải viết thêm là “dự kiến tốt nghiệp”.

Học vấn, kinh nghiệm làm việc (2)

  • ①Giữa ” học vấn” và “kinh nghiệm làm việc” để cách 1 hàng.
  • ② Không biết được “ở đâu (tên nước, tên cửa hàng), “bao lâu, ngày tháng nào”. Ví dụ cv tốt là: “〇△x nhân viên bàn của quán cà phê (tiếp khách) , hỗ trợ bếp ).
  • ③ Không được viết tắt ” 株- công ty cổ phần”. Mà phải viết hẳn ra là “株式会社”.
  • ④Cuối của mục “học vấn” hoặc ” kinh nghiệm làm việc” nên viết ” cho đến hiện tại”.
  • ⑤Viết từ “以上” ở góc dưới cùng bên phải.

Bằng cấp, chứng chỉ

  • ①Kết quả chứng nhận đã dự thi các kỳ thi phải ghi là “đỗ – 合格” hoặc ” lấy được – 取得”
  • ②Từ “習得- lĩnh hội” có nghĩa là ” 覚える- ghi nhớ” , do đó nó không có nghĩa giống với từ 取得, không dùng ở đây.
  • ③Chỉ viết kết quả của “bằng cấp, chứng chỉ “nên ở đây không được viết “思います- tôi nghĩ là”.
  • ④Viết kết quả của JLPT, không viết “trung cao cấp”. “tương đương N2, dự thi N1” viết như vậy không rõ năng lực tiếng Nhật thực sự của bạn như thế nào.

Động cơ nguyện vọng, sở thích và thông tin gia đình

  • ①Không cần thiết phải giới thiệu chào hỏi như : Xin chào, tôi tên là ~ . Ở đây nên bắt đầu với câu ” tại sao tôi muốn làm việc” ở đây.
  • ②Không phải là “メーンバ x “, “メセージx” , đúng phải viết là “メンバーo” và”メッセージo”. Chữ Katakana trong tiếng Nhật rất nhiều người hay sai, nên hãy cùng kiểm tra cách đánh vần nhé.
  • ③ Trong mục động cơ nguyện vọng, ghi mức lương mong muốn sẽ là thất lễ với nhà tuyển dụng. Hãy viết điều kiện mong muốn vào phần “tham khảo – 備考” .
  • ④Ở Nhật, kết thúc câu dùng ” 。”. Vẫn có nhiều người dùng dấu chấm câu “~です.”, nên hãy chú ý nhé.
  • ⑤Chỉ riêng độ lớn của chữ Doraemon là thay đổi.
  • ➅ Font của chữ “ワンピース” bị khác biệt.
  • ⑦Bỏ những câu chuyện dài, không liên quan đến công việc.

Tham khảo ( ngoài ra) – 備考(その他)

  • ①Từ “mong muốn” lặp lại 2 lần ” tôi mong muốn mức lương mong muốn là “. Chỉ cần viết “lương mong muốn” là 15 man yên.
  • ②Trong sơ yếu lý lịch đã viết theo văn phong là “~です・ます”, nhưng nên viết theo văn phong là”~だ・~である”. Một ví dụ CV chưa đạt : ” 私は明るい性格だ。チームワークは得意です。会社のために働く気持ちがある”. CV đạt: “私は明るい性格です。チームワークを得意とします。会社のために働く気持ちがあります”.
  • ③ Do chưa viết thông tin cụ thể nên chưa tạo được sự thu hút cho CV. Ví dụ như kỹ năng Word? Excel? Power Point ra sao? Sử dụng tiếng Nhật ở đâu, trong đội nhóm nào.
  • ④Khi viết là ” không bị ốm đau” tuy nhiên thế nào mà chẳng bị sứt sát đôi chút chứ. Trường hợp tình trạng sức khỏe của bạn tốt chỉ cần viết “良好”. Nếu bạn có vấn đề gì lo lắng về sức khỏe muốn nói, hãy nêu ra ở phần này nhé.

Ví dụ CV đẹp

Hãy cùng xem ví dụ về CV đẹp sau đây:

Thông tin cơ bản

Điểm nhấn (điểm tốt)

Không có cột nào trống, mục nào trống cả.

Ngày tháng, tuổi tác viết một cách cẩn thận, cũng không mắc lỗi đánh vần.

Học vấn, kinh nghiệm làm việc

Không viết lộn xộn ngày tháng, viết theo chuỗi thời gian nên đọc được dễ dàng.

Có thể giải thích rõ ràng về việc ” bỏ học”, “du học”, ” nghỉ việc”.

Có viết ” cho đến hiện tại- 現在に至る” và ” kết thúc – 以上”.

Bằng cấp, chứng chỉ

Tình trạng thi cử ( hiện tại có trong tay bằng N3, đang đợi kết quả N2) viết dễ hiểu, ngoài ra “mong muốn thi N1” có thể thu hút hơn.

Nguyện vọng, động cơ, sở thích và thông tin gia đình

Nguyện vọng, động cơ viết một cách dễ hiểu về kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân tạo điểm nhấn thu hút-> sắp sếp theo lý do của nguyện vọng.

Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm dịch vụ của công ty sẽ giúp tạo nên sức hấp dẫn.

Mục tham khảo ( ngoài ra) -備考・その他

Trình bày ngắn gọn, dễ hiểu những điều muốn truyền tải.

Điều kiện mong muốn, sẽ tốt hơn nếu viết là ” tuân thủ theo quy định của công ty” , không nên viết điều bắt buộc đặc biệt nào.

Tóm lược lại

Bạn cảm thấy thế nào. Hãy dùng đây như một tài liệu tham khảo khi viết sơ yếu lý lịch của mình nhé. Ngoài ra khi viết 1 bản sơ yếu lý lịch, điều quan trọng đó là “không nói dối”, ” chỉ viết nhiều nhất là 2 trang (nếu viết 3 trang trở lên nhà tuyển dụng sẽ thấy mệt đấy)”.

Nhà tuyển dụng xem sơ yếu lý lịch của bản, có thể cũng xem cv của hơn 100 người khách nữa trong cùng ngày. Để CV được nhà tuyển dụng đọc kỹ cần phải ghi nhớ rằng viết sao cho nó “dễ nhìn”, dễ đọc”.

Đây là tài liệu giới thiệu về bản thân mình, nên tôi muốn các bạn hãy dành thời gian và viết nó thật cẩn thận nhé.

Cảm ơn các bạn dành thời gian đọc bài viết.