Bốn mùa Nhật Bản – Mùa đông

Bốn mùa Nhật Bản – Mùa đông

Trong series bài viết lần này, tôi xin kể cho các bạn nghe về bốn mùa ở Nhật.

Nhật Bản là một trong những nước hiếm hoi trên thế giới có bốn mùa phân chia rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

Tương ứng với mỗi mùa sẽ là những món ăn ngon khác nhau nên các bạn hãy tham khảo bài viết này nhé.

Mùa đông (tháng 12 – tháng 2)

Sự kiện

Giáng Sinh (Kentucky)

Giáng sinh là một sự kiện phổ biến trên toàn thế giới. Tại Nhật Bản, có rất nhiều người đặt trước món gà rán kiểu “Kentucky Fried Chicken” cho Giáng sinh. Gà được bán không chỉ ở Kentucky mà còn trong các cửa hàng tiện lợi.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều nơi bán cây thông Giáng sinh. Ngày 25 tháng 12, khoảng ngoài 8 giờ tối, các bánh Giáng sinh còn sót lại chưa bán được sẽ được bán rẻ hơn, vậy nếu muốn ăn một mình thì hãy bí mật mua nó nhé.

Dịp Giáng Sinh, bạn có thể hẹn hò cùng người yêu hoặc thong thả ở nhà nghỉ ngơi thư giãn. Dù một mình hay có bạn bè ở bên, cũng chúc bạn có một giáng sinh vui vẻ nhé.

Tổng vệ sinh

Ở Nhật, khẩu hiệu “Dọn dẹp nhà cửa và bụi bẩn trong năm cũ” được bắt đầu từ thời điểm kết thúc dịp lễ Giáng Sinh và được tiến hành tại rất nhiều gia đình và công ty.

Các bạn có thể thấy, theo chữ Hán 「大掃除」có thể thấy là việc dọn dẹp này làm nhiều hơn ngày thường. Hãy dọn dẹp những đồ không thực sự cần thiết và cả những nơi mà bạn không mấy khi ngó ngàng tới nhé!

Việc đi lễ đầu năm

Đi lễ đầu năm là việc đi đền hoặc chùa vào ngày đón chào năm mới mùng 1 tháng 1 để cầu mong một năm mới yên bình và cảm tạ một năm yên bình đã trôi qua.

Khi lễ bái cầu xin thần linh, chúng ta sẽ bỏ tiền vào. Các bạn có thể bỏ bao nhiêu tiền tùy ý nhưng hãy lưu ý trường hợp có thể xảy ra như “Tôi muốn bỏ 100 Yên nhưng tôi chỉ có tờ 10.000 Yên thôi thì phải làm sao?”

Nghi thức “đi lễ đầu năm” được cho là “tốt nhất nên đi trước ngày mùng 3 tháng 1”, nên nếu bạn không phải là một người giỏi chen chúc thì không đi vào ngày mùng 1 tháng 1 cũng không sao cả. Hãy ghi nhớ những quy định khi đi lễ sau.

  • Cảm ơn khi đứng trước cửa vào đền thờ .
  • Không đi vào con đường ở giữa cổng vào và lối vào đền thờ (vì lối giữa là lối đi của các vị thần).
  • Làm sạch tay và miệng trước khi đi tới đền thờ. “Cách làm sạch” thì hãy tham khảo ở những người xung quanh.
  • Khi bạn đến đền thờ, hãy bỏ tiền vào trong hộp.
  • Cảm ơn, vỗ tay 2 lần rồi chắp tay và cầu nguyện.
  • Sau khi cầu nguyện xong, cảm ơn một lần nữa rồi rời khỏi chỗ đó.
  • Khi ra khỏi đền, hãy nói lời cảm ơn trước cổng một lần nữa.

Với những người muốn “xin quẻ”, sau khi cúng bái xong hãy làm việc đó nhé!

Dịp năm mới

Năm mới, mọi người sẽ ăn bánh Mochi để “đón chào năm mới”.

Mochitsuki được mở bán rất nhiều tại khu vực cộng đồng của mỗi địa phương. Bánh mochi này sẽ rất ngon nếu ăn kèm với nước tương, bột đậu nành rang hoặc lá rong biển khô. Về “bánh mochi” ăn tại nhà, hãy tham khảo ở một bài viết khác có tựa đề “Bữa ăn tiết kiệm – sự thông thái trong cuộc sống ở Nhật“.

Thiệp chúc Tết ・Tiền mừng tuổi

Ở Nhật từ xưa đã có văn hóa viết thư vào dịp năm mới gọi là “thiệp năm mới”. Cũng có một văn hóa khác là việc nhận được tiền từ cấp trên hoặc cha mẹ, đó gọi là “tiền mừng tuổi”. Việc đó được tiến hành vào dịp năm mới từ ngày mùng 1 tháng 1.

Thiệp chúc Tết viết cho bạn bè, cấp trên hoặc những người tiền bối trong công ty, những người luôn quan tâm và chăm sóc mình. Có thể bạn không cần viết thiệp chúc Tết cũng được nhưng năm mới bước sang, hãy chào hỏi những người xung quanh bằng câu “Chúc mừng năm mới”.

Thiệp chúc Tết không được gửi cho những người mà năm trước đó trong gia đình có người thân vừa qua đời. Vì họ vừa gặp phải những điều đau khổ như vậy mà nói với họ một cách vui vẻ là “Chúc mừng năm mới” thì đó quả là một điều không tốt.

Thiệp chúc tết được bán ở cửa hàng tiện lợi với giá 60 yên 1 tờ. Trên thiệp chúc tết đều gắn kèm “số quay thưởng” nên nếu tâm thiệp chúc Tết mà bạn sở hữu có chứa 6 số trùng với số quay thưởng, bạn sẽ được nhận thưởng nên hãy nhận và giữ gìn tấm thiệp cẩn thận nhé!

Kiểm tra trên Website của bưu điện Nhật Bản hoặc trên báo để biết số trúng thưởng.

Đậu trong lễ hội Setsubun và Ehomaki (sushi cuộn dài)

Setsubun diễn ra vào ngày 3 tháng 2.

Người ta tin rằng, đậu (những hạt đậu nành) có thể xua đuổi những điều xấu trong nhà ra bên ngoài như 「鬼」- con quỉ (tượng trưng cho những điều bất hạnh, tai ương (厄))

“Quỷ! Mau đi ra ngoài” 「おには~そと!(鬼は外)」, “Những điều lành, hãy vào đây” 「ふくは~うち!(福は内)」là những tiếng nói mà bạn có thể nghe thấy từ những người hàng xóm.

Ngoài ra, Ehomaki là món ăn được cho là “Nếu ăn trong yên lặng mà không nói gì sẽ tốt hơn” vì nó hướng tới những mục tiêu mà bản thân đã đặt ra ở mỗi năm. Nó được bày bán rất nhiều ở siêu thị và các cửa hàng tiện lợi nên vào dịp lễ Setsubun nhất định hãy thử ăn nhé!

Đồ ăn

Bước vào mùa đông, những món ăn tôi liệt kê dưới đây thường được mọi người thưởng thức.

Oden

Mùa đông, một suất oden nóng hổi có thể làm bạn cũng trở nên ấm áp hơn.

Oden có thể mua được ở các cửa hàng tiện lợi, và bạn có thể thưởng thức theo rất nhiều hương vị khác nhau. Sang đông, “Sale Oden” cũng có thể được diễn ra, do đó, hãy chờ đón món Oden vào mùa đông vừa ngon, vừa rẻ nhé.

Mỳ Soba đón năm mới

Vào đêm ngày 31 tháng 12, mọi người sẽ ăn món 「年越しそば」(tạm dịch là Mỳ Soba đón năm mới). Người ta ăn món ăn này với mong ước có thể sống lâu dài như sợi mỳ Soba. Tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi cũng có bán mỳ soba đón năm mới theo dạng mỳ cốc.

Cà phê lon / Súp ngô đóng hộp

Ở Nhật có rất nhiều máy bán hàng tự động. Bước vào mùa đông với thời tiết lạnh giá, liệu bạn có mua thử “một lon cà phê” hay “một hộp súp ngô” không?

Quýt

Nhắc tới mùa đông ở Nhật Bản, không thể bỏ qua 2 đặc trưng cơ bản là “quýt” và “bàn sưởi”.

Sau khi ăn cơm xong, nếu ăn quýt như một món tráng miệng thì rất tốt cho cơ thể. Theo tiêu chuẩn hãy ăn từ 2-3 quả một ngày nhé. Vào mùa đông cơ thể dễ bị mắc các chứng bệnh cảm cúm nên hãy bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể một cách cẩn thận nhé.

Mẹo sinh hoạt

Bàn sưởi

Kotatsu là bàn có lò sưởi bên trong và phủ chăn ở bên ngoài. Nó là một mặt hàng không thể thiếu cho mùa đông vì một khi đã vào bàn sưởi rồi sẽ chẳng ai muốn ra ngoài nữa cả.

Ở Nhật, khoảng thời gian các gia đình ngồi quây quần bên nhau, cùng ngồi ở bàn sưởi, xem ti vi với nhau, cùng ăn quýt và bánh gạo là khoảng thời gian trông chờ nhất. Một bài hát cổ từ xưa của Nhật có tựa đề “Mèo ở trong Kotatsu sẽ ngày càng béo tròn” là một bài hát đã được yêu thích từ xưa ở Nhật.

Bạn có thể mua bàn sưởi Kotatsu ở những hàng nội thất lớn như “Nitori”.

Tìm hiểu “Kotatsu” ở Website của Nitori.

Đề phòng cảm cúm/ cúm dịch!

Bước sang đông, không khí cũng trở nên khô hơn.

Mùa đông ở Nhật Bản độ ẩm có thể xuống thấp dưới 40%, do đó tạo điều kiện cho các loại virus dễ dàng bay vào không khí. Để tăng độ ẩm, hãy đặt một chiếc “máy tạo độ ẩm” ở trong phòng.

Máy tạo độ ẩm bạn có thể mua tại cửa hàng đồ điện, cửa hàng đồ cũ hoặc cửa hàng nội thất gia đình.

Tìm hiểu “Máy tạo độ ẩm” trên chợ Rakuten.

Hãy tận hưởng mùa đông lạnh với các loại đồ ăn nóng và những chiếc bàn sưởi ấm áp nhé!