Một cuộc sống tiết kiệm nhờ các “cửa hàng đồ cũ” ở Nhật!

Một cuộc sống tiết kiệm nhờ các “cửa hàng đồ cũ” ở Nhật!

“Các cửa hàng đồ cũ” ở Nhật là đề tài mà tôi xin chia sẻ cùng các bạn trong bài viết ngày hôm nay.

Ở một bài viết khác tôi cũng đã nói về Vấn đề môi trường của Nhật Bản nhưng lối suy nghĩ về “Sự lãng phí” đã có ở Nhật từ ngày xưa và việc mua bán đồ cũ (đồ đã qua sử dụng) được yêu thích rộng rãi trên khắp cả nước.

Cửa hàng đồ cũ là nơi bạn có thể bán các mặt hàng không còn sử dụng nữa và mua các mặt hàng mà bạn muốn. Các mặt hàng ở đây có cả hàng đã qua sử dụng và các mặt hàng mới nữa. Điều này là do có thể có những người trót mua hai mặt hàng giống nhau thì sẽ đem đi bán bớt một thứ.

Với những người chuẩn bị đón chào cuộc sống ở Nhật, việc sắm sửa những đồ thứ mới cũng tốt nhưng nếu mua sắm ở những cửa hàng đồ cũ thì chắc hẳn sẽ có thể mua sắm một cách tiết kiệm hơn đấy. Hãy cùng tham khảo bài viết này và tìm ra cho mình những mặt hàng tốt nhé!

Những đồ có thể mua được ở “cửa hàng đồ cũ”

Tại cửa hàng đồ cũ bên Nhật, bạn có thể mua được rất nhiều đồ.

  • Đồ gia dụng (bàn, ghế, kệ, sofa, giường)
  • Đồ điện (Tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi, quạt, lò vi sóng, bếp ga)
  • Quần áo, giày, phụ kiện
  • Truyện Manga
  • Máy chơi game, đồ chơi
  • CD, DVD
  • Nhạc cụ
  • Đồ dùng trong thể thao (đồ câu cá)

Đồ người khác dùng rồi có nhanh hỏng không? ・・・Chắc hẳn sẽ có những suy nghĩ như vậy nhưng khi thu mua nhân viên cửa hàng nhất định sẽ kiểm tra rất kỹ càng xem có hỏng hay không, nếu không thể sử dụng được nữa thì sẽ có dịch vụ đổi cho bạn mặt hàng khác ngay lập tức.

Hơn nữa, theo như đánh giá trên toàn thế giới thì “đồ điện của Nhật rất bền” nên kể cả là đồ cũ đi chăng nữa thì cũng có rất nhiều đồ sử dụng được trong khoảng thời gian rất dài. Nếu còn lo lắng, khi mua đồ hãy thử cắm điện xem thiết bị có hoạt động hay không, bạn hãy tự mình kiểm tra hoặc nhờ nhân viên trong cửa hàng.

Danh sách các cửa hàng đồ cũ

Sau đây tôi xin giới thiệu với các bạn các cửa hàng đồ cũ nổi tiếng ở Nhật.

Treasure Factory

Là thương hiệu có hơn 100 cửa hàng trên khắp nước Nhật, còn ở nước ngoài hiện mở rộng chi nhánh ở Vương quốc Thái Lan. Có rất nhiều mặt hàng như đồ gia dụng, đồ điện, hàng hiệu, quần áo, dụng cụ thể thao, thiết bị ngoài trời, nhạc cụ, phụ kiện, hàng tạp hóa. Các mặt hàng điện tử có thời gian bảo hành từ 6 tháng tới nhiều nhất là một năm. Ngoài ra còn có dịch vụ giao hàng tới tận nhà và tích điểm trên ứng dụng điện thoại.

Cách tìm kiếm các cửa hàng “Treasure Factory” tại đây

“Ứng dụng Treasure Factory trên điện thoại” tại đây

2nd STREET (Second Street)

Có tới hơn 600 cửa hàng và hệ thống bán hàng online trên khắp nước Nhật, còn ở nước ngoài hiện đang có chi nhánh tại Mỹ. Tập trung vào quần áo (đồ cũ) và túi xách, ngoài ra cũng có cả hàng hiệu hay các thiết bị điện tử gia dụng. 2nd STREET thuộc tập đoàn “GEO” – một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán và cho thuê CD, DVD và phần mềm các trò chơi.

Cách tìm kiếm các cửa hàng “2nd STREET” tại đây

Cửa hàng trực tuyến “2nd STREET” tại đây

BOOKOFF

Hiện có hơn 800 cửa hàng khắp nước Nhật và mở rộng thêm các chi nhánh ở nước ngoài như ở Mỹ, Pháp, Malaysia. Ở đây tập trung vào các mặt hàng như sách cũ, truyện manga, CD/DVD, phần mềm trò chơi, điện thoại di động, và hiện cũng đang nỗ lực cung cấp dịch vụ trực tuyến. Ngoài ra cũng sở hữu các công ty khác như “HARDOFF”, “OFF HOUSE” có bán các thiết bị gia dụng, đồ điện, mặt hàng thời trang ở ngay gần BOOKOFF.

Cách tìm kiếm các cửa hàng “BOOKOFF” tại đây

“HARDOFF” tại đây/ “OFF HOUSE” tại đây

Không chỉ là cửa hàng mà còn là các ứng dụng tiện ích!

Gần đây, dịch vụ không cần đến cửa hàng mà vẫn có thể mua bán trực tiếp các mặt hàng tại nhà đang dần tăng lên.

Mercari

Đây là doanh nghiệp lớn nhất tại Nhật Bản phát triển ứng dụng giúp bạn có thể mua bán một cách đơn giản trên điện thoại. Và hiện tại có tới hơn 10.000.000 người dùng. Khi hàng hóa được giao tới, bạn có thể giao dịch một cách an toàn qua hệ thống thu tiền để trả tiền về cho người bán.

Trang Web của Mercari tại đây

JMTY

Một ứng dụng cho phép bạn có thể mua và bán các mặt hàng giữa những người ở gần nhau thông qua ứng dụng “Bảng tin địa phương”. Không chỉ là việc mua bán mà còn có thể tặng nhau các món đồ miễn phí. Do không phát sinh chi phí gì nên có thể sử dụng một cách tiết kiệm. Trước khi tới Việt Nam, tôi đã tặng toàn bộ các thiết bị gia dụng và đồ điện mà nhà tôi có cho những người cần. Trong số những người đó có một người là thực tập sinh kỹ năng người Việt nên tôi cảm thấy rất vui.

Trang Web của JMTY tại đây

Các mẹo mua sắm ở cửa hàng đồ cũ

Khi tiến hành mua sắm ở cửa hàng đồ cũ, có một vài mẹo cần biết. Khi sắm sửa các đồ dùng trong cuộc sống, dĩ nhiên việc tới tận cửa hàng trực tiếp xem sản phẩm là điều quan trọng.

Điều ① : Có thể vẫn còn mẫu cũ trong các cửa hàng đồ điện và đồ gia dụng

型落かたおち」là những sản phẩm lỗi thời được bán với giá rẻ hơn khi những mặt hàng mới ra đời. TV hay smart phone là những sản phẩm ra mẫu mã mới mỗi tháng.

Khi đó, bạn có thể mua được những mặt hàng cũ còn sót lại ở cửa hàng với giá thấp hơn các sản phẩm mới. Đầu tiên, hãy tìm hiểu mức giá tại các cửa hàng đồ điện nhé.

Điều ② : Tìm các sản phẩm “lỗi”

“Lỗi” (hàng lỗi) là những món đồ được bán rẻ hơn vì trong món hàng ở đâu đó có vết xước hay không có phụ kiện đi kèm.

Ví dụ, quyển truyện Manga bị rách một trang, vỏ đĩa CD có vết xước. Khi sử dụng sẽ không có vấn đề gì cả nên rất có lợi cho những người không hay để ý.

Điều ③ : Khi bán, không vứt hộp, sách hướng dẫn hay tem đi

Có thể tới lúc nào đó các bạn sẽ rời xa đất nước Nhật Bản. Và khi đó, nếu bán các đồ dùng hàng ngày tại cửa hàng đồ cũ thì bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền đấy.

Khi bán các mặt hàng, hãy đóng hộp để bảo quản, đóng kèm sách hướng dẫn và dán tem lên sản phẩm nhé. Nếu có được mặt hàng như vậy trông gần giống với sản phẩm mới, cửa hàng đồ cũ có thể mua lại mặt hàng đó cho bạn với giá cao hơn.

Tổng kết

Các bạn thấy sao nhỉ? Với những bạn bắt đầu cuộc sống mới tại Nhật hay những người sẽ từ Nhật quay trở về Việt Nam hãy thử sử dụng những dịch vụ như vậy xem sao nhé!

Khi sử dụng dịch vụ, chứng minh nhân dân (ID), số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng là những thứ cần thiết nên hãy kiểm tra kỹ cách sử dụng và tuân thủ quy định nhé!