Ngày hôm nay, tôi xin chia sẻ với các bạn về vấn đề nên làm thế nào khi “bị ốm” hay “bị thương” ở Nhật. Tôi với tư cách là một người nước ngoài sống ở Việt Nam nhưng trong cuộc sống sinh hoạt tôi luôn có một điều bất an là “bị ốm” hay “bị thương”.
Với các bạn cũng vậy, một điều lo lắng thường trực là các “phòng khám” và “bệnh viện” ở Nhật. Hệ thống ở đó sẽ như thế nào? Việc tiếp đón người nước ngoài sẽ ra sao? Thì hôm nay trên tư cách là một người Nhật tôi sẽ chia sẻ cùng các bạn những thắc mắc đó. Và trong bài viết này, tôi sẽ gọi chung bệnh viện và phòng khám là “cơ sở y tế”.
- 1. Sự khác biệt giữa bệnh viện và phòng khám
- 2. Cách lựa chọn cơ sở y tế
- 3. Vai trò của các cơ sở y tế
- 4. Có thể hỗ trợ cho người nước ngoài hay không?
- 5. Nắm rõ các khoa khám bệnh
- 6. Truyền đạt tình trạng bệnh như thế nào?
- 7. Nỗ lực của các cơ sở y tế Nhật Bản
- 8. Khi tới phòng khám hay bệnh viện
- 9. Cơ chế bảo hiểm sức khỏe tại Nhật
Sự khác biệt giữa bệnh viện và phòng khám
Ở Nhật khi bạn bị ốm, nơi bạn cần đến là “bệnh viện” và “phòng khám” sẽ phân chia thành hai nơi khác nhau. Và có một sự khác biệt rất lớn giữa hai nơi này. Bệnh viện là nơi có trên “20” giường bệnh, còn phòng khám là nơi có dưới “19” giường bệnh. Đến cả người Nhật cũng không mấy người biết điều này nên hãy ghi nhớ nhé.
Cách lựa chọn cơ sở y tế
“Bệnh viện” là nơi bạn cũng có thể tới khi bị cúm hay ho nhưng đa phần mọi người chỉ tới bệnh viện khi gặp phải các vấn đề liên quan tới tính mạng như bị thương hay ốm nặng. Còn các bệnh nhẹ như cúm hay ho thì tôi khuyên các bạn tới phòng khám.
Do bệnh viện đông người và rất mất thời gian nên việc biết các phòng khám gần nhà mà lúc nào cũng có thể đến là một việc rất quan trọng.
Vai trò của các cơ sở y tế
Quy mô của các cơ sở y tế lớn dần theo thứ tự “phòng khám → bệnh viện → bệnh viện lớn”. Khi muốn được bác sỹ khám cho thì đầu tiên sẽ tới phòng khám.
Còn nếu trong trường hợp không thể tới bệnh viện thì phòng khám sẽ liên lạc với phía bệnh viện. Trường hợp kể cả là bệnh viện cũng gặp khó khăn trong việc điều trị thì bác sỹ sẽ chủ động liên lạc với các bệnh viện lớn.
Vì ở các bệnh viện cũng có những bệnh nhân nặng mắc bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nên nếu chỉ bị bệnh nhẹ, các bệnh viện ở Nhật đều mong các bạn ngay lập tức đi tới phòng khám.
Có thể hỗ trợ cho người nước ngoài hay không?
Các bác sỹ ở Nhật có rất nhiều người nói được tiếng Anh nhưng các y tế hay nhân viên lễ tân thì có rất nhiều người không biết tiếng Anh. Nếu bạn tới Nhật, hãy tìm hiểu xem các phòng khám hay bệnh viện gần nhà, các cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân người nước ngoài ở đâu?
Ở Nhật Bản, có rất nhiều rắc rối với bệnh nhân nước ngoài, và trên thực tế, việc chấp nhận tất cả bệnh nhân là quy tắc của các tổ chức y tế Nhật Bản, nhưng có nhiều rắc rối như bệnh nhân nước ngoài không trả tiền. Do đó, có những trường hợp người nước ngoài không được tiếp nhận.
Ngoài ra, về việc điều trị với người nước ngoài, thì việc chi trả cho chi phí điều trị ở Nhật là rất cao nên hãy chắc chắn kiểm tra một cách cẩn thận nhé! Đây không phải là “phân biệt đối xử”.
Điều này là do để có thể tiếp nhận bệnh nhân người nước ngoài, các cơ sở y tế đã phải trả tiền để chuẩn bị các văn bản tiếng Anh / tiếng Việt, sách hướng dẫn, bảng câu hỏi, chuẩn bị nhân viên phiên dịch và chi tiền để chấp nhận người nước ngoài.
Nắm rõ các khoa khám bệnh
Ở bệnh viện hay phòng khám, việc điều trị được phân loại theo khả năng điều trị. Hãy tìm hiểu và ghi nhớ bệnh viện nào chữa loại bệnh nào. Vui lòng tham khảo danh sách sau đây cho các bệnh chính.
Khoa nội (内科)
Khi bị cúm, sốt hay đau bụng. Khi không biết bị bênh gì, khi tình trạng sức khỏe không tốt, khi cảm thấy không tốt ở bên trong cơ thể = “nội” (bên trong), trước tiên hãy tới “Khoa nội”.
Khoa ngoại (外科)
Nếu bạn bị thương, chảy máu, hoặc bị bệnh “bên ngoài” hay bị thương, hãy tới khoa ngoại.
Khoa ngoại chỉnh hình (整形外科)
Khi bạn bị gãy xương hoặc mắc các bệnh liên quan đến cơ, hãy tới khoa ngoại chỉnh hình.
Ngoài ra, còn có “Khoa mắt”(眼科 )điều trị các bệnh về mắt, “Khoa tai mũi họng”(耳鼻科 )điều trị các bệnh về tai và mũi, “Khoa răng hàm mặt” (歯科), các bệnh lý liên quan đến thần kình thì điều trị ở “Khoa tâm thần” (精神科).
Truyền đạt tình trạng bệnh như thế nào?
Khi tới bệnh viện, tôi nghĩ là bạn sẽ chẳng thế nói tiếng Nhật một cách trôi chảy được đâu. Khi đó, hãy xác nhận những điều sau :
①Có dịch vụ phiên dịch hay người nói được tiếng nước ngoài hay không?
② Có văn bản bằng tiếng Việt không?
③ Có thể sử dụng ứng dụng phiên dịch để nói chuyện không?
Về các ứng dụng phiên dịch, Voice Tra là ứng dụng được tạo ra bởi chính phủ Nhật Bản, nên hãy cài đặt nó ngay nhé! Đây là ứng dụng được tạo ra để có thể sử dụng được cả trong các cơ sở y tế. Do nó chỉ có thể sử dụng được ở những nơi có kết nối Internet nên hãy lưu ý nhé!
Ở mỗi vùng / khu vực khác nhau của Nhật Bản, chủ yếu tập trung ở Tokyo đều tạo ra những cuốn sách hướng dẫn y tế cho người nước ngoài. Có những nơi đang làm phiên bản tiếng Việt nữa, vì vậy bạn nên kiểm tra và tải xuống.
Ví dụ, trang web này hiển thị một văn bản rất hữu ích được tạo ra dành riêng cho bệnh nhân nước ngoài.
Xem văn bản tiếng Việt (bảng câu hỏi) “Phiếu chẩn đoán y tế đa ngôn ngữ”
Tác giả : Tổ chức phi lợi nhuận NPO Quỹ giao lưu quốc tế Hearty Konandai / Quỹ giao lưu quốc tế Kanagawa
Nỗ lực của các cơ sở y tế Nhật Bản
Để chào đón Olympic Tokyo 2020, với suy nghĩ rằng sẽ có rất nhiều người nước ngoài đến các cơ sở y tế của mình nên từ 4 năm trước, Nhật Bản đã chuẩn bị rất nhiều cho vấn đề này. Việc tiếp nhận điều trị một cách an toàn cho toàn bộ người nước ngoài thì là một việc khá khó nhưng nếu chỉ tập trung vào những khu vực đông người nước ngoài thì nước chủ nhà Olympic 2020 Nhật Bản đang rất nỗ lực chuẩn bị.
Ngoài ra còn có giấy phép cấp phép cho các tổ chức y tế có thể tiếp nhận người nước ngoài. Cái đó được gọi là “JMIP (Japan Medical Service accreditation for International Patient )”.
Khi tới Nhật, nhất định hãy kiểm tra xem bệnh viện hay phòng khám gần nhà có giấy phép này không nhé!
Khi tới phòng khám hay bệnh viện
Không phải đến phòng khám hay bệnh viện là tốt nhất. Nhưng nếu có phải đến thì hãy làm theo những bước sau:
① Tới quầy lễ tân và nói với họ rằng “Đây là lần đầu tiên” hoặc “Đây là lần thứ ~”.
② Đưa cho họ những giấy tờ cần thiết như thẻ bảo hiểm hay thẻ khám bệnh.
③ Chờ ở nơi được hướng dẫn cho đến khi được gọi tên. Sau khi được gọi tên, bước vào phòng và giải thích với bác sỹ tình trạng bệnh hiện tại.
④ Sẽ thanh toán tiền vào cuối cùng, vì vậy đừng quên đợi cho đến khi tên của bạn được gọi.
⑤ Thuốc chắc chắn sẽ có trong bệnh viện hoặc nhà thuốc cạnh đó, hãy đi tới nơi cấp thuốc theo hướng dẫn nhé.
⑥ Những tờ giấy bạn nhận được ở phòng khám hay bệnh viện đừng vứt chúng đi nhé
Cơ chế bảo hiểm sức khỏe tại Nhật
Ở Nhật có một cơ chế gọi là “bảo hiểm sức khỏe”, tiền điều trị sẽ do cá nhân chi trả 30%, còn lại 70% sẽ được phía bảo hiểm chi trả. Các bạn đến Nhật sẽ được nhận loại bảo hiểm này thông qua trường học hay công ty. Do đó, thẻ bảo hiểm ở mục số ② hãy luôn luôn mang theo bên mình nhé. Còn nếu không có thẻ bảo hiểm, bạn sẽ không được các cơ sở y tế tiếp nhận đâu nhé.
Tuy nhiên, xin lưu ý rằng bảo hiểm y tế không thể được sử dụng để tiêm chủng: (vắc-xin) hoặc kiểm tra sức khỏe. Nếu bạn muốn tiêm chủng ngừa cúm, hãy nói chuyện với trường học hoặc công ty của bạn để đảm bảo rằng bạn sẽ tự mình trả tiền cho việc đó.
Nếu bạn đến Nhật Bản, hãy tìm một bác sĩ, y tá, người bạn Nhật Bản, nhân viên công ty, cửa hàng thuốc, v.v … những người có thể trao đổi với bạn về bệnh của mình nhé.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Chúc các bạn có một cuộc sống an toàn và khỏe mạnh tại Nhật.