Hôm nay tôi xin chia sẻ với các bạn về “Onomatope” ở Nhật. Các bạn có biết từ đó không? “Onomatope”là “âm thanh” biểu thị bằng tiếng Nhật xuất phát từ ”Onomatope” trong tiếng Pháp. Ví dụ, các bạn làm thế nào để giải thích được hình ảnh dưới đây.
Nước chảy ra từ ống làm thế nào để tăng về lượng nước và tốc độ? “Onomatope” là từ biểu hiện cho điều này. Trong bức ảnh này, nhiều người Nhật sẽ cho rằng nó biểu hiện cho “dòng nước đang chảy róc rách ちょろちょろ “. (ちょろちょろ là từ từ, chầm chậm với một lượng nhỏ).
“Onomatope” trong tiếng Nhật
Trên thế giới, tiếng Nhật được biết tới là một trong những ngôn ngữ sử dụng rất nhiều dạng “Onomatope” (từ tượng thanh) này. Do đó, với chính những người học tiếng Nhật thì có lẽ việc ghi nhớ được những từ ấy là vô cùng khó khăn. Chúng ta thường thấy trong giới trẻ Nhật và những tài năng trên truyền hình những bạn trẻ nói chuyện với nhau và sử dụng rất nhiều những “từ tượng thanh” như thế này.
Ví dụ như, “Hôm nọ, khi leo tới đỉnh núi Phú Sĩ thì trời đột nhiên mưa rất to ”ザー”, tôi ướt nhẹp ”ビシャビシャ”, vì hoảng hốt ”グワー” nên tôi khẩn trương chạy vào một cửa hàng và vô cùng bất ngờ ”ブワー”khi trong cửa hàng chẳng có một ai, nhiệt độ cũng dần tăng cao hơn ”モワッ”. Một lúc sau chỗ quần áo bị ướt khô dần ”サー”, sau khi mặt trời ló lên ”カンカン” tôi tiếp tục đi bộ ”スタスタ” leo núi, tôi nghe thấy tiếng sét đánh ”ゴロゴロ”, tôi buồn bã ”スゴスゴ” trở về nhà”. (“Onomatope” viết bằng chữ Katakana)
【Giải thích】 ザー・・Mưa to, ビシャビシャ・・ Ướt sũng, グワー・・hoảng hốt vì bị ướt hết, ブワー・・・Có người và vật, モワッ・・Nhiệt độ cao, サーッ・・chỗ quần áo bị ướt đã khô hết, カンカン・・Mặt trời mọc, スタスタ・・ Đi bộ, ゴロゴロ・・Sét đánh, スゴスゴ・・ Buồn bã, thất vọng.
Các bạn đã có thể hình dung được tình huống chưa? “Onomatope” là từ ngữ rất có ích để diễn tả trạng thái của người và vật.
“Onomatopee” có trẻ con quá không?
Tôi nghĩ ở mỗi quốc gia đều có một từ riêng để biểu hiện cho tiếng kêu của các loài động vật. Nếu ở Nhật, con chó sẽ kêu “Wan wan”, con mèo là “nya nya”, con khỉ là “Ukki-“, còn con khỉ đột là “Uho Uho”.
“Onomatope” biểu hiện cho tất cả “âm thanh” xung quanh chúng ta. Nhắc đến “Onomatope” có vẻ sẽ cảm thấy hơi trẻ con một chút nhưng đây cũng là một thứ “tiếng Nhật” tuyệt vời mà người lớn hay sử dụng. Ví dụ như bức ảnh dưới đây, các bạn nghĩ sẽ biểu hiện nó như thế nào?
Xe lửa tạo ra các âm thanh như “Bika Bika”, “Moku Moku”, “Go-“, “Ganungoton”, “Shubbo Shubbo”, còn khi chạy có những âm thanh như “Zun Zun”, “Don Don”… Các bạn cũng đã có hình dung cơ bản về “Onomatope” rồi phải không?
Các từ “Onomatope” người Nhật thường sử dụng
“Onomatope” không chỉ biểu hiện cho âm thanh mà còn rất hữu hiệu cho việc diễn tả trạng thái. Ví dụ, hãy đọc đoạn văn sau đây.
“Ông A trông vẻ bề ngoài rất giống “そっくり” con gấu, và cũng dễ hiểu “しっくり” tại sao ông tức giận “ピリピリ” khi bị hỏi về lý do. Có vẻ như ông đang cãi nhau với anh B, ông A khỏe mạnh “ハキハキ” và ông B chậm chạp “ゆったり”chắc chắn có tính cách không hợp nhau. Mà thật vô tình “うっかり” tôi lại gọi cả hai người đó tới dùng bữa cùng tôi. Hôm nay cả 2 người họ đều trông rất bận rộn “バタバタ” nên tôi định thong thả mà thư giãn “まったり” thôi”.
【Giải thích】 そっくり・・(B với A) giống nhau, ピリピリ・・ Tức giận, しっくり・・ Dễ hiểu, ハキハキ・・ Khỏe mạnh, ゆったり・・ Chậm chạp, うっかり・・ Không nghĩ, không để ý, バタバタ・・ Bận rộn, まったり・・ Thong thả thư giãn.
Các từ “Onomatope” có thể sử dụng khi bị ốm
Ngoài ra, “onomatope” là những từ rất hữu ích có thể sử dụng để truyền đạt bạn bị đau “như thế nào” khi bị bệnh. Chắc chắn việc nắm được những từ này sẽ rất có ích khi bạn đi tới bệnh viện ở Nhật.
Trong bài viết này, tôi muốn giới thiệu tới các bạn một vài ví dụ sau.
Đau đầu ・・・ “Zuki Zuki” & “Chiki Chiku” (đầu đau như kim châm), “gan gan” (đau ong cả đầu), “kura kura” (choáng váng).
Đau họng ・・ “Hiri Hiri” (đau tê), “Iga iga” (đau như nuốt vật sắc nhọn), “Ze- ze-” (ho quá nhiều), “Su- su-” (khô cổ họng).
Các bệnh về da liễu ・・ “Piku Piku” (chuột rút), “Boro Boro” (khô ráp, nứt nẻ), “Buru Buru” (ớn lạnh), “Chiku Chiku” (Đau như kim châm), “Jiwa Jiwa” (Nổi da gà).
Đau bụng ・・・ “Gyuru Gyuru” & “Goro goro” (bệnh tiêu chảy : げり), “Muka muka” (đau dạ dày), “Kiri kiri” & “chiku chiku” (đau như kim châm).
Các bạn thấy sao nhỉ? Nếu nói về các lời khuyên khi tới bệnh viện ở Nhật, mời các bạn tham khảo bài viết khác có tựa đề “Khi bị ốm hoặc bị thương ở Nhật…“.
Các bạn hãy cố gắng nhớ thật nhiều những từ “onomatope” hữu ích nhé.