Kể từ tháng 10 năm 2019, thuế tiêu dùng ở Nhật sẽ tăng lên mức 10%.
Thuế tiêu dùng ở Nhật đã được thay đổi qua các năm như sau:
Tháng 4 năm 1989… thuế tiêu dùng được bắt đầu ở mức 3%
Tháng 4 năm 1997… thuế tiêu dùng là 5%
Tháng 4 năm 2014… thuế tiêu dùng là 8%
Tháng 10 năm 2019… thuế tiêu dùng là 10%
Một trong những lý do cho việc điều chỉnh thuế tiêu dùng là “Xã hội già hóa dân số” của Nhật Bản. Số lượng người cao tuổi tăng lên đồng nghĩa với việc gánh nặng về “chi phí an sinh xã hội” chẳng hạn như chi phí cho y tế cũng ngày một lớn dần, mà sẽ sử dụng tiền thuế để chi trả các khoản này.
Về tình hình già hóa dân số, các bạn đọc tham khảo bài viết có tựa đề “Thiếu hụt nhân lực, vấn đề của xã hội Nhật Bản“.
Trước khi áp dụng mức thuế 10%, tôi đã tổng hợp ra những điều cần biết sau đây, và các bạn hãy cùng chia sẻ vấn đề này rộng rãi để nhiều người được biết tới nhé.
Giảm thuế suất
Mức thuế giảm là thông báo của chính phủ rằng, thuế tiêu dùng sẽ tăng lên 10%, nhưng thực phẩm sẽ vẫn ở mức 8% như hiện tại.
Tuy nhiên, đồ ăn tại các quán ăn thuộc trường hợp “Đồ ăn và đồ uống không bao gồm ăn ngoài và các loại rượu”, ví dụ các loại đồ uống có cồn như bia hay rượu vang thì áp dụng mức thuế suất 10%.
“Ăn ngoài” sẽ áp dụng mức thuế 10% nếu ăn luôn tại cửa hàng (eating), còn nếu “take-out” (mua xong mang về) thì mức thuế là 8%. Tuy nhiên, đối với các cửa tiệm thì việc phân chia sự khác nhau này sẽ rất khó và mất nhiều thời gian.
Chắc chắn sẽ có rất nhiều người trong số các khách hàng nghĩ rằng “Thực ra là sẽ ăn ở cửa hàng nhưng sẽ nói là mang đi để được mua với mức thuế 8%”.
Do đó, một số chuỗi nhà hàng lớn đã thông báo rằng cả hai khu vực đồ ăn mang đi và ăn trực tiếp sẽ có cùng mức giá đã được bao gồm thuế.
(Như là Gyudon Sukiya, Saizeria, Kentucky, Fried Chicken…)
Khi đi ăn ở bên ngoài, hãy để ý tới mức thuế của nhà hàng nhé!
Thanh toán không dùng tiền mặt
Có thể tiêu dùng ở Nhật Bản sẽ giảm do việc tăng thuế từ tháng 10. Và để đối mặt với tình hình đó, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản sẽ bắt đầu việc kinh doanh mà thanh toán không dùng tiền mặt.
Đây là việc bạn sẽ được ưu đãi hoàn trả 5% hoặc 2% nếu bạn thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt (như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, tiền điện tử, v.v.) tại cửa hàng trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 10 năm 2019 đến cuối tháng 6 năm 2020.
Tuy nhiên, nếu không có tiền mặt thì mọi thứ sẽ không thể nói là ổn được. Bạn có thể tìm kiếm các phương thức thanh toán có sẵn tại trang web dưới đây.
Tìm kiếm dịch vụ (Thanh toán không dùng tiền mặt – trang chủ chế độ kinh doanh hoàn tiền cho người tiêu dùng)
Nếu thẻ Suica hay PASMO là những vật thân quen sử dụng để sử dụng phương tiện giao thông thì đây cũng là những đối tượng để được hưởng ưu đãi trên.
Về việc thanh toán không dùng tiền mặt, hãy kiểm tra ở trang Web.
Thanh toán không dùng tiền mặt – trang chủ chế độ kinh doanh hoàn tiền cho người tiêu dùng
Tờ rơi giới thiệu về thanh toán không dùng tiền mặt (PDF)
Vào tháng 9 sẽ công bố thông tin chính thức về việc cửa hàng nào áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt và việc hoàn tiền sẽ được thực hiện với hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào, các bạn hãy thử tìm hiểu xem sao nhé!
Những đồ nên mua trước khi tăng thuế
Đồ ăn vẫn giữ ở mức thuế 8% nhưng khi mua sắm những thứ khác thì sẽ bắt đầu áp dụng mức thuế một cách cơ bản là 10%. Trước thời điểm tăng thuế ngày mùng 1 tháng 10, tôi đã tổng hợp cho các bạn những mặt hàng nên mua.
- Đồ dùng gia đình, đồ điện
- Vé xem phim, công viên giải trí
- Thanh toán chi phí du lịch
- Các mặt hàng mỹ phẩm
- Trang sức, sản phẩm cao cấp, sản phẩm của Apple
- Các loại thuốc, dược phẩm
- Khám bệnh, tiêm phòng, phẫu thuật thẩm mỹ
- Thức ăn cho thú cưng (“Đồ ăn” áp mức thuế 8% chỉ là đồ ăn cho người)
Trái lại, các mặt hàng sau đây có thể được liệt kê dưới dạng những thứ mà bạn không cần phải vội vàng mua.
- Đồ ăn (Lý do : vì rất nhiều đồ vẫn áp dụng mức thuế 8%)
- Quần áo (Lý do : Bởi vì từ tháng 10, rất nhiều cửa hàng triển khai các chiến dịch bán hàng)
Tổng kết
Với sự gia tăng của các khoản thanh toán không dùng tiền mặt, số người không mang tiền mặt trên thế giới đã tăng lên. Tuy nhiên, thực tế là nhiều người ở Nhật Bản và Việt Nam vẫn sử dụng tiền mặt.
Ở Nhật có một thuật ngữ gọi là “Tiền gửi Tansu” nghĩa là sẽ không gửi tiền ở những nơi như là ngân hàng mà tiền mặt sẽ để trong nhà.
Theo một nguồn dữ liệu nhất định, người ta ước tính rằng khoản tiền gửi Tansu là gần 50 nghìn tỷ yên và nếu số tiền này không được dịch chuyển, nền kinh tế sẽ không thể quay vòng được.
Việc tăng thuế này đã dẫn đến sự gia tăng số lượng người sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại Nhật Bản. Tuy nhiên, người cao tuổi có thể sử dụng được hệ thống này hay không đang trở thành một thách thức với xã hội Nhật Bản.
Các bạn đang sống ở Nhật nãy tham khảo bài viết này và chia sẻ tới mọi người nhé!