Về các phương tiện đi lại ở Nhật Bản

Về các phương tiện đi lại ở Nhật Bản

Bài viết lần này, tôi sẽ giới thiệu tới các bạn các phương tiện đi lại ở Nhật Bản. Có rất nhiều phương tiện di chuyển ở Nhật Bản, nhưng tôi muốn viết về những điều nên chú ý và những việc nên biết khi bạn sang sinh sống ở Nhật Bản.

Về giao thông ở Nhật Bản

Thông thường người Nhật dùng phương tiện gì để di chuyển nhỉ? Ở Nhât mọi người thường đi làm bằng tàu điện, xe buýt, ô tô hoặc xe đạp, còn khi đi công tác thì phương tiện chủ yếu là tàu Shinkansen. Ở Nhật Bản, không có nhiều người đi xe máy. Thay vào đó, lại có rất nhiều người di chuyển bằng xe đạp.

Nhật Bản có taxi nhưng nó được biết đến là phương tiện di chuyển khá đắt đỏ so với thế giới. Ở Việt Nam, khi đi taxi, đồng hồ bắt đầu tính cước (giá mở cửa) từ 6.000 đến 10.000 đồng, nhưng ở Nhật giá mở cửa đã từ 700 yên ( khoảng 150.000 đồng).

Ngoài ra, ở Nhật Bản không có sự xuất hiện của Grab, do đó số người thường xuyên sử dụng taxi rất ít. Người Nhật rất ngạc nhiên về mức giá rẻ của taxi địa phương khi họ ra nước ngoài.

Sử dụng tàu điện ở Nhật

Khi sống ở Nhật Bản, tôi nghĩ phương tiện bạn di chuyển thường xuyên chính là tàu điện. Trên thế giới, Nhật Bản còn được mệnh danh là “đất nước của tàu điện”, dù đi bất cứ đâu cũng thường xuyên đi bằng tàu. Ga Tokyo là trung tâm của Nhật Bản, nơi có nhiều tuyến tàu chạy qua. Ga Tokyo đã được xây dựng vào khoảng năm 1920, đến nay có lịch sử khoảng 100 năm.

Ngoài ra, ga Shinjuku được xác lập kỉ lục guiness. Đây là nơi được công nhận là nhà ga nhộn nhịp nhất thế giới, nghĩa là “là nhà ga có số lượng người sử dụng trong một ngày nhiều nhất”. Mỗi ngày có hơn 3,5 triệu người sử dụng ga Shinjuku. Nó giống như việc có 50% dân số Hà Nội cùng tập trung tại một nhà ga vậy. Thật đáng nể phục!

Điều tuyệt vời mà tàu điện Nhật Bản làm được chính là mặc dù có nhiều người sử dụng như vậy, nhưng nó vẫn liên tục di chuyển theo đúng thời gian quy định. Cái này được gọi là “bảng giờ tàu chạy”. Tàu điện của Nhật chỉ cần trễ trên 3 phút , sẽ có ngay thông báo từ phát thanh viên nhà ga rằng “Tàu bị trễ, chúng tôi vô cùng xin lỗi”. Thời gian khắt khe đến mức như vậy mà.

Tuy nhiên, tàu điện của Nhật thường có những lúc đến trễ do thời tiết hay tai nạn, mất khoảng một lúc không thể di chuyển được. Vì vậy, bạn nên kiểm tra trước thông tin sẽ tốt hơn. Trên Twitter có tài khoản “Thông báo thông tin tàu điện”, chỉ cần nhấn theo dõi, bạn có thể nắm bắt được những thông tin mới nhất.

Xem trang thông tin tàu điện trên Twitter

Các tuyến tàu điện Nhật Bản có đường ray chồng chất lẫn nhau. Ví dụ, ga Shinjuku hay ga Tokyo vì có tới 9 tuyến tàu nên khi đổi tàu rất vất vả. Nhà ga lớn cũng như một “mê cung” đối với người Nhật Bản lần đầu tiên đi tàu vậy.

Nhà ga rất lớn, do đó khi đi tàu hãy dành thời gian dư ra một chút. Ở chỗ mua vé, có một nút bạn có thể gọi nhân viên nhà ga. Nếu có điều gì không biết, hãy hỏi nhân viên nhà ga. Bạn cũng có thể sử dụng trang web dưới đây để tìm hiểu “cách đi lại”.

Xem trang Hướng dẫn giao thông “JORUDAN”.

Một số ga bạn phải đi bộ mất hơn 5 phút để đổi tàu. Ví dụ, tại ga Tokyo đổi tàu từ “tuyến trung tâm” đến “tuyến Keiyo”. Nếu đi từ ga Tokyo đến Disneyland, bạn sẽ sử dụng tuyến Keiyo, vì vậy hãy tập đi bộ trước nhé vì đây là “đoạn đường chuyển tàu” khá dài đấy.

Quy tắc giao thông ở Nhật Bản: Tàu điện

Có nhiều luật lệ và quy tắc ứng xử giao thông ở Nhật Bản.  Đặc biệt trên tàu điện có rất đông người, vì vậy điều quan trọng là phải chú ý đến những người xung quanh bạn. Có nhiều vấn đề trên tàu điện ở Nhật Bản, nên khi đi tàu hãy chú ý nhé. Ví dụ các quy tắc như sau:

  • Khi đợi tàu, đừng đến gần đường ray, đi xuống theo đường màu vàng và đi theo hàng.
  • Khi lên tàu, hãy đợi mọi người trên tàu xuống hết rồi bạn hãy lên tàu.
  • Không được nói chuyện điện thoại trên tàu. Ngoài ra, điện thoại phải ở chế độ im lặng, rung, không được phát ra âm thanh.
  • Không chụp ảnh hay nói to trên tàu.
  • Không đứng gần cửa khi có nhiều người trên tàu. Bởi vì sẽ làm phiền đến những người lên và xuống tàu.
  • Chú ý nơi để ô vào những ngày trời mưa. Trong lúc không để ý, bạn có thể bị va chiếc ô vào người khác.

Ở Nhật Bản,có rất nhiều người di chuyển bằng tàu điện, vì vậy vào buổi sáng và buổi tối rất đông người. Nếu bạn đi chơi ở đâu đó, tốt hơn hết bạn nên chọn thời điểm vắng để di chuyển. (Giờ đông người từ 6h~ 8h sáng và từ 18h~ 20h tối).

Gần đây tại Nhật Bản, chiến dịch “Xê dịch thời gian đi tàu” đang được đưa ra. Đây được gọi là “JisaBiz”.

Thêm nữa, ở Nhật Bản có những người uống quá nhiều, ngủ luôn trên tàu hay gây ồn trên tàu. Trong những trường hợp như vậy, hãy thông báo cho nhân viên nhà ga hoặc đổi sang một chuyến tàu khác. Nếu bạn gây rắc rối hoặc cãi nhau trên tàu hay nhà ga có thể sẽ bị bắt giữ.

Ngoài ra ở Nhật Bản, có thể gặp phải việc bị sàm sỡ (chạm vào cơ thể người đối phương). Đối với phụ nữ, có tàu điện chuyên dụng giành cho nữ giới, vì vậy những ai quan tâm hãy tìm kiếm trước nhé. Nếu bạn bị sàm sỡ, nhất định hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ phía những người xung quanh nhé.

Quy tắc giao thông Nhật Bản: Xe đạp

Khi đến Nhật Bản, bạn không thể đi xe máy mà không có bằng lái xe, nên có thể bạn sẽ phải đi bằng xe đạp. Kể cả xe đạp, cũng có rất nhiều quy tắc, nên bạn nhất định phải biết trước nhé.

Ở Nhật, xe đạp được coi “giống như là xe ô tô” vậy. Có những con đường ở Nhật “cấm xe ô tô”, nhưng kể cả xe đạp cũng không được đi ở đây. Hãy nhớ rằng, bạn có thể xuống xe và dắt bộ đi được. (Như biển báo dưới đây “ngoại trừ xe đạp” có nghĩa là xe đạp được phép đi qua ).

Ngoài ra, nếu bạn chạy xe đạp trong đêm mà không gắn đèn thì chắc chắn sẽ bị cảnh sát giữ lại. Bạn không thể trả lời với lý do “Bởi vì đèn đang bị hỏng” được.

Thêm nữa, việc hai người cùng đi một xe chắc chắn là bị cấm. Tôi thấy có lúc 4 hay 5 người cùng ngồi trên chiếc xe máy ở Việt Nam, nhưng ở Nhật Bản không được làm như thế đâu nhé.

Quy tắc giao thông Nhật Bản: Xe buýt

Có hai phương thức trả tiền khi đi xe buýt Nhật Bản: ① trả tiền trước khi lên xe, ② trả tiền khi xuống xe. Hãy xác nhận khi đi xe buýt nhé. Muốn xuống xe, nhấn nút “Dừng lại” có gắn ở trên xe thì xe sẽ dừng ở điểm đỗ cho bạn xuống. Nếu bạn không nhấn nó, xe sẽ tiếp tục chạy mà không dừng lại, vì vậy hãy cẩn thận nhé.

Có nhiều quy tắc giống như đi tàu điện, nhưng cũng có những quy tắc chỉ dành riêng cho xe buýt. Đó là “Không nói chuyện với tài xế khi xe buýt đang chạy” . Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi lúc xe buýt dừng lại.

Ngoài ra, vì xe buýt hay bị chao đảo, nên bạn hãy ngồi xuống, bám vào tay cầm, hoặc vịn cho chắc nhé. Tài xế xe buýt sẽ kiểm tra sự an toàn của hành khách rồi mới chạy xe. Hãy ngồi xuống khi có ghế trống nhé.

Cũng giống như tàu điện, không được ăn, uống trên xe. Có những khi đột nhiên chiếc xe bị lắc lư, nếu bạn làm đổ hoặc rơi thức ăn, nước uống sẽ gây phiền phức cho những người xung quanh mình.

Sử dụng thẻ IC

Thẻ IC có tên là “Suica” hay “Pasmo”, nó rất tiện lợi để sử dụng khi đi tàu hay xe buýt. Bất cứ ai kể cả người nước ngoài đều có thể mua được. Từ tháng 9/2019, nghe nói sẽ phát hành thẻ mới “Suica” và “Pasmo”, chỉ sử dụng được trong vòng 28 ngày, dành cho khách du lịch người nước ngoài.

Có sự khác biết là “Suica” do JR (công ty đường sắt Nhật Bản) phát hành, còn “Pasmo” là của các công ty tàu điện và xe buýt khác ngoài JR phát hành.  Ngoài ra không có sự khác biệt đáng kể nào, cả hai thẻ đều có thể được sử dụng ở bất cứ đâu.

Tương lai của phương tiện đi lại “tàu siêu tốc tuyến tính”

Tàu Shinkansen là phương tiện đi lại nổi tiếng của Nhật. Nó nhanh hơn tàu điện và là phương tiện chạy ở tốc độ 200-300km/h. Shinkansen là phương tiện thuận tiện cho những chuyến đi xa. Các bạn có biết đến thông tin hiện nay ở Nhật có thể tạo ra được một phương tiện đi lại mà tốc độ còn vượt qua cả tàu Shinkansen không?

Đó là chiếc “Linear Motor Car”. Tàu siêu tốc tuyến tính chạy ở tốc độ hơn 600 km/h, vì vậy bạn có thể di chuyển chỉ mất một nửa thời gian so với Shinkansen. Tàu “Linear Motor Car” dự kiến sẽ triển khai tuyến đường đầu tiên nối giữa Tokyo và Nagoya hoàn thành vào năm 2027.

Trên thực tế, bạn có thể chiêm ngưỡng tốc độ của chiếc tàu siêu tốc tuyến tính này tại Trung tâm triển lãm tuyến tính” ở tỉnh Yamanashi. Những bạn có hứng thú hãy thử đi tham quan xem sao.

Hi vọng bạn có thể trải nghiệm thật nhiều phương tiện đi lại khi đến với Nhật Bản nhé.