Trong bài viết này, tôi xin được chia sẻ về vấn đề thiếu hụt nhân lực ở Nhật Bản. Liên quan đến những người nước ngoài đang nỗ lực làm việc tại Nhật Bản, tôi muốn cho mọi người biết xã hội Nhật Bản hiện đang còn tồn đọng những vấn đề gì.
Thiếu hụt nhân lực ở Nhật Bản
Tại Nhật Bản, từ khoảng 20 năm trước,「 giảm tỉ lệ sinh và già hóa dân số 」đã dần trở thành vấn nạn của xã hội. Vấn đề giảm tỉ lệ sinh và già hóa dân số là nói đến việc số người từ 65 tuổi trở lên đang tăng lên trong khi số trẻ em được sinh ra lại giảm đi. Khi số người lao động ít đi thì nhiều nơi xảy ra tình trạng [thiếu hụt nhân lực]. Có thể lấy ví dụ, tình trạng thiếu hụt nhân lực đang xảy ra ở những nơi người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên thường lui tới như bệnh viện hay trại dưỡng lão, những nơi mọi người thường lui tới như siêu thị hay nhà hàng, những nơi trẻ em thường đến như trường học hay lớp mẫu giáo.
Công việc nào thiếu nhân lực?
Thiếu hụt nhân lực xảy ra nhiều nhất ở “những công việc vất vả, cần nhiều sức lực”. Đó là những công việc như chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật, các công việc phải mang vác nặng nhọc như xây nhà ở hay các tòa nhà, các công việc phải làm đêm. Do là những công việc cần nhiều sức lực nên không thể tránh khỏi việc có thể bị thương. Những công việc kể trên tuy rất vất vả nhưng lại đóng góp một phần quan trọng trong xã hội. Thế nhưng, việc người trẻ ở Nhật đang dần ít đi dẫn đến những người có thể làm các công việc kể trên cũng đang dần ít đi.
Độ tuổi trung bình của Nhật
Các bạn có biết độ tuổi trung bình của Việt Nam không? Theo điều tra của Liên hợp quốc thì độ tuổi trung bình của Việt Nam là 30 tuổi. Theo dữ liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản thì độ tuổi trung bình của Nhật là khoảng 48 tuổi. ( thông tin thêm: tuổi thọ trung bình của người Nhật là nam khoảng 81 tuổi, nữ khoảng 87 tuổi).
Nói tóm lại, số người lao động trẻ và có sức khỏe ở Nhật đang dần ít đi. Từ vấn đề này mà thiếu hụt nguồn nhân lực trở thành vấn đề của xã hội Nhật Bản. Thành thật mà nói, ở những công việc thuộc lĩnh vực mà ít người muốn làm, những người làm công việc đó làm việc quần quật chẳng được nghỉ ngơi dẫn đến kiệt sức, có trường hợp chết do bị stress.
Thêm một vấn đề nữa mà xã hội Nhật phải đối mặt
Có 1 thắc mắc ở đây. Người lao động Nhật có thực sự không có.
Theo Bộ Nội vụ, số người thất nghiệp (người muốn đi làm nhưng không tìm được việc làm) ước tính vào khoảng 1,76 triệu người, người lông bông (NEET:người trong độ tuổi từ 15 – 34 không được học hành, không có việc làm hoặc không được đào tạo) ước tính khoảng 700 nghìn người.
Từ số liệu này, có thể thấy “Ở Nhật vẫn còn có người có khả năng lao động”. Thế nhưng, trong số những người này có những người vì lý do bệnh tật mà không được trao cho cơ hội làm việc. Việc tạo ra một xã hội mà cả những người như vậy cũng có thể làm việc cũng là một chủ đề ở Nhật.
Vấn đề 8050
Trong số các lý do mà người ta không muốn đi làm, có những lý do như mắc bệnh tinh thần, thời niên thiếu bị bắt nạt, không được đến trường. Việc mở ra một cơ hội làm việc cho những người như vậy đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một xã hội giúp hồi phục về mặt tinh thần cho họ . Có nhiều người như vậy sống dưới sự bao bọc của bố mẹ và gia đình ngay cả khi đã lớn, khi bố mẹ mất đi, họ sẽ sống thế nào lại trở thành một vấn đề. Bố mẹ 80 tuổi nuôi con 50 tuổi gọi là vấn đề 8050 (hachimarugomaru). Hiện nay, đây đang trở thành 1 vấn đề xã hội của Nhật.
Nhật Bản chấp nhận người nước ngoài vì nguồn nhân lực tương lai
Hiện nay, Nhật Bản đang dần trở thành xã hội nhận sự hỗ trợ của nước ngoài để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực. Tôi nghĩ người Nhật lấy làm cảm kích về điều này.
Người Nhật hiện nay không chỉ vì lý do “Vì thiếu nhân lực mà mong có nhiều lao động” mà còn mong muốn mọi người tích lũy kỹ thuật cho bản thân, mang về nước mình quảng bá sau khi trở về, truyền tải cho thế hệ kế tiếp với mong muốn tạo ra một xã hội tốt đẹp và vững mạnh. Mọi người khi làm việc ở Nhật hãy cố gắng nhìn nhận ngay ra những vấn đề “Nóng” trong xã hội Nhật mà tôi đã nói ở trên nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc.