Hôm nay, tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về văn hóa của Nhật Bản.
Những người đã có cơ hội giao tiếp với người Nhật tôi nghĩ rằng có thể cũng có suy nghĩ như vậy. Đó là họ đều suy nghĩ về bí ẩn “Tôi thực sự không hiểu trong lòng người Nhật nghĩ gì”.
Phân loại tính cách người Nhật
Ở Nhật tồn tại văn hóa gọi là “trong lòng” và “ngoài dạ”. “Trong lòng” (=本音) là “thực sự nghĩ gì”, còn trái với đó là “ngoài dạ” (=建前)nghĩa là “Tuy không nghĩ như thế (không phải cảm xúc thật của bản thân) nhưng vẫn truyền đạt tới đối phương ý kiến trái ngược đó”.
Sau đây tôi sẽ đưa ra các ví dụ về việc giao tiếp với người Nhật thật “khó khăn”.
Ví dụ về tính cách “ngoài dạ” của người Nhật
- Sau 1 tuần, tôi gửi mail bàn về lần đi chơi tiếp theo cho người bạn đã nói với tôi rằng “Lần sau lại chơi tiếp nhé” và mãi mà tôi chẳng nhận được bất cứ phản hồi nào. (câu nói “Lần sau lại chơi tiếp nhé” không phải là thật lòng”).
- Tôi tới trễ 1 tiếng trong buổi hẹn với một người bạn, người bạn đã phải chờ đợi tôi đó nói với tôi rằng “Không sao đâu mà”, nhưng tôi hiểu thực sự là họ đã vô cùng tức giận.
- Hôm nay A tới trường với một kiểu tóc mới, B khen rằng “Nó thực sự rất hợp với cậu đấy”. Tuy nhiên, B lại đi nói xấu với C rằng “Kiểu tóc mới của A trông thật là buồn cười nhỉ”.
- (Khung cảnh kinh doanh) Một khách hàng đã bán hàng của công ty chúng tôi nói rằng sẽ “suy nghĩ tích cực” về bản hợp đồng, nên sẽ suy nghĩ về việc ký hợp đồng nhưng sau đó lại không ký hợp đồng nữa. (Vị khách này thực sự không để ý gì tới việc sẽ ký hợp đồng cả nhưng trong trường hợp đó lại không từ chối).
Tâm trạng của người Nhật
Trong văn hóa Nhật Bản, việc nói thẳng ý kiến của mình với đối phương được coi là một điều không tốt. Đó là một trạng thái tâm lý rất mạnh của người Nhật cho rằng không được phép làm tổn thương người đối diện.
Tuy nhiên, trong một xã hội toàn cầu hóa thì đây được coi là “một điều không tốt” và thậm chí có những người trên thế giới còn cho rằng “Người Nhật không biết nói không”.
Văn hóa Nhật Bản này là một điều gì đó phải được quan tâm trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt là trong thế giới chính trị, kinh doanh và thể thao.
Thêm một văn hóa nữa mang tên “văn hóa bối cảnh lớn”
Ngoài tính cách “trong lòng” và ” ngoài dạ” tôi đã giải thích ở trên, còn có thêm những lý do khác khiến bạn khó có thể lý giải được tính cách của người Nhật. Đó được gọi là “văn hóa bối cảnh lớn”.
Nói một cách đơn giản, nó có nghĩa là “Văn hóa truyền đạt không cần sử dụng tới ngôn ngữ”, và chính văn hóa “đọc vị không khí” của người Nhật đã ảnh hưởng lên nó.
Tóm lại, người Nhật có văn hóa “không nói nhiều”. Nghiên cứu này được công bố bởi một học giả người Mỹ tên là Edward Hall.
” I love you” trong tiếng Nhật
Có một tình tiết thú vị cho thấy văn hóa bối cảnh cao này. Đó là khi một nhà văn Nhật Bản, Soseki Natsume [1867-1916] là một giáo viên tiếng Anh.
Trong khi một học sinh dịch “I LOVE YOU” theo nghĩa đen sang tiếng Nhật thành Tôi yêu bạn, thì ông đã nói “Người Nhật không nói trực tiếp như vậy với người họ thích”.
Thay vào đó, Soseki Natsume đã dịch cụm “I LOVE YOU” ví như là “Mặt trăng rất đẹp”. Tâm trạng “thích” được truyền tải qua cụm từ “Mặt trăng đẹp”…quả là một văn hóa Nhật rất kỳ lạ nhỉ. Nếu nói với người mình thích là “Mặt trăng đẹp nhỉ” thì các bạn cảm thấy sao?
Tôi nghĩ rằng bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều người khác nhau trong tương lai khi chúng ta giao tiếp với nhiều người Nhật Bản. Nếu bạn gặp rắc rối khi giao tiếp, hãy nhớ lại hai văn hóa nổi bật này ở Nhật Bản nhé.
Tôi mong rằng bạn sẽ thích thú với việc giao tiếp với những người đến từ những nền văn hóa khác nhau.