“Dược phẩm” người nước ngoài ưa chuộng! mà bạn nên mua ở Nhật

“Dược phẩm” người nước ngoài ưa chuộng! mà bạn nên mua ở Nhật

Hôm trước tôi có thấy trên TV phát sóng tin tức về việc “Người nước ngoài mua rất nhiều thuốc của Nhật Bản”. Thuốc của Nhật dường như rất phổ biến vì nó có hiệu quả điều trị tốt. Bài viết này, tôi xin chia sẻ về các loại thuốc được ưa chuộng đó và các nhà thuốc tại Nhật.

Nhà thuốc ở Nhật

Các nhà thuốc Nhật Bản có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi nhiều như siêu thị. Theo như tên gọi cho thấy, đây là cửa hàng bạn có thể mua thuốc, bên cạnh đó còn có thể mua được rất nhiều loại đồ uống và các mặt hàng sinh hoạt khác.

Các nhà thuốc kiếm lợi nhuận chủ yếu từ việc bán thuốc, nên các mặt hàng khác có thể bán với giá rẻ hơn. Tôi đã viết bài viết đề cập đến vấn đề “mua sắm ở Nhật Bản”, hãy đọc bài viết khác có tựa đề “Về việc mua sắm ở Nhật Bản” nhé.

Tôi xin giới thiệu ba cửa hàng thuốc thường thấy ở Nhật Bản.

Welcia

Đứng vị trí số 1 về doanh số trong ngành, tăng số lượng cửa hàng hoạt động 24/24 giờ lên trên 100 cửa hàng, nắm bắt nhu cầu y tế của người dân trong mỗi khu vực. Tập trung vào ngành điều dưỡng, mở rộng ra hơn 1.700 cửa hàng trên khắp Nhật Bản. Welcia sát nhập vào tập đoàn “AEON”, hàng hóa đang được bán rất nhiều dưới thương hiệu riêng “TOPVALU”.

Tsuruha Group (Kusuri no Fukutaro)

Doanh thu cao thứ 2 trong ngành. Dịch vụ khách hàng trực tuyến và tư vấn liên quan đến những trăn trở khi dùng thuốc. Tính toàn bộ hệ thống có hơn 2.000 cửa hàng trên khắp nước Nhật và còn mở rộng cửa hàng sang cả nước ngoài như ở Thái Lan. Với việc tập trung nỗ lực cho CSR-Corporate Social Responsibility, họ được đánh giá cao về trách nhiệm đối với phúc lợi xã hội. Có nhiều cửa hàng ở Tokyo, Chiba và Saitama với biểu tượng chú chó của “kusuri no fukutaro”.

Matsumoto Kiyoshi

Công ty được thành lập bởi một người có tên là Matsumoto Kiyoshi. Tại Nhật Bản, nó được yêu thích bằng biệt danh Matsukiyo và xếp vị trí số 1 trong ngành trong suốt 20 năm tính đến khoảng năm 2015. Gần đây, đang được tập trung vào phát triển cửa hàng trực tuyến và nhãn hiệu riêng mang tên “Matsukiyo”, số lượng mặt hàng PB (Private Brand- nhãn hiệu cá nhân) có hơn 2.000 mặt hàng (bao gồm thuốc, thực phẩm và các mặt hàng sinh hoạt hàng ngày). Hơn 1600 cửa hàng trên toàn quốc, mở rộng ra cả nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan và Đài Loan. Nó đang tiếp tục phát triển để lấy lại vị trí số 1 trong ngành.

Những loại thuốc phổ biến & “12 loại” mặt hàng

Nhiều nhà thuốc ở Nhật Bản có hẳn một khu vực thuốc dành cho du khách nước ngoài. Dưới đây là một số loại thuốc bạn thường thấy.

Thuốc giảm đau

Trị đau đầu! “Eve quick (của SS)“, “Loxonin S (Daiichi Sankyo)

Nếu bạn uống khi đầu đau, nó có hiệu quả ngay lập tức. Có nhiều loại thuốc đau đầu, nhưng trong đó “Evequick” và “Loxonin” là phổ biến nhất. Điểm quan trọng để lựa chọn là chúng lành với bụng (Evequick) và không gây buồn ngủ (Loxonin S).

Sốt cao! “Miếng dán hạ sốt” (Dược phẩm Kobayashi)

Hạ nhiệt cơ thể bằng một miếng dán lạnh. Nếu bạn đặt nó trên trán của bạn, hiệu quả sẽ kéo dài trong 8 giờ. Cơ thể sau khi chơi thể thao, cơ thể nóng nực, cũng có thể dùng miếng dán hạ sốt. Ngoài ra, khi bị sốt nó có tác dụng làm mát cả với vùng sau gáy, dưới nách và vùng bẹn.

Dùng cho mỏi mắt, vấn đề về mắt ! “Sante FX Neo” (Dược phẩm Santen)

Hiệu quả khi mỏi mắt, mắt khô và bị ngứa. Nhật Bản không khí khô hơn vùng Đông Nam Á nên phải luôn chăm sóc vì rất dễ bị mắt các bệnh về mắt. Ngoài ra, nếu bạn mượn thuốc nhỏ mắt của người khác đã dùng rồi, dễ bị lây vi khuẩn, do đó nên mua thuốc nhỏ mắt riêng cho mình.

Dùng cho đau họng! “Ryukakusan Direct Stick

“Chăm sóc khi cổ họng bị đau,bị khô”. Khi cảm thấy “khác thường” dù chỉ một chút, hãy uống nó. Bạn có thể uống với liều được chia sẵn mỗi lần trong gói nhỏ mà không cần nước. Có hai loại hương vị là bạc hà và hương đào, trong đó hương đào có vẻ rất được người nước ngoài yêu thích.

Trị đau miệng! “Nhiệt miệng Patch Taisho A“(Dược phẩm Taisho)

Chỉ cần đặt một miếng dán (dấu tròn) lên miệng đúng “chỗ bị nhiệt miệng”, và sẽ không còn cảm thấy “bị đau khi bạn ăn” nữa! Vì miếng dán chỉ 0,1mm nên dù nó ở trong miệng nhưng bạn vẫn có thể sinh hoạt mà không bị vướng víu.

Vết xước ngón tay! “Băng dạng lỏng Sakamukea” (Dược phẩm Kobayashi)

Chăm sóc vết trầy xước, vết nứt nẻ hay xước mang dô trên tay và ngón tay. Nếu ngón tay của bạn bị trầy xước, mà bị dính dầu gội, chất tẩy hay xà phòng rửa tay vào sẽ rất đau. Nếu có “Sakamukea”, bạn có thể dễ dàng chăm sóc chỉ bằng cách dùng ” bàn chải mềm” bôi lên là được. Bởi vì nó là chất lỏng nên sẽ không gây phiền hà gì khi cử động ngón tay.

Trị đau mỏi cơ thể! Cao dán “Roihi-tsubo kou” (Nichiban)

Giảm đau vai và đau lưng bằng cách làm ấm. Miếng cao dán nhỏ, kích thước 2,8cm và khó bóc ra được người Trung Quốc và Hàn Quốc rất ưa dùng.

Trị côn trùng cắn, vết ngứa! “Muhi” (Ikeda Mohando)

Nếu bạn bị côn trùng cắn hoặc ngứa da, hãy sử dụng Muhi. Ngoài ra, Derikea M’s trị ngứa vùng nhạy cảm dành cho nam, và kem bôi Feminina trị ngứa vùng nhạy cảm cho nữ (dược phẩm Kobayashi) cũng rất nổi tiếng.

Thuốc trị các vấn đề về da, cơ thể

Vitamin cho cơ thể mệt mỏi! “Arinamin EX Plus” (Takeda)

Thuốc trị “mỏi mắt”, “ê cứng vai” và “đau thắt lưng”.

Vấn đề về môi! “Mentholatum (Rohto)” & “Kem dưỡng môi (DHC)

Chăm sóc bằng kem dưỡng dùng cho môi khô, các vấn đề về môi. Mùa đông ở Nhật khá khô, vì vậy ngoài chăm sóc làn da hãy chăm cả cho đôi môi của bạn nữa nhé. Mentholatum (Rohto) hay kem dưỡng môi (DHC) có thể mua dễ dàng ở bất cứ đâu, và đây là gợi ý của tôi thôi nhé!

Mụn trứng cá! “Peaakune” (Lion)

Trị mụn trứng cá và các vấn đề về da. Nếu bôi nó lên bề mặt da, do là kem trong suốt, nên bạn có thể phủ 1 lớp trang điểm lên trên được. Dường như rất được phụ nữ nước ngoài ưa chuộng.

Kem chống nắng “Anessa Perfect UV” (ANESSA)

Mùa hè của Nhật Bản nóng không thua kém gì Đông Nam Á. Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể gây ra các vấn đề về da. Một loại kem chống nắng dịu nhẹ với da, dễ bôi, có thể rửa trôi dễ dàng bằng xà bông. Có cả loại kem chống nắng xịt lên tóc, nên hãy tìm các loại trong cửa hàng nhé.

Tổng kết

Khi sử dụng thuốc, hãy sử dụng thuốc (cách uống thuốc) theo các điều trong tờ hướng dẫn.

  • Hãy quan sát số lượng thuốc và số lần dùng mỗi ngày và nắm rõ cách uống.
  • Xác nhận rằng thuốc không gây dị ứng hay hạn chế độ tuổi (từ ~ tuổi trở lên).
  • Ngừng sử dụng thuốc nếu gặp bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể khi đang hoặc sau khi dùng thuốc.
  • Uống thuốc với nước sẽ mang lại hiệu quả hơn uống với trà.
  • Nếu sử dụng thuốc không thấy khỏi, hãy đến phòng khám càng sớm càng tốt.