Ở Nhật, các vấn đề về lao động cũng như “bảo hiểm xã hội” cho người lao động được đưa ra mỗi ngày và cũng từ đó, xu hướng làm việc dần có những sự dịch chuyển theo. Trong khi các doanh nghiệp đang có sự xem xét lại về chế độ làm việc cũng như cách thức hoạt động nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì đa phần người lao động muốn được chủ doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn tới “bảo hiểm xã hội”. Tôi nghĩ rằng đa phần mọi người chỉ biết tới “bảo hiểm xã hội” là một khoản cố định khấu trừ trong lương hàng tháng.
Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, bạn có thể sẽ mất đi tính tự chủ và quyền lợi của bản thân nếu như không nắm bắt rõ các kiến thức về bảo hiểm xã hội. Đặc biệt là với những bạn nước ngoài đang học tập và làm việc tại Nhật Bản, việc trang bị các kiến thức liên quan đến “bảo hiểm xã hội” là điều vô cùng cần thiết. Do đó ngày hôm nay, jNavi xin chia sẻ với các bạn những kiến thức cơ bản về bảo hiểm xã hội ở Nhật.
Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với những điều gần gũi và quen thuộc nhất trong cuộc sống. Ở Nhật, bảo hiểm xã hội là bắt buộc tùy vào quy mô doanh nghiệp và loại hình kinh doanh, là yếu tố bảo mật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Có một số định nghĩa được đưa ra cho bảo hiểm xã hội nhưng nó là một thuật ngữ chung cho hệ thống bảo hiểm công được cung cấp để đảm bảo cho cuộc sống của người dân. Cụ thể bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm việc làm, bảo hiểm tai nạn lao động, v.v…
Tuy đều được gọi chung là “bảo hiểm xã hội” nhưng người ta sẽ phân chia thành 2 loại “bảo hiểm xã hội theo nghĩa rộng” và “bảo hiểm xã hội theo nghĩa hẹp”.
“Bảo hiểm xã hội theo nghĩa rộng”
“Bảo hiểm xã hội theo nghĩa rộng” là bảo hiểm cung cấp các quyền lợi bảo hiểm cần thiết cho bệnh tật, thương tích, sinh con, thất nghiệp, khuyết tật, tuổi già, thương vong, v.v…
“Bảo hiểm xã hội theo nghĩa rộng” được phân thành 2 loại gồm :
- “Bảo hiểm nhân viên” do nhân viên công ty tham gia
- “Bảo hiểm quốc gia chung” do nhân viên tự nguyện tham gia
Trong đó, “bảo hiểm nhân viên” lại được chia thành 2 loại :
- “Bảo hiểm xã hội”
- “Bảo hiểm lao động”
“Bảo hiểm xã hội theo nghĩa hẹp”
“Bảo hiểm xã hội theo nghĩa hẹp” là thuật ngữ chung của 3 khái niệm “bảo hiểm y tế”, “bảo hiểm điều dưỡng” và “bảo hiểm hưu trí”. Còn “bảo hiểm lao động” bao gồm hai khái niệm là “bảo hiểm thất nghiệp” và “bảo hiểm tai nạn lao động”.
Khi bạn xin đi làm ở công ty hoặc chuyển việc, bạn nhất thiết phải tiến hành đăng ký bảo hiểm điều dưỡng, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm y tế quốc gia do cá nhân tự nguyện. Ngoài ra, cũng phải tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động.
Thông thường khi nói về “bảo hiểm xã hội”, có rất nhiều trường hợp đề cập tới “bảo hiểm xã hội theo nghĩa hẹp”.
Người lao động có nghĩa vụ đóng những loại bảo hiểm gì?
Có 4 loại bảo hiểm sẽ trực tiếp được khấu trừ vào lương hàng tháng của người lao động, đó là “bảo hiểm điều dưỡng”, “bảo hiểm hưu trí”, “bảo hiểm y tế”, “bảo hiểm thất nghiệp”.
Khoản “bảo hiểm tai nạn lao động” tương ứng trong “bảo hiểm lao động” được chi trả bởi chủ sử dụng lao động theo từng năm, do đó người lao động không có nghĩa vụ phải chi trả khoản này.
Bảo hiểm y tế ( 健康保険 )
Bảo hiểm y tế là một loại bảo hiểm xã hội nhằm ổn định cuộc sống bằng cách cung cấp các khoản trợ cấp về y tế. Bảo hiểm y tế được áp dụng cho cá “người lao động” và “gia đình người lao động”.
Các trường hợp áp dụng bảo hiểm y tế với “người lao động”:
- Khi bị ốm hoặc bị thương
- Khi nghỉ làm do bị ốm hoặc bị thương mà không có lương
- Khi tử vong
- Khi nghỉ sinh con mà không có lương
- Khi sinh con
Các trường hợp áp dụng bảo hiểm y tế với “gia đình người lao động”
- Khi bị ốm hoặc bị thương
- Khi tử vong
- Khi sinh con
Đối với thương tích và bệnh tật, bệnh viện điều trị sẽ hỗ trợ chi trả 30% và 70% là do chủ sở hữu lao động chịu trách nhiệm.
Bảo hiểm y tế đóng vai trò như bảo hiểm quốc gia trước đây, là quy định bắt buộc với chủ sở hữu lao động cá nhân hay sinh viên bất kể giới tính, tuổi tác. Sự khác biệt giữa bảo hiểm y tế quốc gia và bảo hiểm y tế là sự phân chia trong chi phí đóng bảo hiểm giữa người chủ sở hữu lao động và người lao động (người tham gia bảo hiểm).
Tham khảo thông tin tại Website Tổng cục bảo hiểm y tế toàn quốc – chuyên mục Bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm hưu trí ( 厚生年金保険 )
Đây là một khoản công khai thêm vào quỹ lương hưu chung của nhà nước. Đóng góp vào quỹ lương chung là một nghĩa vụ bắt buộc với tất cả các cá nhân đang sinh sống và làm việc trên đất nước Nhật, tùy thuộc vào cách làm việc mà sẽ có mức đóng góp khác nhau.
Các loại đóng bảo hiểm hưu trí bao gồm :
- 国民年金 (Quỹ lương của người dân) : Cho tất cả những người sống ở Nhật trên 20 và dưới 60 tuổi
- 厚生年金 (Trợ cấp lương hưu) : Cho những người làm việc trong công ty và được công ty áp dụng chi trả bảo hiểm hưu trí
- 共済年金 (Trợ cấp tương trợ) : Chẳng hạn dành cho nhân viên hoặc giáo viên trường dân lập, v.v…
Tiền đóng góp vào quỹ lương hưu chung sẽ được tính toán và trả lại một phần sau khi về hưu. Ngoài ra, còn một số trợ cấp sẵn có cho những người trên 65 tuổi, trợ cấp thương tích cho người tàn tật, hoặc trợ cấp cho người thân người đã khuất nếu được ghi danh. Và không giống như các loại tài sản khác, đây là khoản tiền đặc biệt không bị tính thuế.
Bảo hiểm điều dưỡng ( 介護保険 )
Bảo hiểm điều dưỡng là khoản bảo hiểm xã hội nhằm tạo ra một cơ chế hỗ trợ chăm sóc người già trong toàn xã hội.
Hệ thống bảo hiểm này dựa trên 3 quan điểm “hỗ trợ độc lập”, “hướng đến người dùng” và “bảo hiểm xã hội”.
- “Hỗ trợ độc lập” : Triết lý là hỗ trợ người cao tuổi ngoài việc chăm sóc môi trường xung quanh họ còn cần hỗ trợ người cao tuổi một cách độc lập.
- “Hướng đến người dùng” : Cho phép truy cập vào các dịch vụ y tế và khoản phúc lợi khác nhau tùy vào sự lựa chọn của người dùng.
- “Bảo hiểm xã hội” : Áp dụng phương thức bảo hiểm xã hội rõ ràng đảm bảo mối quan hệ giữa lợi ích và gánh nặng.
Người được bảo hiểm theo chế độ bảo hiểm điều dưỡng chia làm 2 loại :
- Người từ 65 tuổi trở lên (người được bảo hiểm đầu tiên)
- Người đăng ký bảo hiểm y tế từ 40 đến 64 tuổi (người được bảo hiểm thứ hai)
Những người trên 65 tuổi được hỗ trợ chăm sóc bất kể nguyên nhân gì, còn những người trong độ tuổi 40~64 tuổi được hỗ trợ chăm sóc điều dưỡng do ung thư giai đoạn cuối hoặc viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, bảo hiểm điều dưỡng còn quy định chỉ những người đủ điều kiện chăm sóc điều dưỡng theo quy định của thành phố mới nhận được đầy đủ các dịch vụ chăm sóc.
Bảo hiểm thất nghiệp ( 雇用保険 )
Đây là loại bảo hiểm xã hội cho phép bạn nhận trợ cấp khi thất nghiệp và hỗ trợ tìm việc làm thông qua HelloWork nếu bạn bị mất việc.
Ngoải ra, nó cũng có mục đích ngăn chặn việc thất nghiệp, tăng cơ hội việc làm, cải thiện khả năng của người lao động và tăng các khoản phúc lợi xã hội.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp :
- Có ít nhất 20 giờ làm việc / tuần
- Có ít nhất 31 ngày làm việc triển vọng (Nghĩa là có thời gian làm việc liên tục lớn hơn 31 ngày)
Thủ tục đăng ký :
- Phía chủ sở hữu lao động sẽ tiến hành thủ tục đăng ký
- Người lao động hoàn toàn được phép yêu cầu kiểm tra
- Có thể tiến hành đăng ký bất cứ khi nào tại tòa thị chính nơi mình sống nếu chưa kịp đăng ký khi gia nhập công ty
Ngoài ra, bất cứ doanh nghiệp nào chuyển trụ sở kinh doanh đều bắt buộc phải thông báo cho phòng an ninh của hệ thống giới thiệu việc làm Hello Work nhằm kiểm định xem có đủ điều kiện thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu các quy trình của bảo hiểm thất nghiệp không được thực hiện đúng, người lao động có thể bị thiệt thòi về lợi ích của chính bản thân mình được nhận trong trường hợp thất nghiệp.
Tổng kết
Trên đây tôi đã giới thiệu và giải thích về các loại bảo hiểm xã hội ở Nhật bị khấu trừ hàng tháng áp dụng với tất cả những người hiện đang sinh sống tại Nhật Bản.
Để đảm bảo cho một xã hội già hóa dân số, Nhật Bản cũng đang nỗ lực cân bằng các nguồn thu từ thuế và bảo hiểm cũng như tạo thêm cơ hội việc làm cho người cao tuổi và các bà nội trợ. Điều quan trọng là việc hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ tham gia bảo hiểm của chủ doanh nghiệp và người lao động.