Tại Nhật Bản từ ngày 1/4 bắt buộc phải để hiển thị giá đã bao gồm thuế! Luật này thế nào? Có ảnh hưởng gì đến người tiêu dùng?

Tại Nhật Bản từ ngày 1/4 bắt buộc phải để hiển thị giá đã bao gồm thuế! Luật này thế nào? Có ảnh hưởng gì đến người tiêu dùng?

Từ ngày 1/4/2021, tất cả giá hàng hóa bày bán tại các cửa hàng hay thực đơn trong các nhà hàng sẽ chuyển thành “Giá đã bao gồm thuế”. Nó có nghĩa là, sẽ không còn được hiển thị giá chưa bao gồm thuế không? Hiển thị giá đã bao gồm thuế có áp dụng đối với tất cả các mặt hàng không? Trong bài viết này chúng tôi xin được chia sẻ chi tiết.

Có một thực trạng là người tiêu dùng khi mua hàng hóa, thấy sao ở đây rẻ hơn ở cửa hàng khác! Nhưng đến khi ra thanh toán lại thất vọng vì phải trả cao hơn số tiền vừa nhìn thấy. Dù có dòng chữ nhỏ trên bảng giá có ghi dòng chữ: “Giá trên chưa bao gồm thuế” nhưng đôi khi, đến cả đối với một số người đã có kinh nghiệm đi siêu thị đi chăng nữa, cũng có lúc họ gặp phải trường hợp này. Để tránh thất vọng cho người tiêu dùng giống như vậy, thì luật “Nghĩa vụ hiển thị giá đã bao gồm thuế” được ra đời.

Tại các quán ăn, nhà hàng

Tại Nhật Bản từ ngày 1/4 bắt buộc phải hiển thị giá đã bao gồm thuế

Cho đến thời điểm tháng 3 năm 2021, tùy từng cửa hàng sẽ vẫn nhìn thấy song song có hai loại giá hiển thị là “Giá chưa bao gồm thuế” và “Giá đã bao gồm thuế”. Tuy nhiên, từ tháng 4 năm 2021 trở đi, tất cả các sản phẩm và dịch vụ sẽ thống nhất chỉ còn “Hiển thị giá đã bao gồm thuế”.

Hiển thị giá đã bao gồm thuế là gì?

“Hiển thị giá đã bao gồm thuế” đề cập đến việc hiển thị giá mà người tiêu dùng cần thanh toán là giá đã bao gồm thuế khi ghi giá sản phẩm dịch vụ đặt tại quầy hàng, thẻ giá trên các sản phẩm, giá hiển thị trên các quảng cáo.

Lợi ích của việc hiển thị giá đã bao gồm thuế?

Nếu hiển thị giá chưa bao gồm thuế, rất khó để người mua biết được mình cần thanh toán bao nhiêu tiền cho đến khi qua quầy thu ngân tính tiền.

Hơn thế nữa, hiện nay tại các cửa hàng khác nhau, việc ghi giá chưa bao gồm thuế, giá đã bao gồm thuế được áp dụng không đồng nhất, nó tùy thuộc vào từng cửa hàng, khi đó người tiêu dùng sẽ mất thời gian để so sánh giá giữa các cửa hàng đối với cùng một loại sản phẩm.

Ví dụ : Dù cùng một sản phẩm nhưng lại được niêm yết giá như sau:

Cửa hàng A ghi…… “110 yên + Thuế”

Cửa hàng B ghi…… “118 yên (108 yên chưa bao gồm thuế)”

Vậy khi đó, người mua mất thời gian để có thể so sánh được ngay xem cửa hàng nào có giá rẻ hơn.

“Hiển thị giá đã bao gồm thuế” được xem là một chính sách mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nhằm giúp họ có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra lựa chọn cho sản phẩm cũng như dịch vụ muốn mua, chỉ cần nhìn vào giá tiền niêm yết người tiêu dùng sẽ biết chính xác mình cần thanh toán bao nhiêu tiền.

Tại sao từ tháng 4 mới bắt đầu bắt buộc hiển thị giá đã bao gồm thuế?

Đến đây sẽ có người thắc mắc rằng: Đối với chúng ta những người tiêu dùng việc hiển thị giá đã bao gồm thuế có lợi như thế, tại sao đến bây giờ mới được áp dụng?

Thực tế thì, Quy định về việc hiển thị giá đã bao gồm thuế đã được đưa ra từ tháng 4 năm 2004, nhưng vào tháng 10 năm 2013, trước khi thuế giá trị gia tăng ở Nhật nâng lên từ 5% lên 8%, “Luật Biện pháp đặc biệt” được ban hành đã cho phép hiển thị giá hàng hóa và dịch vụ không có thuế. Theo đó, nếu trên bảng giá đã hiển thị rõ đây là giá chưa bao gồm thuế, thì sẽ không bắt buộc phải hiển thị giá đã bao gồm thuế nữa.

Khi thuế tiêu dùng thay đổi, phía các cửa hàng sẽ phải thực hiện hoạt động như cài đặt thay đổi giá tiền tại quầy thu ngân. Khi đó, nghĩa vụ hiển thị giá đã bao gồm thuế sẽ khiến cho phát sinh gánh nặng, buộc các cửa hàng phải viết lại bảng giá, thay đổi quảng cáo, làm tăng chi phí gây thiệt hại tiền bạc và thời gian đối với phía cửa hàng.

Có bắt buộc phải hiển thị giá đã bao gồm thuế đối với tất cả các mặt hàng không?

Từ tháng 4 trở đi, hiển thị giá đã bao gồm thuế sẽ được áp dụng cho đối tượng kinh doanh chịu thuế (phía cửa hàng), những người kinh doanh cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng.

Tóm lại, đối tượng áp dụng của quy định hiển thị giá đã bao gồm thuế là toàn bộ các sản phẩm và dịch vụ mang tính thương mại được bày bán trên thị trường.

Tuy nhiên, hiển thị giá đã bao gồm thuế cũng có những ngoại lệ.

Đối với các sản phẩm chỉ được hiển thị dưới dạng “Giá theo giờ” hoặc sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng và có giá dao động, vẫn có thể để ẩn giá áp dụng cho các cửa hàng và trên internet giống như từ trước đến nay vẫn áp dụng.

Đối với quy định mới, nhìn chung chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng tất cả các sản phẩm hay dịch vụ khi hiển thị giá đều phải để giá đã bao gồm thuế.

Ví dụ về đối tượng hiển thị giá đã bao gồm thuế

Quy định hiển thị giá đã bao gồm thuế không chỉ áp dụng với giá gắn trên sản phẩm, giá đặt ở quầy mà còn giá ghi trên các tờ rơi, catalogue.

Bảng giá in ấn hoặc dán trên bao bì sản phẩm

Tờ rơi được phân phối bằng cách đăng báo, gửi thư trực tiếp, v.v…

Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, truyền hình, trang chủ trên internet và e-mail hay các poster quảng cáo.

Thẻ giá sẽ thay đổi cách hiển thị như thế nào?

Trong quy định hiển thị giá đã bao gồm thuế, thì nếu đã ghi tổng số tiền mà người tiêu dùng cần phải trả, thì các ký hiệu khác sẽ được phép cùng hiển thị. Cụ thể, nếu hiển thị giá đã bao gồm thuế rõ ràng, thì trong trường hợp này số tiền thuế hay giá chưa bao gồm thuế sẽ được phép hiển thị chung.

Tuy nhiên cần chú ý rằng tổng số tiền đã bao gồm thuế không phải lúc nào cũng được viết nổi bật nhất. Có thể sẽ có những trường hợp giá chưa bao gồm thuế được viết to, giá đã bao gồm thuế được viết nhỏ và thấp hơn, nên khi mua hàng cần kiểm tra thật kỹ.

Ví dụ cụ thể đối với sản phẩm có giá đã gồm thuế là 10.780 yên (thuế suất 10%)

10.780 yên

10.780 yên (đã bao gồm thuế)

10.780 yên (đã có thuế 980 yên)

10.780 yên (giá chưa bao gồm thuế là 9.800 yên)

10.780 yên (giá chưa bao gồm thuế là 9.800 yên, thuế 980 yên)

9.800 yên (giá đã có thuế 10.780 yên)

Người bán được phép hiển thị giá bằng một trong các cách như trên

Áp dụng với tất cả hàng hóa offline và online không?

Quy định hiển thị giá đã bao gồm thuế mới này áp dụng cho đối tượng bao gồm tất cả các hàng hóa bày bán tại cửa hàng offline và online, chương trình mua sắm trên TV và radio, v.v.

Tuy nhiên, quy định đưa ra nhằm giúp người tiêu dùng không bị nhầm lẫn khi lúc thanh toán khi mua hàng hóa. Do vậy, đối với trường hợp bán hàng online, bán hàng qua catalog, thì người bán không cần phải thay đổi giá đã được in và dán trên sản phẩm.

Ví dụ: Có trường hợp mặc dù giá trên web là 1.100 yên nhưng hàng được giao đến lại có giá dán trên sản phẩm ghi là 1.000 yên. Lưu ý sẽ có trường hợp này.

Một số cửa hàng thay đổi giá bán như thế nào để phù hợp với quy định hiển thị giá đã bao gồm thuế?

Trước khi quy định hiển thị giá đã bao gồm thuế có hiệu lực, một số cửa hàng đã xem xét đến việc thay đổi giá bán cho sản phẩm.

Uniqlo và GU

Uniqlo và GU đã thông báo rằng họ sẽ giữ nguyên và chuyển tất cả giá sản phẩm là giá chưa bao gồm thuế thành tổng giá đã bao gồm thuế trước cả khi quy định hiển thị giá bắt đầu có hiệu lực. Điều này dẫn đến việc hai thương hiệu này đã giảm giá cho sản phẩm bán ra khoảng 9%.

MOS Burger

MOS Burger đã thông báo rằng, họ sẽ hoàn toàn ủng hộ và hỗ trợ quy định hiển thị giá, họ bỏ đi toàn bộ giá lẻ đến đơn vị 1 yên

Một bộ phận sẽ có giá giảm đi, nhưng do ảnh hưởng của Corona nên cũng sẽ có một số thực đơn tăng giá.

Tham khảo: Thông báo sửa đổi thành giá đã bao gồm thuế cửa hàng MOS Burger

Ringer Hut

Trước ngày 1 tháng 4 Ringer Hut đã thay đổi sang hiển thị giá đã bao gồm thuế kể từ ngày 1 tháng 3. Hơn thế nữa, giá sẽ được thay đổi và làm tròn số, bỏ giá theo đơn vị 1 yên

Khi thay đổi giá, có món giảm đến 2 yên là Nagasaki Sara Udon, nhưng do chi phí phân phối tăng lên nên có thể sẽ ảnh hưởng đến một bộ phận các món khác bị tăng giá.

Dịch vụ gọi thêm mì của Nagasaki Champon đã không còn được áp dụng nữa.

Tham khảo: Thông báo thay đổi và sửa đổi thành giá đã bao gồm thuế tại tất cả cửa hàng của Ringer Hut

Tổng kết

Từ tháng 4 trở đi, khi quy định về hiển thị giá đã bao gồm thuế bắt đầu có hiệu lực, có thể số lượng các doanh nghiệp thay đổi hiển thị giá sẽ tăng dần lên.

Nghĩa vụ hiển thị giá đã bao gồm thuế đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Không chỉ biển quảng cáo trước cửa hàng mà ngay cả giá trên các tờ rơi sẽ đem lại cho chúng ta sự thú vị khi so sánh giá.

Không chỉ hiển thị một mình tổng giá mà cũng có thể hiển thị lẫn thêm cả giá chưa bao gồm thuế. Do vậy, chúng ta những người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ trước khi mua hàng. Hãy áp dụng luật một cách khéo léo và trở thành những người tiêu dùng thông minh.