Những điều cần lưu ý khi giải trí ở biển hay trên núi

Những điều cần lưu ý khi giải trí ở biển hay trên núi

Tuần vừa qua đã có một sự việc rất đau lòng xảy ra ở Nhật.

Hai người Việt Nam (1 nam và 1 nữ) tới biển của tỉnh Ibaraki chơi đã bị cuốn trôi ra ngoài biển, trong đó, vào ngày 13 đã tìm thấy cô gái người Việt Nam (23 tuổi) và được xác nhận là đã tử vong.

Cầu cho linh hồn người đã khuất được siêu thoát.

Hàng năm, ở Nhật những sự việc như vậy xảy ra ngoài biển hay trên núi có được đưa lên bản tin. Vậy sau đây tôi xin chia sẻ với các bạn những điều cần lưu ý trước mỗi chuyến đi chơi ở Nhật nhé!

Xảy ra rất nhiều tai nạn ở Nhật

Dưới đây là danh sách những địa điểm thường xảy ra các vụ tai nạn gây thương vong hàng năm ở Nhật. Chuyến đi vui vẻ nhưng đừng nghĩ là “Bạn không gặp tai nạn”, hãy chú ý tới sự an toàn của bản thân và hành động nhé.

  • Biển, Bãi tắm, Bể Bơi
  • Sông (Nơi câu cá, cắm trại)
  • Núi (Nơi đi bộ, cắm trại)

Đặc biệt là vào mùa hè, có rất nhiều vụ tai xảy ra ở biển hoặc sông. Theo số liệu của Cục sảnh sát, mỗi năm có tới hàng trăm người tử vong do tai nạn ở dưới nước. Ngoài ra, tại nạn như vậy xảy ra thì so với trẻ em , đa phần trường hợp tử vong lại là người lớn, do đó việc này có phần liên quan đến mọi người.

Ở mỗi nơi, hãy luôn ghi nhớ những điều quan trọng để bảo vệ tính mạng của bản thân.

Những điều nên lưu ý

Ở biển, sông hay núi đều có những điểm chú ý chung sau.

  • Xem dự báo thời tiết, nếu thời tiết xấu thì không đi biển, sông hay núi.
  • Báo cho người Nhật mà bạn quen biết địa điểm sẽ đi chơi, và nhờ họ xác nhận xem nơi đó có nguy hiểm hay không?
  • Tuyệt đối không được đi vào những khu vực có biển báo「立入禁止たちいりきんし」”Cấm vào”, 遊泳禁止ゆうえいきんし」”Cấm bơi”.
  • Bất kể trẻ em hay người lớn đều không được đi một mình.
  • Khi gặp tai nạn phải bấm ngay số “110” để gọi cảnh sát.

Ngoài ra còn cần lưu ý những điểm lưu ý tôi sẽ trình bày sau đây.

Ở biển, bể bơi

  • Giả sử sóng cao, nước sâu, phải quay lại nơi chân có thể chạm mặt đất.
  • Nếu cảm thấy không khỏe, cơ thể không ổn phải dừng bơi ngay.
  • Không bơi khi đã uống rượu.

Ở biển hay bể bơi chắc chắn đều có “người cứu hộ” nhưng họ không thể trông chừng tất cả mọi người. Hơn nữa, có rất ít những nơi có chú ý bằng đa ngôn ngữ dành cho người nước ngoài. Khi đi biển hoặc bể bơi, hãy để ý đừng chơi đùa quá sức, và giữ gìn sức khỏe.

Ở sông

  • Nếu nhìn thấy mây đen hoặc trời mưa thì không lại gần khu vực sông.
  • Khi thấy sông chảy xiết hoặc cây trên sông bị cuốn trôi, không lại gần khu vực sông này.
  • Nếu có áo phao , nhất định phải mặc vào.

So với biển thì sông ít nước hơn nên rất nhiều người nghĩ rằng sông an toàn. Tuy nhiên, bởi vì có nhiều sông chảy quanh núi, rất ít nơi để trốn thoát, và lượng nước đột ngột tăng lên do mưa, v.v., nên rất nguy hiểm. Hãy chú ý đến dòng chảy của sông và những thay đổi trong dòng chảy ấy.

Có nhiều người bị đuối nước vì họ nghĩ rằng “Sông cạn” hay “sông chảy chậm” nhưng thực tế thì sông sâu và chảy xiết.

Gần đây có nhiều thực tập sinh hay đi câu cá với ông chủ người Nhật, để không gặp tai nạn đáng tiếc, hãy lắng nghe sự chỉ dẫn của ông chủ và đừng hành động một mình nhé.

Ở trên núi

  • Chọn một ngọn núi phù hợp với thể lực và kinh nghiệm của bản thân.
  • Chọn quần áo phù hợp cho việc leo núi (quần áo không hở da, v.v)
  • Xác nhận cung đường leo núi, khi mất phương hướng, phải quay trở lại cung đường đường chính.
  • Khi gặp nạn trên núi , không được cố leo xuống , hãy chờ sự giúp đỡ.
  • Mang theo các phương tiện liên lạc như điện thoại để gọi trợ giúp.
  • Mang theo thực phẩm và bộ dụng cụ sơ cứu khẩn cấp để dùng khi bị lạc.

Núi là nơi địa điểm nguy hiểm với những bạn không quen. Những bạn chưa có kinh nghiệm leo núi nên hãy từ bỏ ý định leo núi . Hiện nay, số người nước ngoài “muốn leo núi” ngày càng tăng lên nhưng vấn đề là có rất nhiều người chưa hiểu về quần áo leo núi.

Leo núi với áo ngắn tay, quần short và dép sandal cũng giống như việc tự đưa mình vào tình huống nguy hiểm. Vì không thể biết được ở trên núi sẽ xảy ra tai nạn hay chấn thương gì nên hãy chú ý nhé!

Nếu có tai nạn xảy ra

Khi có tai nạn xảy ra, hãy nhớ tới những điều sau :

Gọi trợ giúp

Kể cả không biết tiếng Nhật cũng nên biết những câu sau nhé!

“Có ai không (Dareka)”, “Cứu tôi với (Tasukete)”

Nhất định phải nhớ được hai câu đấy.

Gọi cảnh sát

Nếu mang điện thoại thì ngay lập tức hãy gọi cho cảnh sát. Dù ở bất cứ đâu, hãy bấm số “110” để gọi trợ giúp. Kể cả không giỏi tiếng Nhật cũng hãy cố gắng để truyền đạt được những nội dung như sau:

  • あなたの名前なまえは?Tên bạn là gì? 
  • どこにいる?Bạn đang ở đâu?
  • 何人?何の事故?ケガのようすは?Có bao nhiêu người? Tai nạn gì? Tình trạng bị thương ra sao?

例:「私はグエンです。救急きゅうきゅうです。〇〇のビーチにいます。」Ví dụ : “Tôi tên là Nguyễn. Khẩn cấp. Tôi đang ở bãi biển ~”

例:「友だちが3人ケガをしました、2人は会話かいわができません」Ví dụ : “Tôi có 3 người bạn đang bị thương, trong số đó có 2 người không thể giao tiếp”

例:「救急車きゅうきゅうしゃをおねがいします」Ví dụ : “Tôi cần xe cấp cứu”

Ngay cả khi bạn không nói được tiếng Nhật, cuộc điện thoại có thể kết nối dẫn đến một thông dịch viên, vì vậy nếu bạn gặp tai nạn đe dọa đến tính mạng, vui lòng gọi “110” bằng mọi cách.

Nếu bình tĩnh và nói một cách từ từ, cảnh sát có thể hiểu. Nhất định không được quên số “110” nhé!

Kiểm tra sóng điện thoại

Khi ở trên núi hoặc sông, có rất nhiều khu vực điện thoại không thể kết nối. Trong trường hợp như vậy, thật là tốt nếu bạn xác nhận trước địa điểm muốn đến, “Khu vực nào điện thoại có thể kết nối?”, “SIM của nhà mạng nào có thể kết nối?”

Trong trường hợp kết nối với “110”, hãy đứng yên một chỗ nói chuyện để không bị ngắt quãng cuộc gọi. Còn trong trường hợp không thể kết nối được thì là do độ phủ sóng của mỗi nhà mạng là khác nhau nên hãy thử gọi tới số “110” bằng điện thoại của tất cả mọi người nhé!

Tự bảo vệ mình

Trong trường hợp bị đuối nước ở biển hay sông, hãy nhớ tới những điều sau nhé!

  • Nằm ngửa người lên hít thở và chờ cứu hộ.
  • Dang rộng chân tay, loại bỏ sức nặng của cơ thể, vì giày là thứ giúp ta nổi trên bề mặt dễ hơn nên cứ xỏ giày vào nhé!
  • Đừng hét lên quá nhiều lần “Hãy cứu tôi”, vì nó sẽ làm bạn mất sức.
  • Nếu quanh bạn có chai nhựa hoặc vật gì, hãy cố gắng đặt nó trước ngực và nắm chặt bằng cả hai tay.

※Video giải thích “cách nổi người lên” ở đây

Kênh Youtube : B&G chương trình khóa học an toàn dưới nước .

Nổi được người là một cách phòng vệ cho bản thân hiện đang trở thành một vấn đề ở Nhật. Quan trọng nhất có lẽ là việc chắc chắn phải “nâng cằm” lên.

Trong những tình huống như vậy, chắc bạn sẽ cảm thấy hoảng loạn nhưng hãy chú ý việc đó có thể rút cạn mất sức lực của bạn.

Ngoài ra, những người ở xung quanh không nên nhảy xuống biển hoặc sông để cứu người đuối nước, sau khi gọi trợ giúp thì cũng cố gắng đừng để mất dấu người bị đuối nước nhé. Hơn nữa, việc ném xuống cho họ một thứ như là một chiếc chai nhựa cũng là một cách tốt để có thể nổi lên.

Tổng kết

Khi có tai nạn xảy ra, hãy nhớ lại bài chia sẻ này của tôi nhé. Và nữa là tôi cũng mong nó được chia sẻ tới rộng rãi nhiều người hơn. Từ bây giờ, ban biên tập jNavi sẽ cố gắng chia sẻ với các bạn thêm nhiều cách ứng phó với các tai nạn, bão hay cả động đất giống như thế này.

Một bài viết khác: Trong trận động đất hay trận bão