Trong loạt bài viết lần này, tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những từ “tiếng Nhật” thường nghe thấy trong văn phong kinh doanh ở Nhật. Khi bắt đầu làm việc ở Nhật tôi nghĩ chắc hẳn các bạn sẽ có những hồi hộp và lo lắng nhất định nhưng biết thêm một từ tiếng Nhật đồng nghĩa với việc cũng giúp bạn thêm tự tin hơn trong công việc.
Trên quan điểm của tôi là một người Nhật, tôi đã tổng hợp ra những “từ vựng” và ý nghĩa của từ mong được đông đảo mọi người biết tới và đón đọc.
Bài viết khác : Tổng hợp những từ tiếng Nhật thường thấy trong văn phong kinh doanh ① ~ Tuyển tập cơ bản ~
Bài viết khác : Tổng hợp những từ tiếng Nhật thường thấy trong văn phong kinh doanh ③ Tuyển tập những từ chữ Katakana cơ bản
Bài viết khác : Tổng hợp những từ tiếng Nhật thường thấy trong văn phong kinh doanh ④ Tuyển tập những từ Katakana cao cấp
Tiếng Nhật thường sử dụng rất nhiều từ ngữ “giản lược” mà ngay đến cả những sinh viên mới tốt nghiệp cũng có rất nhiều người không biết. Lần này tôi xin giới thiệu những từ tiếng Nhật ở mức khó hơn những từ tiếng Nhật cơ bản (trong bài viết tuyển tâp cơ bản).
Những từ tiếng Nhật thường thấy trong văn phong kinh doanh
Những từ ở trình độ cao
育休・産休
育児休暇・・Người lao động nghỉ làm để chăm sóc con
産前休暇・・Người lao động nghỉ làm trước kỳ sinh nở
Ngoài ra, 時短 (rút ngắn thời gian làm việc) cũng thường được sử dụng.
Ví dụ : “Từ tháng sau chị A bước vào kỳ nghỉ 育休/産休, tôi sẽ làm thay phần việc của chị A trong thời gian đó”.
Ví dụ : “Thời gian làm việc của chị B sẽ được rút ngắn lại ( 時短 ) nên chị B sẽ được về vào lúc 16 giờ”.
いかんせん
Thật đáng tiếc nhưng ~, không thể làm gì khác hơn. Đây là từ được người Nhật trong độ tuổi 40 ~ 60 thường hay sử dụng.
Ví dụ : “Tôi muốn đi về sớm nhưng thật đáng tiếc (いかんせん) giờ làm thêm vẫn chưa kết thúc”.
Ví dụ : “Tôi rất muốn cài vào máy một chương trình game mới nhưng thật đáng tiếc (いかんせん) giá cao quá nên tôi không thể mua được”.
いい感じにする
Đây là từ mà khiến ngay cả các cấp trên người Nhật cũng rất khổ sở. Từ này bao hàm sắc thái “Hãy cải tiến hơn nữa đi” còn nếu dùng khi nói về bản báo cáo của bạn thì có nghĩa nó đang còn nhiều thiếu xót.
Đây là từ mà tôi có trải nghiệm tồi tệ nhất từ ngày bắt đầu đi làm ở Nhật. 「いい感じ」thực sự là như thế nào thì sau một thời gian dài làm chung với cấp trên tôi đã nhận ra.
Ví dụ : “Tài liệu kinh doanh này có vẻ khó hiểu nhỉ? Hãy hoàn thiện nó (いい感じにする) cho tốt hơn đi”.
エンドユーザー
Trong quá trình lưu thông ở đa dạng các loại ngành nghề khác nhau, đây là từ ngữ chỉ “người sử dụng sản phẩm cuối cùng”.
Ví dụ như với công ty “sản xuất sữa bột”, 「エンドユーザー」không phải là người mẹ mua sữa bột mà là đứa con uống sữa. Trong trường hợp này, mục tiêu tiếp thị sản phẩm sẽ thay đổi. Các bà mẹ thường sẽ quan tâm tới “hàm lượng dinh dưỡng” trong sữa nhưng với trẻ con, thứ chúng quan tâm là “vị có ngon hay không” và “bao bì có đẹp không”.
Việc hiểu được người dùng cuối cùng (エンドユーザー) trong quá trình lưu thông hàng hóa là vô cùng quan trọng.
口酸っぱく言う
Nhắc đi nhắc lại một sự việc rất nhiều lần.
Ví dụ : “Tôi sẽ chú ý nhắc nhở (口酸っぱく言う) nhân viên của mình để không mắc sai lầm lần thứ hai”.
蛇腹折り
Việc gấp tạo hình chiếc quạt được gọi là 「蛇腹折り」. Nó dùng để chỉ việc gấp lại những tài liệu cỡ lớn như là khổ giấy A3 hoặc B4.
宿題
Đây không phải là “Bài tập giáo viên giao cho học sinh ở trường” mà là tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng rồi mang về công ty và báo cáo vào ngày hôm sau đó.
Ví dụ : “Vấn đề này sẽ được chúng tôi mang về một lần nữa và coi như một nhiệm vụ của công ty (宿題)”.
そもそも論
Quay trở lại thời điểm bắt đầu suy nghĩ về vấn đề đang thảo luận. Đây là một từ ngữ được dùng để xác nhận ý nghĩa hoặc mức độ quan trọng của vấn đề từ những suy nghĩ đầu tiên. Nghe rất áp lực nên tốt hơn hết là không nên dùng từ này cho những người lớn tuổi.
Ví dụ : “Quay trở lại (そもそも論) bản chất của vấn đề một chút nhưng dịch vụ này được tạo ra để hướng tới ai vậy?”
飛び込み
Là việc ghé thăm cơ sở kinh doanh, chào mời mà không hẹn trước.
Tùy từng doanh nghiệp, có những nơi nghiêm cấm hoạt động bán hàng nên nhất định phải ghi nhớ để điều tiết hoạt động bán hàng có chừng mực.
ヒヤリハット
Ví dụ về việc không xảy ra tai nạn lớn nhưng có thể là tác nhân gây ra tai nạn.
「ヒヤリ」・・・việc chảy mồ hôi và nước mắt sẽ gây nguy hiểm cho mắt
「ハット」・・・bất ngờ mất đi khả năng giao tiếp
「ヒヤリハット報告」là việc báo cáo dự phòng một sự việc chưa xảy ra trong thực tế, tuy nhiên cần phòng tránh để không có có sai sót nào trong những lần tiếp theo.
Ví dụ : “Sau khi tôi mở cửa thoát hiểm, cánh cửa đã húc vào một người đang ngồi ở đó”.
Ví dụ : “Việc bấm nhầm nút điều khiển trên máy móc ở công trường đã khiến tôi suýt bị thương”.
はしょる
Làm ngắn bớt, rút gọn.
Ví dụ : “Thời gian còn lại không nhiều, nói ngắn gọn lại (はしょる) nhé”.
泣く
Từ bỏ. Dù không muốn nhưng vẫn chấp nhận điều kiện của đối phương.
Ví dụ : “Nếu giảm giá thêm nữa, công ty chúng tôi sẽ bị lỗ nhưng tôi đồng ý (泣く) với điều kiện của bên bạn”.
飲む
Trở nên vâng lời hoặc đồng ý, chấp thuận một điều kiện nào đó. Mang sắc thái tiêu cực rất lớn.
Ví dụ : “Thực sự là tôi không muốn làm đâu, nhưng lần này tôi sẽ chấp nhận điều kiện của công ty A.
なるはや
Cách nói ngắn gọn của “Càng nhanh càng tốt”. Do đây là từ ngữ được giới trẻ sử dụng nhiều nên tôi khuyên các bạn không nên sử dụng trong công việc. Thực chất, người Nhật trong khoảng 20-30 tuổi là đối tượng tập trung chủ yếu sử dụng từ này.
Ví dụ : “Về câu hỏi ngày hôm qua, hãy cố gắng trả lời nhanh nhất có thể (なるはや)”.
ネックになる
Những việc, những người có thể trở thành nguyên nhân khiến các việc khác diễn ra không thuận lợi. Nói cách khác đó là rào cản cho sự tiến bộ.
Ví dụ : “Anh ấy thiếu năng lực lãnh đạo nên gặp nhiều khó khăn (ネックになる) trong công việc”.
Ví dụ : “Việc hàng giao từ chi nhánh nước ngoài tháng nào cũng tới muộn có vẻ gây trở ngại (ネックになる) cho công việc tại công ty”.
ボールは誰がもっている?
「ボール」=”Đảm nhiệm, vai trò”.
Chỉ người hoặc công ty có lời nói và hành động qua lại giữa từ 2 bên trở lên trong cuộc thảo luận hoặc quy trình thực hiện. Trong tiếng Nhật ví von việc nói chuyện qua lại như vậy như là ném, bắt “bóng chày”.
Ví dụ : “Công ty A sẽ phụ trách ( ボール ) dịch vụ mới nên chúng ta hãy cùng đợi đề xuất từ bên công ty A”.
Ví dụ : “Sự kiện này ai đang là người phụ trách ( ボール ) đây?”
投げる
Việc bàn giao nhiệm vụ của mình cho một người thứ 3. Việc chia cắt, phân phối.
Ví dụ :”Vì đã nhờ công ty A phân tích Maketing rồi nên công việc này cứ bàn giao (投げる) nguyên như vậy cho công ty A”.
Ví dụ :”Tôi có trách nhiệm giao việc (投げる) cho nhân viên mới tên Nguyễn”.
まえかぶ/あとかぶ
Tên công ty có 2 thứ tự như sau : 、①「株式会社〇〇」②「〇〇株式会社」
① là “Mae (kabu)” ② là “Ato (kabu)”. Cả cụm 「株式会社」khi nói ngắn gọn lại chỉ còn 「(株)」. Tuy nhiên, khi nhắc tới tên của công ty đối tác mà chỉ viết (株)là vô cùng thất lễ, nên hãy viết đầy đủ 「株式会社」nhé.
Nhân tiện tôi cũng muốn nói (株) đặt trước hay sau là do sở thích của nhà sáng lập (sao cho dễ nói) chứ thứ tự này không có ý nghĩa đặc biệt nào cả.
Ví dụ : “Tên công ty ngài (株) đứng trước hay sau vậy ạ?”
Trả lời : “(株) đứng trước là Công ty cổ phần jNavi (株式会社jNavi)”.
見切り発車
Tiến hành trực tiếp mà không bàn luận cẩn thận.
Ví dụ : “Dịch vụ mới lần này có thể sẽ thất bại. Bởi vì giám đốc đã quyết định làm mà không bàn bạc kĩ lưỡng (見切り発車)”.
もんでおく
Việc bàn luận và bắt tay vào công việc.
Ví dụ : “Chủ đề này sẽ bàn luận trong cuộc họp ngày mai”.
焼く
Việc nhập dữ liệu vào CD hoặc DVD.
Ví dụ : “Anh Nguyễn, hãy nhập dữ liệu file này vào đĩa DVD”.
Tổng kết
Vậy là tôi đã giới thiệu về tiếng Nhật văn phòng, những từ mà ngay cả khi dùng từ điển hoặc công cụ dịch thuật cũng không hiểu được. Series này tôi đã chia làm 4 bài viết đơn lẻ, các bạn hãy xem toàn bộ nhé.
Bài viết khác : Tổng hợp những từ tiếng Nhật thường thấy trong văn phong kinh doanh ① ~ Tuyển tập cơ bản ~
Bài viết khác : Tổng hợp những từ tiếng Nhật thường thấy trong văn phong kinh doanh ③ Tập những từ chữ Katakana cơ bản
Bài viết khác : Tổng hợp những từ tiếng Nhật thường thấy trong văn phong kinh doanh ④ Tập những từ Katakana cao cấp