Tình hình tội phạm người nước ngoài

Tình hình tội phạm người nước ngoài

Vài ngày trước, bản tin thời sự xuất hiện một tin rất đáng báo động.

“Khái quát bản tin”

  • Việc người nước ngoài bị “xóa bỏ tư cách lưu trú” ở năm 2018 là 832 vụ, lớn nhất từ trước tới nay.
  • Trong số đó có rất nhiều quốc tịch khác nhau nhưng nhiều nhất là Việt Nam với 416 trường hợp.
  • Nhiều nhất là các du học sinh và thực tập sinh kỹ năng bỏ trốn khỏi trường học và nơi thực tập để đi làm.

Nguồn tham khảo : VIETJO – Website tổng hợp thông tin về Việt Nam (bài viết ngày 22 tháng 8)

Và đó là lý do Nhật Bản đang tăng cường “quản lý” đối với tội phạm người nước ngoài.

“Cục quản lý xuất nhập cảnh” có một website yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan tới việc cư trú bất hợp pháp và nhiều doanh nghiệp cũng như người nước ngoài đã bị tố giác và báo cáo trên trang này.

Gần đây, những tin tức về việc người nước ngoài cư trú bất hợp pháp được phát sóng rất nhiều. Trong số những chương trình đó, ở một công ty có người nước ngoài làm việc bất hợp pháp đã được “điều tra viên” ghé thăm và cảnh người Việt Nam vi phạm bị bắt đã được phát sóng.

Người Việt Nam làm việc ở đó khi nhìn thấy điều tra viên tới thì vội vàng bỏ chạy, và tỏ thái độ trốn tránh nhưng toàn bộ những người làm việc bất hợp pháp đó đã bị bắt và dẫn tới đồn cảnh sát. Những tin tức như vậy đã ảnh hưởng tới ấn tượng với người Việt Nam làm tôi cảm thấy vô cùng đau lòng.

Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ cùng các bạn tình trạng “tội phạm người nước ngoài” đang tăng lên như thế nào và tôi cũng muốn mọi người biết được những điều cơ bản sau để không trở thành “tội phạm” nhé.

Cư trú bất hợp pháp

Cư trú bất hợp pháp là hành động trái phép tiếp tục ở lại Nhật quá thời gian lưu trú đã được quy định mà không có tư cách gì.

Có rất đông người nước ngoài cư trú bất hợp pháp bằng cách nói dối khi nhập cảnh vào Nhật rằng “lưu trú ngắn hạn” hoặc “visa du lịch”, rồi sau đó ở lại Nhật trong một thời gian dài (khoảng hơn 1 năm) để làm việc.

Trong các trường hợp như vậy, trước khi nhập cảnh vào Nhật, từ phía các đại lý và công ty hỗ trợ đã nói rằng

  • “Sẽ làm thủ tục visa ở Nhật cho nên không sao đâu”.
  • “Mọi người cũng sống ở Nhật với cách tương tự như vậy mà”.
  • “Nếu có trục trặc gì chúng tôi sẽ hỗ trợ”.

và có rất nhiều người đã bị lừa bởi nghe và tin những lời dụ dỗ ngon ngọt ấy.

Lao động bất hợp pháp

Có rất nhiều doanh nghiệp biết việc vi phạm của các lao động nước ngoài làm việc bất hợp pháp nhưng vẫn tiếp nhận họ, và tình trạng đó đang ngày một tăng lên ở Nhật.

Lao động bất hợp pháp là việc không có đủ tư cách để làm việc hoặc làm công việc không nằm trong phạm vi được công nhận. Ví dụ trong trường hợp đến Nhật với visa là du học sinh, thì các công việc như là làm part time “không được cho phép” sẽ bị coi là “lao động bất hợp pháp”.

Nếu bạn là du học sinh thì bạn có thể làm thêm 28h/tuần bằng cách xin phép ”Hoạt động ngoài tư cách lưu trú”. Đây là cách để chứng nhận bạn đi làm thêm để phục vụ cho việc sinh hoạt tại Nhật và không làm ảnh hưởng đến thời gian học.

Vì vậy, “lao động bất hợp pháp” không chỉ xử phạt đối với người nước ngoài mà còn áp dụng cả với những doanh doanh Nhật Bản sử dụng lao động và người Nhật. Trong các trường hợp như vậy, chủ các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng:

  • Các công ty khác cũng tuyển dụng lao động một cách phạm pháp, và không chỉ có mình tôi làm sai.
  • Tôi tạo công ăn việc làm cho những người nước ngoài đã mất việc ở Nhật, tôi không sai.
  • Người lao động nước ngoài làm việc và hiểu những rủi ro có thể gặp phải nên công ty không có trách nhiệm gì nữa.

và thực tế những lời nói đó cho thấy họ vô trách nhiệm và không quan tâm tới bạn.

Trong số đó, có rất nhiều người thực sự không hiểu biết về pháp luật và đừng nghĩ rằng tất cả những người xung quanh bạn (bạn bè, tiền bối đi trước hay người Nhật) đều biết rõ tất cả mọi thứ.

Buôn lậu

Buôn lậu là việc người buôn hàng lậu mang từ nước ngoài vào những thứ bị cấm và giấu trong một chiếc vali to.

Mấy ngày qua trên chương trình ti vi đã phát sóng tin về rất nhiều người Việt Nam bị tịch thu hành lý trong một cuộc kiểm tra tại sân bay. Đồ vật bị tịch thu bao gồm:

  • Túi “hàng hiệu giả”
  • Chất kích thích và ma túy
  • Vàng khối tự nhiên

v.v.. Và trong trường hợp mang hành lý cấm như ma túy thì có thể sẽ bị kết tội rất nặng.

Những thứ này được giấu trong vali bằng cách tạo ra một đáy hai tầng và quấn rất nhiều băng dính xung quanh các tầng đó để cho nếu nhìn bằng mắt thường thì sẽ không thể nhìn thấy bên trong.

Tuy nhiên, nhân viên sân bay nếu kiểm tra theo đường X thì có thể biết được bên trong như thế nào, do đó các hành vi xấu ngay lập tức bị phát hiện. Hãy chú ý và đừng làm theo những hành vi buôn lậu như vậy nhé!

Nếu bạn bị một người không quen yêu cầu những điều như “Tôi muốn nhờ bạn mang đồ sang cho bạn tôi ở Nhật” hay “Tôi sẽ trả tiền cho bạn, bạn có muốn làm thêm việc vận chuyển đồ không?” thì hãy từ chối ngay nhé!

Tôi có xem trên ti vi, một người Việt Nam bị nhân viên sân bay kiểm tra hành lý đã giải thích rằng:

  • “Đây là hành lý bạn tôi nhờ mang sang. Tôi không làm gì sai”
  • “Bên trong có gì tôi cũng không biết nhưng người bạn nhờ tôi mang đồ sang không phải là người xấu”
  • “Bằng bất cứ giá nào tôi cũng phải đưa món đồ này cho người bạn đang ở Nhật”

nhưng chỉ cần đó là món đồ vi phạm quy định thì bất cứ là gì đi nữa cũng không được phép nhập cảnh vào Nhật. Nếu bạn định làm một công việc làm thêm như là việc “buôn lậu” thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên thật điên rồ.

Hãy nhớ rằng tiền phạt có thể lên tới hàng triệu yên đấy.

Làm thẻ giả (thẻ cư trú, giấy chứng nhận)

Ở Nhật đã có những trường hợp bị bắt do làm thẻ lưu trú giả với mục đích được tiếp tục ở Nhật. Vào ngày 20 tháng 8 vừa qua lại thêm một trường hợp người Việt Nam bị bắt do làm giả chứng chỉ của kỳ thi “Năng lực tiếng Nhật (JLPT)”.

Với loại tội phạm này, nếu bạn trông thấy các tấm thẻ giả hay biết được thứ đó là giả hoặc biết được những người làm thẻ giả hay cảm thấy nghi ngờ người nào đó đều có thể trình báo với cơ quan chức năng.

Việc làm thẻ giả được rao bán trên các trang như SNS và một số người khuyên bạn nên mua chúng vì họ cho rằng “tuy là đồ giả đã được làm công phu để không nhận thấy sự khác biệt so với đồ thật nên cứ yên tâm”.

Tuy nhiên, số hiệu trên thẻ cư trú được quản lý bởi chính phủ nên chỉ cần kiểm tra là ngay lập tức phát hiện thẻ giả hay thẻ thật. Sống ở Nhật nhưng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ “không biết khi nào bị bắt”, thì đó không phải là cuộc sống dành cho bạn. Nhất định hãy dừng những hành động đó lại ngay nhé!

Tổng kết

Những loại tội phạm như vậy sẽ không nhận được sự tha thứ kể cả với những lý do như “Tôi hoàn toàn không biết” hay “Tôi không muốn làm việc đó”.

Nhất định việc tới Nhật nhưng lại trở thành tội phạm sẽ gây cho bạn những rắc rối trong cuộc sống về sau và hẳn là sẽ khiến cho gia đình các bạn thất vọng.

Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang phạm tội như vậy thì ngay bây giờ, bạn nên tham khảo ý kiến, trao đổi với một “cảnh sát khu vực” hoặc “văn phòng nhập cư khu vực”. Nếu bạn cư trú bất hợp pháp, cũng có những trường hợp bạn có thể trở về nước mà không bị giam giữ, nhưng đó không phải là tất cả.

Trên hết, điều quan trọng là không phạm tội và ngăn chặn chúng trước, nên đây chính là điều quan trọng mà tôi muốn chia sẻ cùng tất cả mọi người.