Quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp khi “Chia tay”

Quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp khi “Chia tay”

Khi tốt nghiệp, chuyển công tác hoặc về nước… Khi đã có những cuộc gặp gỡ thì chắc hẳn cũng sẽ có những cuộc chia ly.

Tôi nghĩ các bạn đang ở Nhật rồi cũng sẽ tới ngày quay trở lại Việt Nam. Do đó, tôi muốn giới thiệu tới các bạn biết những thông tin cần biết về “Nghi thức chào hỏi khi chia tay”.

Chào tạm biệt khi chia tay

Tôi nghĩ ở đất nước nào cũng giống nhau nhưng tốt hơn hết là nên nói lời chia tay trực tiếp trước mặt người đó. Hãy ghi nhớ các cụm từ sau vì bạn có thể sử dụng được nó khi nói lời chào tạm biệt.

Bài phát biểu trước toàn thể mọi người


“Đầu tiên, cho tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các vị đã bớt chút thời gian đến dự buổi lễ ngày hôm nay. Sau ngày hôm nay, tôi sẽ quay trở lại Việt Nam nên hôm nay tôi muốn gửi lời chào tạm biệt tới tất cả mọi người. Nhờ có tất cả các bạn mà cho tới hôm nay tôi đã trải qua ~ tháng (~ năm) một cách bình an vô sự.”

Tôi nghĩ rằng trong khoảng thời gian qua tôi đã gây ra rất nhiều phiền phức nhưng các bạn vẫn luôn đối xử với tôi rất tốt, thực lòng tôi vô cùng cảm ơn vì điều đó. Những kinh nghiệm tôi đã nhận được ở đây chắc chắn sẽ trở thành tài sản theo tôi đi suốt cuộc đời.

Tôi sẽ không bao giờ có thể quên được những ân huệ mà các bạn đã dành cho tôi. Và tôi sẽ luôn cố gắng để một ngày nào đó có thể đền đáp lại những công ơn ấy của các bạn. Các bạn hãy cố gắng để ý tới sức khỏe của mình. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn.”


“Đầu tiên, cho tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các vị đã bớt chút thời gian đến dự buổi lễ ngày hôm nay”
「みなさん、この度のお時間をいただきありがとうございます。」
Nói lời cảm ơn tới tất cả mọi người đã tập trung tại đây ngày hôm nay để nghe mình nói lời tạm biệt.

“Sau ngày hôm nay, tôi sẽ quay trở lại Việt Nam nên hôm nay tôi muốn gửi lời chào tạm biệt tới tất cả mọi người”
「このたび、私はベトナムに帰ることになりましたので、最後のあいさつを申し上げます。」
Giải thích lý do tại sao hôm nay lại tập trung tại đây.

“Nhờ có tất cả các bạn mà cho tới hôm nay tôi đã trải qua ~ tháng (~ năm) một cách bình an vô sự”
「みなさんのおかげ、今日までの~ヵ月(~年)を無事に過ごすことができました。」
Truyền đạt với mọi người rằng bạn đã được kết nạp vào công ty trong bao lâu và có thể nhớ lại những kỷ niệm của bạn và mọi người trong khoảng thời gian ấy.

“Tôi nghĩ rằng trong khoảng thời gian qua tôi đã gây ra rất nhiều phiền phức nhưng các bạn vẫn luôn đối xử với tôi rất tốt, thực lòng tôi vô cùng cảm ơn vì điều đó”
「色々とご迷惑をおかけしたこともあったかと思いますが、みなさんに良くしていただいたこと、心から感謝しています。」
Đây là một cách nói khiêm tốn của người Nhật để thể hiện biểu cảm “Tôi xin lỗi vì đã làm phiền”. Tuy nhiên trên hết là để thể hiện cho cảm xúc mãnh liệt “Tôi vô cùng biết ơn các bạn”.

“Những kinh nghiệm tôi đã nhận được ở đây chắc chắn sẽ trở thành tài sản theo tôi đi suốt cuộc đời”
「ここで経験したことは、私の人生にとって一生の財産ざいさんとなりました。皆さんから、いただいた”ご恩おん”は、一生忘れません。」
Khi đã có thể nói ra câu nói trên rồi thì bạn đã trở nên hoàn thiện bản thân mình. Đối với bạn, kinh nghiệm nào là quý giá? Bạn đang cảm ơn vì điều gì? Bạn có thể truyền đạt tới mọi người bằng 100% cảm xúc của mình nhé.

“Tôi sẽ không bao giờ có thể quên được những ân huệ mà các bạn đã dành cho tôi. Và tôi sẽ luôn cố gắng để một ngày nào đó có thể đền đáp lại những công ơn ấy của các bạn”
「いつかこの”ご恩”をみなさんに返せる日が来るように、これからも頑張りたいと思います。」
Truyền đạt quyết tâm của bản thân rằng một ngày nào đó muốn gặp lại tất cả những người đã từng chăm sóc bảo ban mình và cảm ơn họ.

“Các bạn hãy cố gắng để ý tới sức khỏe của mình. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn”
「みなさん、どうかお体には気を付けてください。本当にありがとうございました。」
Truyền đạt tới đối phương lời chúc sức khỏe và hạnh phúc, nói lời cảm ơn một lần nữa để kết thúc bài phát biểu.

Khi phát biểu chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy mất bình tĩnh nhưng các hoàn toàn có thể vừa nhìn giấy vừa đọc nhé. Nhưng điều quan trọng là hãy nhìn thẳng vào mắt của những người đã chăm sóc và giúp đỡ mình khi phát biểu. Và hãy nói lời cảm ơn chân thành với một giọng nói to, rõ ràng nhé các bạn!

Chào hỏi với từng cá nhân

Ngoài việc phát biểu chào tạm biệt tới tất cả mọi người thì cũng hãy tiến hành các cuộc chào hỏi mang tính cá nhân tới những người đã từng chăm sóc và chỉ dạy cho bạn nhé.

“Anh/ Chị 〇〇, anh/ chị đã vất vả rồi. Bây giờ anh/ chị có thể dành cho tôi một chút thời gian được không ạ?”
「〇〇さん、お疲れさまです。今少しお時間よろしいでしょうか。」
Nếu bạn nói lời tạm biệt trong lúc làm việc, hãy thử hỏi xem bây giờ đối phương có thể nói chuyện không.

“Hôm nay là ngày cuối cùng tôi đi làm ở công ty rồi. Cảm ơn anh/ chị nhiều nhé!”
「今日で最後の出勤日となりました、今まで本当にありがとうございました。」
Truyền đạt nội dung muốn nói một cách ngắn gọn.

“Anh/ Chị 〇〇, tôi vô cùng biết ơn anh/ chị đã giúp đỡ tôi trong công việc”.
「〇〇さんには、△のことで、お世話になり、本当に感謝しています。」
Gửi lời cảm ơn với đối phương bằng cách đan xen vào một hoàn cảnh cụ thế.

“Anh/chị chú ý giữ gìn sức khỏe nhé. Hôm nay không phải là lời “tạm biệt” mà là hẹn gặp lại”
「お身体には気を付けてください。今日で”さよなら”ではなく、またお会いしたいです。」
Gửi lời chúc sức khỏe tới đối phương và hẹn gặp lại.

“Nếu có cơ hội hãy tới Việt Nam chơi nhé. Tôi sẽ giới thiệu cho bạn về đất nước tôi”.
「もし機会があったら、ベトナムに遊びに来てください。私が案内します。」
Truyền đạt với họ rằng bạn muốn họ đến đất nước của bạn chơi và cho họ thấy cảm giác gần gũi không khoảng cách.

Những điều nên chú ý

  • Không chỉ có những cụm từ tôi đã viết ở trên, bạn cũng hãy nói về những câu chuyện giữa bạn và những người đồng nghiệp đều biết.
    Ví dụ : “Chuyến du lịch cùng với mọt người thật là vui nhỉ”. 「みなさんと行った旅行は本当に楽しかったです」 
    Ví dụ : “Tôi sẽ không thể quên được hương vị của món 〇〇 đã ăn cùng với mọi người”. 「みなさんと食べた〇〇の味を忘れられません」
    Ví dụ : “Ngay trong ngày đầu đi làm tôi đã quên không mang tiền, khi ấy, việc giám đốc cho tôi mượn tiền ăn trưa quả là một hoài niệm đáng nhớ”. 「入社した日にお金を忘れてしまって、社長からお昼代を借りたことがなつかしいです。」
  • Khi nói lời chia tay tạm biệt với mọi người trong công ty, bạn không nên nói về những việc xấu trong công ty hoặc những điều bạn ghét.
  • Bài phát biểu chỉ diễn ra trong khoảng thời gian 3 phút nên hãy tóm tắt những điều bạn muốn nói nhé.
  • Vì ngày cuối cùng đi làm sẽ rất bận rộn nên hãy cố gắng hoàn thành công việc để có thể dành thời gian nói lời tạm biệt với mọi người nhé.

Ngày cuối cùng làm việc với những người đã chỉ dạy và chăm sóc cho bạn

Khi những người đã từng chăm sóc và chỉ dạy cho bạn nghỉ việc, bạn thấy sao khi nói với họ những lời như sau.

  • “Cho tới hôm nay bạn đã thực sự vất vả rồi”. 「今日まで本当にお疲れ様でした。」
  • “Không có anh/ chị 〇〇 ở bên cạnh nữa, tôi sẽ thấy rất buồn”. 「〇〇さんがいなくなると、とてもさみしいです。」
  • “Không còn anh/ chị 〇〇 ở bên giúp đỡ nữa, tôi sẽ cố gắng nhiều hơn.” 「〇〇さんがいなくなる分、わたしはもっとがんばります。」
  • “Tôi sẽ luôn cầu chúc cho anh/ chị 〇〇 những điều tốt đẹp nhất.” 「これからの〇〇さんのご活躍を祈っています。」

Thư chia tay (tạm biệt)

Tôi nghĩ cũng sẽ có những cuộc chia tay mà không thể gặp mặt để nói trực tiếp lời tạm biệt. Khi đó, hãy gửi thư hoặc email để nói lời cảm ơn. Vì biết đâu lại có thể dành thời gian để gặp nhau nên việc gửi thư hoặc email trước 2 tuần tới 1 tháng trước khi rời khỏi Nhật là một quy tắc ứng xử.


Anh/ chị 〇〇

Đã lâu rồi không gặp anh/ chị. Tôi là Nguyễn, trước từng làm việc tại △△ và đã luôn được anh/ chị giúp đỡ.

Lần này tôi muốn gửi lời chia tay tới anh/ chị vì vào tháng ~ tôi sẽ trở về Việt Nam – quê hương của tôi, và tôi cũng vô cùng xin lỗi khi đã thất lễ khi liên lạc qua thư (email).

Thời gian nhanh như chớp mắt, thoáng cái mà tôi đã trải qua cuộc sống ở Nhật được ~ tháng/ ~ năm một cách vui vẻ, bình an vô sự. Việc phải rời khỏi Nhật Bản khiến tôi khá buồn bã nhưng cũng đan xen nhiều cảm xúc khác nhau.

Từ đáy lòng, tôi vô cùng cảm ơn anh/ chị 〇〇 về những điều tốt đẹp đã dành cho tôi. Tôi được trải qua những tháng ngày vui vẻ ở Nhật như vậy là nhờ có anh/ chị 〇〇.

Thực sự là không thể nói lời chào tạm biệt trực tiếp nhưng tôi tin một ngày nào đó chúng ta lại có thể gặp lại nhau. Anh/ chị hãy giữ gìn sức khỏe để khỏe mạnh gặp lại tôi nhé.

Dù tôi có quay trở lại Việt Nam thì tôi vẫn sử dụng địa chỉ liên lạc này. Và tôi sẽ rất vui nếu vẫn có thể duy trì liên lạc với mọi người. Nguyen@gooogle.com.

Nếu có cơ hội, hãy tới Việt Nam chơi nhé!

Nguyễn


Trong thư, hãy đính kèm 「拝啓」ở đầu thư và 「敬具」ở cuối thư nhưng trong văn phong thương mại thì không quá cần thiết.

Tổng kết

Các bạn có thể sử dụng các từ ngữ trên như để tham khảo hoặc truyền đạt theo ý kiến riêng của mình. Và tôi sẽ rất vui nếu như đây được coi là một nguồn tham khảo cho các bạn.