Tôi nghĩ nhiều người sẽ cảm thấy tiếng Nhật được học ở trường khác nhiều với tiếng Nhật nói của người Nhật . Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ đôi điều về “Tiếng Nhật các bạn không được học ở trường”. Đặc biệt hơn, tiếng Nhật mà người trẻ tuổi hay dùng (ngôn ngữ giới trẻ) thì đến cả người Nhật cũng không biết nữa. Khi kết bạn với người Nhật, có thể bạn sẽ cần xem qua một số kiểu tiếng Nhật mà tôi đề cập dưới đây:
Mail, SNS
笑
(笑 – LOL): thường được viết ở cuối câu văn, thể hiện sự thú vị hoặc biểu thị sự buồn cười.
VD: Hôm qua tớ đã chuẩn bị cho bài kiểm tra rồi, vậy mà sáng nay lại ngủ quên mất (cười).
Với cùng một ý nghĩa như (笑), người ta còn có thể viết các từ như “わら-Wara” hay “ワロタ – warota”.
Ví dụ sau đây được nhiều người Nhật sử dụng để thể hiện cảm xúc theo cùng một cách.
(泣): Muốn khóc , đau buồn
(汗): Vã mồ hôi, căng thẳng
(爆) : Bày tỏ một điều gì đó còn thú vị hơn cả (笑)
Bên cạnh đó, trong bảng chữ cái, chữ [w] có thể được sử dụng để thể hiện “thú vị” hoặc “hài hước”. [w] này được đọc là “Wara” và vì nó trông giống như “草 – cỏ” khi có nhiều [www] xếp lại với nhau, nên nó còn được gọi là “草 – Cỏ”.
Một số người sử dụng chữ”草 – cỏ” này để mô tả “thú vị, hài hước” là “草が生える – cỏ mọc”.
VD: Tớ bị cô ấy đá rồi (Khóc)
Mai tớ ngại đi học quá thể (Cười)
Trước mắt thì hôm nay cứ đi hát karaoke đi (hehehe)
【定期 – Định kỳ】
【定期 – Định kỳ】Có nghĩa là có một cái điều đấy thôi mà lúc nào cũng nói
Ví dụ: Chà, tôi muốn giảm cân vào mùa hè [Định kỳ] (“Định kỳ” được sử dụng trên SNS.) -> Ý là cứ đến mùa hè là lại muốn giảm cân.
卍 (Manji)
卍… phấn chấn lên xem nào. Dùng cả lúc vui và lúc buồn.
Manji là một chữ Hán. Mặt khác, nó còn là biểu tượng thể hiện đền chùa trên bản đồ Nhật Bản. Tuy nhiên, Manji ở đây không dùng với nghĩa là chùa chiền, mà cũng chẳng phải là một chữ có ý nghĩa gì lắm. Nó chỉ là một ký tự thể hiện việc rất hưng phấn mà thôi. Nó cũng chỉ được giới học sinh cấp 3 – 18 tuổi còn đang đi học sử dụng.
VD: Khó nói nhỉ! – Kiểu cảm giác khó gọi tên (dùng lúc vui, lúc buồn thì ý nghĩa nào cũng được)
~ンゴ (NGO)
… hay được thêm vào cuối câu. Dùng trong các câu phủ định, chẳng hạn như lúc chẳng may thất bại việc gì đó.
Những người hay sử dụng Internet chắc là sẽ thấy giời trẻ hay dùng từ 「~ンゴ – NGO」này.
Khi thêm “NGO” vào cuối câu, người ta muốn thể hiện cảm giác thất bại, suy sụp. Tự bản thân 「~ンゴ – NGO」không có nghĩa.
VD: Bài tập ở trường tớ làm xong rồi, nhưng mà tớ quên ở nhà (NGO, dở khóc dở cười)
Ngôn ngữ nói
マジ(か)・・・「Thực sự」VD: Lần này cậu đi chơi cùng thật á?
チョー〇〇・・・「Siêu, Rất」VD: Một cái xe siêu ngầu đã chạy qua đấy!
ウケる・・・「Thú vị」VD: Chuyện đấy thú vị phết nhỉ!
めっちゃ・・・「Rất, Cực kỳ」VD: Con cậu dễ thương thật đấy!
ハンパない・・「Siêu, Khó tin」VD: Món này ngon khó tả!
ウザい・・・「Cản trở, phiền phức」「Xúi quẩy, khó chịu」VD: Mấy con côn trùng bay vào ban đêm này phiền phức chết đi được.
やべぇ(ヤバい)・・・「Không tốt」VD: Này, ngủ dậy muộn thế!
~じゃね・・・cách nói biến thể của「だよね」. Mai có mưa không nhỉ. Đi chơi được không ta.
パクリ・・・ăn cắp đồ đạc hay ý tưởng của người khác. VD: Bài hát này là “đạo” lại bài 〇〇 này đấy à?
痛い・・・không phải chỉ sự đau đớn trong cơ thể, mà ám chỉ những người đang làm sai, dưới góc nhìn của người ngoài cuộc, ám chỉ người làm một mình một phách (lạc đề với những người khác)
Có nghĩa gần với tiếng Anh là “cringe” (co rúm, khúm núm) và ”annoy” (khó chịu). Ví dụ: Trong một đám cưới, lúc mà uống quá chén thì sẽ thành kiểu lúc thì nổi cơn thịnh nộ, lúc lại co rúm khó chịu.
Nếu mà tôi viết quá nhiều ở đây, tôi sẽ bị các cô giáo dạy học ở trường tức giận cũng nên (LOL), điều đấy chắc có vẻ thê thảm www (toát mồ hôi).
Những từ này được giới đàn ông từ 30 – 50 tuổi sử dụng, có thể ông chủ hay sếp của bạn cũng dùng nó đấy. Đến lúc đấy thì tôi đã giới thiệu ở đây để bạn có thể giải thích ngay rồi đấy.
Tuy nhiên, dù có chút khác biệt thì tốt nhất các bạn cũng không nên dùng những từ này linh tinh nhé. Tại vì có thể sẽ để lại ấn tượng xấu, kiểu như “Tôi nhớ là tiếng Nhật cũng chẳng hay ho gì cho cam.”
Từ biến thể (Các từ ngữ bổ sung)
Trong tiếng Nhật có một văn hóa là “biến thể từ ngữ về cách sử dụng sao cho nó không mang ý xấu”. Tôi lấy ví dụ, khi tham gia các buổi của công ty (Tiệc nhậu, tiệc cưới, tiệc chia ta) người ta hay nói 「お開(ひら)きにしましょう」(Bắt đầu thôi!) không?
Tôi nghĩ “お開き” nghĩa là “Nào, bắt đầu khai tiệc thôi!”, nhưng thực chất thì ý nghĩa của nó lại là “Thôi, giải tán đi!”. Có rất nhiều từ khi biến thể thì ý nghĩa sẽ bị ngược đi như thế.
Ở đây, từ “Kết thúc tiệc, bế mạc” lại được dùng với ý nghĩa không được tốt lắm. Ngoài ra, từ “không tốt” tôi lại chuyển thành “xấu”.
Ngoài ra, các số của Nhật “4” và “9” được đọc lần lượt là 4 (shi) = cái chết, 9 (ku)” = khổ sở, nhưng vì chúng có ý nghĩa xấu nên người ta hay đọc 4 thành Yon và 9 thành Kokonotsu.
Vì lý do này, trong các tòa nhà của Nhật, thường không có tầng số 4 và tầng số 9. Còn tại Việt Nam, số 7 và số 13 được cho là những con số “đen đủi”.
KẾT
Khi bạn sử dụng tiếng Nhật, có thể sẽ thú vị hơn khi học được nhiều từ hay ho, nhưng hãy nhớ nghĩ về việc nên sử dụng với ai, ở đâu và khi nào. Những từ ‘lóng” này ở nước nào cũng có. Nhưng mà tôi cảm thấy ngạc nhiên khi mà người nước ngoài lại sử dụng tiếng lóng kiểu này.
Khi tôi còn là một sinh viên đại học, có anh bạn người Mỹ tự nhiên gọi tôi là 「おまえ!」(Thằng này). Cậu ấy bảo tôi là đã kiểm tra từ「おまえ」này trên Internet và người ta dùng để gọi khi trở thành bạn thân. Nhưng với tôi thì gọi như thế chẳng khiến tôi lấy làm vui vẻ gì đâu. (Người Nhật kể cả có thân thiết đến mấy thì cũng chẳng bao giờ gọi bạn thân là 「おまえ」cả, họ chỉ gọi tên mà thôi.)
Ngoài ra, những người bạn nước ngoài của tôi hay gọi theo kiểu 「おぬし」 (Onushi) (Theo nghĩa là “Bạn”, cách gọi cổ), họ thích anime Nhật nên toàn dùng từ gọi mấy nhân vật trong anime để dùng với tôi như thế. Kiểu tiếng Nhật đấy thì chỉ thấy trong thế giới hoạt hình là nhiều thôi, chứ ở ngoài nó khác, nên tốt nhất không nên dùng.
Thế nên, tôi khuyên các bạn là nên sử dụng tiếng Nhật mà các bạn được dạy một cách chính xác ở trường dù có đối với đối tượng nào đi nữa. Bài viết về tiếng Nhật lần này là tôi nhằm giúp mọi người hiểu hơn nên đã dùng kinh nghiệm tai nghe mắt thấy mà viết lên.
Từ nay các bạn hãy tiếp tục cố gắng học tiếng Nhật nhé!
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!