Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những bí quyết cần nắm vững trong buổi “phỏng vấn” nếu muốn được gia nhập một công ty Nhật Bản.
Trong bài viết này tôi muốn đưa ra lời khuyên liên quan tới những điểm cần lưu ý từ quan điểm của tôi – “một người Nhật” đã từng tham gia vào hàng trăm buổi phỏng vấn tại Việt Nam.
Đầu tiên, điều tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn là phía tuyển dụng bên công ty Nhật chắc chắn sẽ không xem xét kỹ “CV” của bạn đâu. Có thể họ chỉ nghĩ “đó là một tờ giấy viết rất nhiều thông tin mà họ không biết” kể cả có đọc tới bất địa danh, trường Đại học hay Công ty nào ở Việt Nam.
Do đó, hãy lưu ý rằng điều quan trọng là ấn tượng trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn nghĩ rằng một bản sơ yếu lý lịch hoàn hảo và họ có thể hiểu hết những gì viết trong đó là một điều sai lầm. Đối với nhà tuyển dụng một ngày phỏng vấn tới mười mấy người thì tôi cho rằng bạn nên nghĩ xem làm sao để có thể gây ấn tượng với họ.
Những câu thường bị hỏi trong buổi phỏng vấn
Xin hãy giới thiệu về bản thân
Tên, tuổi, Quê quán (quốc tịch), và cuối cùng là học vấn
- Câu hỏi này trả lời trong khoảng 30 giây.
- Đầu tiên, hãy chia sẻ những thông tin cơ bản về bản thân bạn.
- Đừng quên chia sẻ về tên trường Đại học cũng như chuyên ngành học của bạn.
- Với những bạn đã có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật thì cũng có thể chia sẻ ngay tại thời điểm này.
Ví dụ không tốt:
✖ 「私はグエン・ニャットバンです。1991年生まれです。ゲーアン省から来ました。ニャットバン大学にいました。日本語を使って仕事をしています。」
✖ “Tôi tên là Nguyễn Nhật Bản sinh năm 1991. Tôi đến từ Nghệ An. Tôi từng học trường Đại học Nhật Bản và đang làm một công việc sử dụng tiếng Nhật”.
Cách nói đúng:
- “Tôi tên là Nguyễn Nhật Bản.”
- “Năm nay tôi 28 tuổi. (không nói năm sinh)”
- “Tôi đến từ Nghệ An – vùng trung bộ của Việt Nam” (không chỉ nói mỗi tỉnh Nghệ An)
- “Tôi học chuyên ngành tiếng Nhật tại trường Đại học Nhật Bản”
- “Tôi đã nhận được chứng chỉ năng lực tiếng Nhật N2 vào năm 2018”
Các kinh nghiệm làm việc, kỹ năng muốn phát huy và lý do ứng tuyển
- Bạn sẽ dành khoảng 1 phút để trả lời câu hỏi này.
- Về kinh nghiệm làm việc bạn không nhất thiết phải giải thích toàn bộ về công ty hay những công việc trước đây.
- Ưu tiên nói về kinh nghiệm làm về công việc mà bây giờ bạn đang ứng tuyển.
- Bạn đã làm công việc này trong bao nhiêu năm? Bạn có kinh nghiệm sử dụng tiếng Nhật? Đây là những điều mà nhà tuyển dụng quan tâm tới.
- Phần động lực, mong muốn sẽ nói sau cùng sau khi giới thiệu bản thân, hãy nói 「以上です、よろしくお願いします」”Phần giới thiệu của tôi tới đây xin kết thúc, rất mong được các vị giúp đỡ”.
- Cũng trong phần mong muốn này bạn phải trình bày cụ thể lý do 「御社の〇〇に関心があり」”Tôi quan tâm tới lĩnh vực 〇〇 ở công ty bạn” hoặc “Tôi có thể áp dụng kinh nghiệm của mình về 〇〇 trong công ty”.
- Để có thể suy nghĩ về mong muốn này, nhất định hãy vào tham khảo trang Web của công ty.
Ví dụ không tốt:
「私は大学を卒業して、A社に入社しました。ここでは事務をやりました。B社では事務と経理をやりました。C社では貿易事務です。事務が好きです。御社で働きたいです。お願いします。」
“Sau khi tốt nghiệp, tôi đã vào công ty A. Ở đây, tôi làm công việc hành chính. Tại công ty B, tôi làm công việc hành chính và kế toán. Tại công ty C, tôi làm việc liên quan tới ngoại thương. Tôi thích các công việc hành chính nên muốn làm việc tại công ty cúa các vị. Mong được giúp đỡ”.
Cách nói đúng:
- 「A社では事務のポジションとして、経費精算、発注書の管理、日本人のお客様の電話対応を主な業務としていました。」(具体的な業務説明をする)
“Tại công ty A tôi làm việc ở vị trí hành chính tổng hợp , kế toán và quản lý đơn đặt hàng, và chủ yếu làm công việc trả lời điện thoại của khách hàng người Nhật”. (giải thích cụ thể từng công việc)
- 「A社勤務から3年後、さらにスキルの幅を広げたいと考え、B社に転職し、事務ポジションに加え、秘書業務を経験しました。」(転職理由とキャリアの成長をアピール)
“Sau 3 năm làm việc ở công ty A, với mong muốn năng cao năng lực của bản thân, nên tôi đã chuyển sang làm việc tại công ty B. Tại đây ngoài vị trí văn thư tôi còn trải nghiệm thêm công việc trợ lý”. (lý do thay đổi công việc và ấn tượng về sự trưởng thành trong sự nghiệp).
- 「これまでの事務経験を活かし、御社で貿易事務の知識を習得し、貢献したいと思い、応募しました。」(なぜ企業があなたを採用するメリットがあるのか、企業でどのような経験を得たいかを伝える)
“Tôi muốn áp dụng những kiến thức đã tích lũy và học được trong lĩnh vực thương mại tại công ty cũ và cống hiến cho công ty hiện tại. Và đó là lý do tôi ứng tuyển vào đây ngày hôm nay.” (Hãy nói xem công ty có lợi ích gì khi tuyển dụng bạn và bạn muốn thu được kinh nghiệm gì khi làm việc tại công ty).
Hãy cho biết lý do ứng tuyển của bạn
Lý do ứng tuyển
Sau khi đã nói về phần động lực trong khi giới thiệu bản thân, bạn sẽ phải giải thích lại thêm một lần nữa về phần động lực. Phần này để xác nhận rằng bạn có hiểu về các dịch vụ của công ty hay vị trí ứng tuyển hay không?
- Bạn có thể tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp qua các trang báo quảng cáo hoặc trang chủ công ty. (Ngày thành lập, cơ cấu tổ chức (số lượng nhân viên), dịch vụ đặc trưng, hoạt động CSR, phản hồi từ nhân viên)
- Lý do ứng tuyển có một điều nhất định bạn phải truyền đạt đó là “Nếu bạn ứng tuyển, công ty sẽ thu được lợi ích gì?”.
Ví dụ không tốt:
✖ 「私は日本ではたらきたいです。御社に入ったら、仕事をがんばります。私は事務の仕事が好きです。」
✖ “Tôi muốn làm việc tại Nhật. Nếu vào công ty tôi sẽ cố gắng làm việc. Tôi yêu thích công việc hành chính”.
Cách truyền đạt đúng:
- 「設立から50年の歴史があり、1000名以上の社員が活躍し、日本社会に貢献している御社の事業に興味を持ちました。」
“Tôi vô cùng hứng thú với công ty của anh/chị với bề dày lịch sử 50 năm thành lập với trên 1000 nhân viên và đang từng ngày đóng góp cho xã hội Nhật Bản”.
- 「とくに業界ではトップクラスの技術を持つ〇〇事業に興味があります」
“Tôi đặc biệt quan tâm đến nghiệp vụ 〇〇 có công nghệ hàng đầu trong ngành”.
- 「また、御社の海外事業にも興味があり、外国人社員として、私が貢献できると考えます。」
“Ngoài ra, tôi cũng có để ý tới các lĩnh vực kinh doanh của công ty tại nước ngoài và tôi nghĩ mình có thể đóng góp cho công ty như một nhân viên nước ngoài”.
- 「これまでの事務経験を活かし、御社で貿易事務の知識を習得し、貢献したいと思い、応募しました。」(仕事は「好き/きらい」で表現しない)
“Tôi muốn áp dụng những kiến thức đã tích lũy và học được trong lĩnh vực thương mại tại công ty cũ và cống hiến cho công ty hiện tại. Và đó là lý do tôi ứng tuyển vào đây ngày hôm nay.” (Công việc không biểu hiện qua thích/ ghét)
Có nhiều sinh viên tìm kiếm việc làm được rất nhiều doanh nghiệp nhận vào làm, do đó có lẽ họ sẽ không xem xét kỹ càng từng công ty một. Vậy nên để tạo sự khác biệt với các sinh viên tìm kiếm việc làm đó, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về “công ty”.
Lý do ứng tuyển là việc bạn phải suy nghĩ và trả lời cho câu hỏi “Với lý do như vậy chẳng phải ở một công ty khác sẽ tốt hơn hay sao?”, hoặc tự mình đặt ra câu hỏi và suy nghĩ “Tại sao không phải là một công ty khác mà lại là ở đây?”.
Có rất nhiều công ty khó có thể phân biệt được với nhau về các đặc trưng trong dịch vụ của mình. Ví dụ, bạn hãy thử kiểm tra các hoạt động CSR (hoạt động tình nguyện) hay phản hồi từ các nhân viên được đăng tải trên trang chủ của công ty, vá đó là “biểu hiện dễ thấy nhất cho đặc trưng” của doanh nghiệp.
Tổng kết
Vậy là tôi đã đưa ra cho các bạn lời khuyên về chuyên mục “giới thiệu bản thân” trong những đối sách khi phỏng vấn – phần 1.
Dưới đây là những tóm tắt.
- Luyện tập bài giới thiệu bản thân ngắn gọn trong khoảng 1 phút.
- Nói một cách dễ hiểu về học vấn, năng lực, những kinh nghiệm bản thân muốn tạo ấn tượng.
- Về phần lý do ứng tuyển, truyền đạt xem “đối với doanh nghiệp, sẽ nhận được lợi ích gì khi tuyển dụng bạn”.
- Tiến hành điều tra doanh nghiệp, truyền đạt sự quan tâm tới công ty, tạo sự khác biệt với những sinh viên tìm việc khác.
Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng máy quay hoặc máy ghi âm để tiến hành luyện tập khi phỏng vấn. Vì có thể trong lúc đó, bạn có thể tìm ra điều gì đó khiến bạn khó chịu chẳng hạn như ria mép, cử động hoặc nét mặt.
Ở Nhật có câu tục ngữ là ”なくて、7クセ、あって、48クセ” và câu tục ngữ này có nghĩa là ”Đã là con người thì bất kì ai cũng có ”khuyết điểm”. Hơi ngượng một chút nhưng nếu biết được ”khuyết điểm” của bản thân thì chắc chắn sẽ có ích cho việc giao tiếp ngay cả ngoài lúc phỏng vấn.
Ở Nhật cũng có một cụm từ là “Luyện tập không biết nói dối”. Có ý nghĩa rằng càng luyện tập bạn sẽ càng thấy những kết quả hiện ra trông thấy. Nhất định, hãy thử dành thời gian luyện tập cho việc phỏng vấn nhé.
Bài viết về bí quyết cho buổi phỏng vấn còn tiếp tục…
Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản ② Quá trình làm việc – Lý do chuyển việc
Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản ③ Đánh giá năng lực
Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản ④ Điều kiện gia nhập công ty
Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản ⑤ Ứng dụng thực tế
Thông tin cơ bản liên quan đến buổi phỏng vấn ở bài viết : Kinh nghiệm phỏng vấn vào công ty Nhật Bản
Thông tin về cách viết sơ yếu lý lịch ở bài viết : Cách viết sơ yếu lý lịch