Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những bí quyết cần nắm vững trong buổi “phỏng vấn” nếu muốn được gia nhập một công ty Nhật Bản. Trong chương 4 này, tôi xin được chia sẻ một điều rất quan trọng “Điều kiện gia nhập công ty”.
Các bài viết trong Series :
Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản ① Giới thiệu bản thân
Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản ② Quá trình làm việc – Lý do chuyển việc
Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản ③― Đánh giá ứng viên―
Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản ⑤ Ứng tuyển
(Ngoài ra)
Thông tin cơ bản liên quan đến buổi phỏng vấn ở bài viết : Kinh nghiệm phỏng vấn vào công ty Nhật Bản
Thông tin về cách viết sơ yếu lý lịch ở bài viết : Cách viết sơ yếu lý lịch
Trong bài viết này, tôi muốn đưa ra lời khuyên cụ thể từ quan điểm của tôi – một người Nhật Bản đã tham gia vào hàng trăm cuộc phỏng vấn người Việt Nam liên quan đến các điểm cần lưu ý.
Những câu hỏi thường bị hỏi trong buổi phỏng vấn
Vị trí / Nội dung công việc
- Bạn phải chắc chắn hiểu rõ về nội dung công việc cũng như vị trí bạn ứng tuyển.
- Bạn có thể ứng tuyển vào nhiều công ty nên hãy chắc chắn không bị nhầm lẫn các công ty với nhau.
- Việc bạn “hiểu như thế nào về nội dung thư tuyển dụng” sẽ thể hiện bằng chính những gì bạn nói trong buổi phỏng vấn và nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận và đánh giá bạn qua đó.
- Bạn phải trả lời một cách rõ ràng trong câu hỏi “Bạn có hiểu về nội dung công việc của công ty này không?”
Ví dụ không tốt:
- ✖ Tôi ứng tuyển vào vị trí hành chính. Tôi sẽ làm các công việc hành chính”.
- ✖ Tôi nghĩ là công việc hành chính.
- ✖ Nếu có cơ hội làm việc, tôi sẽ làm bất cứ việc gì.
Với những cuộc phỏng vấn đã tham dự cho tới thời điểm này, tôi nhận thấy có không nhiều người có thể nói được nội dung công việc là gì mặc dù họ biết tên vị trí ứng tuyển.
“Tôi nghĩ là ~” là cấu trúc được rất nhiều người sử dụng nhưng đây là biểu ngữ truyền đạt sắc thái “Tôi không có câu trả lời chắc chắn” nên nếu sử dụng cho câu hỏi này, bạn sẽ bị đánh giá không tốt. Câu trả lời trong buổi phỏng vấn nên khẳng định chắc chắn bằng những cấu trúc như 「~と考えます。」「~です。」
“Tôi có thể làm bất cứ điều gì” xét về mặt từ ngữ nghe có vẻ khá tốt nhưng nếu nói ra câu này bạn sẽ bị đánh giá thấp do không xác định được “vai trò và nhiệm vụ của bản thân”.
Cách truyền đạt chính xác:
〇 “Ở vị trí công việc hành chính, tôi sẽ hỗ trợ nhân sự nội bộ, kế toán, điều phối liên lạc trong công ty và hỗ trợ cho người đại diện phía Nhật Bản. Tôi cho rằng kinh nghiệm của tôi có thể được áp dụng“.
〇 “Nhiệm vụ của tôi là công việc chung bao gồm nhân sự và kế toán. Để hỗ trợ công ty trong các lĩnh vực kinh doanh mới, tôi sẽ phản hồi lại hoặc tùy cơ ứng biến trong các công việc phát sinh“.
Mức lương và điều kiện
- Xác nhận mức lương trên thư tuyển dụng.
- Nếu không có giá trị lương được kê trên thư tuyển dụng, hãy tham khảo mức lương hiện tại hoặc mức lương khác của người có cùng một vị trí.
- Nếu có mức lương mong muốn rõ ràng, hãy truyền đạt lại với nhà tuyển dụng.
- Mức lương hiện tại và mức lương mong muốn hãy nói bằng tiếng Nhật giá trị tiền tệ là Yên / USD/ Đồng.
Trong quá trình hỗ trợ phỏng vấn, nhiều người cảm thấy vất vả với việc đọc các chữ số của Nhật. Điều này là do cách đọc số đặc trưng riêng của Nhật mà ngay cả đến người Nhật cũng có những người không thể nói được ngay lập tức.
Không còn cách nào khác ngoài việc chuẩn bị trước cả. Hãy kiểm tra xem bạn có thể đọc các số sau chính xác không nhé.
- 3,572,000円・・・・ ?
- 158,000円・・・・ ?
- 1,950USD・・・・ ?
- 24,800,342 VND・・・?
- 531,000,000 VND・・・?
Các số của Nhật được tính bằng đơn vị “chục”, “trăm”, “nghìn”, “chục nghìn”, “trăm nghìn”, “trăm triệu”…và cách đếm này khác hoàn toàn với tiếng Anh và tiếng Nhật.
Nói cách khác, người Nhật không có thói quen đếm số như ”hundred”,”Thousand”, “Hundred Thousand”,”Million”・・・
Hãy tập trung chú ý để có thể truyền đạt các con số tiếng Nhật với nhà tuyển dụng người Nhật. (Bạn có thể tìm hiểu cách đọc các số ấy bằng việc nhập chúng trên Internet. Hãy thử tham khảo tại đây nhé.)
(Ví dụ câu trả lời cho phần ở trên)
- 3,572,000 円:さんびゃく ごじゅう ななまん にせん (えん)
- 158,000 円:じゅうご まん はっせん(えん)
- 1,950 USD:せん きゅうひゃく ごじゅう (USD)
- 24,800,342 VND: にせん よんひゃく はちじゅう まん さんびゃく よんじゅう に (VND)
- 531,000,000 VND: ごおく さんぜん ひゃくまん (VND)
Các phúc lợi khác
Các câu hỏi dưới đây không phù hợp với nội dung câu hỏi trong buổi phỏng vấn của bạn.
- ✖ “Bắt đầu từ khi nào tôi được nghỉ phép có lương?”
- ✖ “Trong một năm có bao nhiêu ngày nghỉ?”
- ✖ “Một năm tôi muốn về nước thăm gia đình 1 lần, vậy tôi có được hỗ trợ chi phí đi lại không?”
- ✖ “Công ty có tổ chức du lịch cho nhân viên không?”
- ✖ “Công ty có làm thêm giờ không? Nếu có thì có được hưởng trợ cấp làm thêm ngoài giờ không?”
Trước tiên, nếu bạn hỏi quá nhiều điều về những gì đã viết trong thư mời tuyển dụng thì dĩ nhiên đó là một điều không tốt. Có thể nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng “Trước tiên, xin mời đọc thư tuyển dụng trước”.
Tránh hỏi một số câu hỏi trực tiếp về nguyện vọng của bản thân như “Tôi muốn có ngày nghỉ”, “Tôi muốn có tiền”. Khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn sẽ được hỏi “Bạn còn thêm câu hỏi nào khác nữa không?” thì có rất nhiều người đã đề cập tới vấn đề như vậy, nhưng tôi khuyên bạn không nên để buổi phỏng vấn khép lại với ấn tượng không tốt.
Ví dụ như, cũng là đề cập tới vấn đề làm thêm giờ nhưng chỉ cần thay đổi cách đặt vấn đề một chút thôi thì ấn tượng của bạn sẽ hoàn toàn rất tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
〇 “Khi kết thúc công việc, tôi dự định tham gia một lớp học tiếng Nhật. Bây giờ tôi đang tìm một lớp học trực tuyến trên mạng, nhưng giả sử vào các ngày thường thì việc làm thêm giờ sẽ kéo dài trong khoảng chừng bao lâu ạ?”
Với cách này, bạn có thể truyền đạt được cả “ý định có thể làm thêm giờ” và “động lực cho việc học tiếng Nhật”.
Môi trường sống
Ở Nhật, do thời gian ở lại chỗ làm là rất dài nhưng có thể đó như nhà của bạn. Hãy xác nhận chắc chắn rằng đây là môi trường bạn sẽ sinh hoạt ở đó.
- Nơi bạn sống là ký túc của công ty hay là căn hộ?
- Sẽ sống trong ký túc hoặc căn hộ một mình hay cùng với bao nhiêu người?
- Tiền nhà và tiền điện nước dự tính 1 tháng là bao nhiêu?
- Cách đi từ nơi ở tới công ty? (Đi bộ? Ô tô? Tàu điện?)
- Đi từ nơi ở tới công ty mất bao lâu?
Với những câu hỏi cụ thể như vậy, bạn có thể gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng rằng “Tôi thực sự muốn vào công ty” và “Tôi đang suy nghĩ nghiêm túc tới việc sau khi vào công ty sẽ như thế nào”.
Thời gian bắt đầu làm việc
Hãy chắc chắn với việc bạn sẽ quyết định thời điểm gia nhập công ty. Ở Nhật, việc gia nhập công ty muộn so với ngày dự tính là một điều cấm kị. Do các rắc rối với nhân viên nước ngoài, các doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang rất “đau đầu” với vấn đề ngày bắt đầu làm việc này.
Ví dụ không tốt:
- ✖ “Sau khi công việc ở công ty bây giờ kết thúc, tôi sẽ liên lạc thông báo ngày bắt đầu làm việc”.
- ✖ “Tôi nghĩ tôi có thể đi làm từ tháng 4” (“Tôi nghĩ ~” là NG)
Như tôi đã viết ở trước, “Nghĩ rằng ~” là “việc của bạn” nhưng “Nghĩ ~ (tuy không biết rõ việc đó)” và “Một việc khác”, nếu để nhà tuyển dụng nghe thấy như vậy quả là rất nguy hiểm.
Đây có thể coi là câu cửa miệng của người Nhật, nhưng ví dụ người kinh doanh đã nói với khách hàng của mình như thế này.
- Khách : “Dịch vụ của công ty tôi hết tổng cộng 98,000 Yên nhỉ”.
- Người bán hàng :”Vâng, tôi nghĩ là như vậy”.
Nếu trả lời như vậy, với khách hàng bạn sẽ để lại ấn tượng “Như một người không có trách nhiệm trước những phát ngôn của mình” và họ sẽ cảm thấy “thiếu sự tin tưởng”.
Câu trả lời đúng phải là “Vâng, đúng như bạn đã nói đấy ạ”.
Cách truyền đạt chính xác:
〇 “Tôi sẽ sắp xếp để phù hợp với lịch trình của công ty”.
〇 “Tôi có thể bắt đầu làm việc từ ngày mùng 1 tháng 4”. (Nhớ nói rõ ngày và tháng)
Nguyện vọng về thời gian làm việc
Q. “Bạn nghĩ rằng bạn muốn làm việc trong công ty chúng tôi bao lâu?”
Đây là một câu hỏi khó kể cả người Nhật cũng rất khó để đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên nếu để đưa ra lời khuyên, có rất nhiều doanh nhân Nhật Bản có lối suy nghĩ “Nếu làm việc trong khoảng thời gian 3 năm thì có thể trở thành một nhân viên có thể đảm đương mọi công việc“.
Điều này dựa trên cách nghĩ “cuối cùng thì sau 3 năm làm việc liên tục tôi cũng đã có thể hiểu rõ về công việc“, nhưng doanh nghiệp cũng không giới hạn các trường hợp xác định thời gian làm việc khoảng 1 hay 2 năm. Đây là suy nghĩ chiến lược của các doanh nhân, nhất định phải nhớ đấy nhé.
Mặt khác, nếu bạn có lý do chính đáng cho việc sẽ làm việc đưới 3 năm thì cũng không cần thiết phải nói dối. Còn với những người có suy nghĩ “muốn làm việc tại Nhật” thì cũng nên thử suy nghĩ về một tiêu chí làm việc cho khoảng thời gian 3 năm.
Về điều này bạn nên trao đổi thật kỹ với gia đình. Tuy nói là “3 năm” nhưng có rất nhiều người đã về nước chỉ sau một hoặc nửa năm, khi ấy bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng “Người Việt Nam không biết giữ lời hứa”. Từng hành động cử chỉ của mỗi người sẽ khiến đối phương có những ấn tượng về đất nước của bạn nên hãy nhận thức và suy nghĩ kĩ về vấn đề này nhé.
Thời gian về nước
Ngay cả những người đã xác định làm việc ở Nhật trong thời gian dài thì đây cũng là một câu hỏi nhất định phải nhận được câu trả lời rõ ràng.
- 〇 “Tôi đã có bàn bạc với gia đình, khoảng từ 3 tới 5 năm làm việc tại Nhật Bản nhất định tôi sẽ có cảm hứng làm việc tại Nhật Bản”.
- 〇 “Tôi muốn làm việc trong thời gian lâu nhất tại công ty nhưng tôi cũng cần xem xét loại hình công việc sẽ như thế nào?”
Nếu trả lời được câu hỏi như vậy, bạn sẽ cực kỳ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng những cụm từ theo dạng vô trách nhiệm. Dù có như thế nào cũng nên chia sẻ “sự thật” về bạn với nhà tuyển dụng.
Tổng kết
Vậy là tôi đã đưa ra cho các bạn những lời khuyên về Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản ④―Điều kiện gia nhập công ty―. Dưới đây là những tổng kết lại:
- Đọc kỹ những thông tin được ghi trên thư tuyển dụng về vị trí công việc, mô tả công việc và các khoản phúc lợi.
- Cố gắng trả lời các con số bằng tiếng Nhật với bất cứ đơn vị nào 円、VND、USD.
- Các câu hỏi về điều kiện sống rất quan trọng để ước tính chi phí sinh hoạt nên hãy làm rõ ngay trong buổi phỏng vấn nhé.
- Về nguyện vọng hay thời gian gia nhập công ty, tránh trả lời theo dạng 「~と思います」
- Trong thời gian làm việc tại Nhật, hãy trao đổi cùng gia đình và xác định cho mình những mục tiêu cụ thể.
Các bài viết về Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản còn tiếp…