Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những bí quyết cần nắm vững trong buổi “phỏng vấn” nếu muốn được gia nhập một công ty Nhật Bản. Trong chương 4 này, tôi xin được chia sẻ một điều rất quan trọng “Điều kiện gia nhập công ty”.
Về bí quyết cho các buổi phỏng vấn được giới thiệu rất nhiều trên các trang Web nên các công ty không nghĩ sẽ có thể hiểu được bạn qua những câu hỏi chung chung. Khi một câu hỏi khó xuất hiện, việc bạn “cố gắng trả lời như thế nào” chính là cơ sở để đánh giá mức độ chịu đựng căng thẳng của bạn.
Các bài viết trong series:
Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản ① Giới thiệu bản thân
Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản ② Qúa trình làm việc – Lý do chuyển việc
Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản ③― Đánh giá ứng viên―
Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản ④―Điều kiện gia nhập công ty―
(Ngoài ra)
Thông tin cơ bản liên quan đến buổi phỏng vấn ở bài viết : Kinh nghiệm phỏng vấn vào công ty Nhật Bản
Thông tin về cách viết sơ yếu lý lịch ở bài viết : Cách viết sơ yếu lý lịch
Trong bài viết này, tôi muốn đưa ra lời khuyên cụ thể từ quan điểm của tôi – một người Nhật Bản đã tham gia vào hàng trăm cuộc phỏng vấn người Việt Nam liên quan đến các điểm cần lưu ý.
Những câu hỏi thường bị hỏi trong buổi phỏng vấn (Ứng dụng thực tế)
Tại sao lại là công ty chúng tôi?
“Tại sao lại chọn tôi? Chẳng phải còn rất nhiều ứng viên tốt hay sao?”
Nếu bạn thử đặt tình huống này trong chuyện tình cảm, có lẽ bạn sẽ dễ tưởng tượng hơn. Chẳng hạn với câu hỏi này sẽ phải trả lời với người yêu như thế nào? Trong doanh nghiệp cũng vậy, “Người này có thể làm trong công ty chúng ta được bao lâu?”, “Người này sẽ duy trì được cảm xúc mạnh mẽ như vậy trong bao lâu?”, chính từ quan điểm đó mà các nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi cho bạn.
Ví dụ không tốt:
- ✖ “Vì tôi muốn làm việc tại Nhật”.
- ✖ “Tôi thấy các công ty khác có điểm không tốt, không ổn chút nào. Công ty này là nhất”.
Điểm chú ý ở đây là việc “nghiên cứu công ty”. Nhà tuyển dụng có thể nhìn rõ điểm này qua việc bạn học hỏi và nắm bắt được các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Khi trả lời, điều quan trọng là “không phê phán các công ty khác”. (Ví dụ: “Công ty khác có điểm không tốt”.)
Ví dụ ・・có cách truyền đạt như thế này
〇 “Đầu tiên, tôi rất hứng thú với nội dung công việc ở công ty mình. Tôi cũng có đi ứng tuyển ở một vài công ty đối thủ khác nhưng trong số đó tôi cảm thấy công ty mình có văn hóa doanh nghiệp và triết lý kinh doanh phù hợp với tôi nhất“.
〇 “Trải qua cuộc phỏng vấn cho tới ngày hôm nay, sau khi được nói chuyện cùng các vị, thì đây chính là công ty mà tôi có nguyện vọng được vào làm. Mọi người đã rất thân thiện lắng nghe câu chuyện của tôi, cân nhắc về kinh nghiệm của tôi, và tôi nghĩ tôi thực sự mong muốn được làm việc cùng các vị“.
〇 “Tôi rất quan tâm đến công việc của các công ty khác, nhưng tôi quan tâm nhất đến doanh nghiệp của bạn và cảm thấy rằng nhiệm vụ của tôi là đóng góp cho xã hội thông qua công ty của bạn, nên tôi mong muốn được làm việc tại công ty này”.
Các từ khóa quan trọng để trả lời cho câu hỏi này là “Văn hóa doanh nghiệp”, “Triết lý kinh doanh”, “Nội dung công việc”. Với việc nắm rõ được những luận điểm này, hãy suy nghĩ lý do tại sao “muốn ứng tuyển vào doanh nghiệp này”.
Bạn muốn làm gì ở công ty tôi?
Câu hỏi này nghe có vẻ hơi áp lực, nhưng đó là một câu hỏi quan trọng để công ty xác nhận “bạn có kế hoạch làm việc cụ thể hay không?”
Hoạt động tìm kiếm việc làm nên suy nghĩ với đích đến là “quyết định tuyển dụng” nhưng quan trọng là công việc sau khi gia nhập công ty. Với vị trí ứng tuyển đó sau 1, 2 hay 3 năm, hãy xây dựng cho bản thân một mục đích cụ thể xem muốn làm gì nhé.
Ví dụ không tốt:
- ✖ “Tôi muốn trở thành giám đốc”.
- ✖ “Bây giờ tôi vẫn chưa hiểu nhưng tôi có thể suy nghĩ sau khi vào công ty được không?”
- ✖ “Tôi sẽ cố gắng làm việc trong ba năm rồi quay về nước”.
Bạn muốn trở thành giám đốc, đó quả là một mục tiêu công việc tuyệt vời nhưng với câu hỏi trong buổi phỏng vấn, cách trả lời thiếu tính thực tế không phải lúc nào cũng tạo được ấn tượng tốt. Ngoài ra, biểu hiện “tôi sẽ cố gắng” được rất nhiều người sử dụng nhưng hãy thử nghĩ suy nghĩ nội dung cụ thể từ khi bắt đầu vì nhất định sau câu trả lời đó sẽ là câu hỏi “Bạn sẽ cố gắng như thế nào?”
Ví dụ… sẽ có cách truyền đạt như sau:
〇 “Tôi muốn tham gia vào dự án 〇〇 của công ty. Ngay lập tức có thể phát huy tác dụng giúp ích cho dự án thì thật khó nhưng tôi muốn áp dụng những kinh nghiệm của bản thân để cùng chia sẻ những ý tưởng mới cho dự án, cùng công ty góp sức đưa dự án phát triển”.
〇 “Tôi có ý định muốn trở thành người quản lý. Nếu trao cho tôi cơ hội tôi muốn xây dựng sự nghiệp như một người quản lý trong một doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc một công ty con địa phương ở nước tôi. Tôi sẽ cố gắng hết sức mình với công việc đó”.
“Nếu tôi được trao cơ hội” là lời mở đầu rất khiêm tốn mà lại vô cùng hiệu quả.
Nếu các công ty khác cũng đưa ra bản thư mời gia nhập công ty thì bạn sẽ làm thế nào?
Đây là một câu hỏi khá là “khó ưa”. Tôi nghĩ không phải hầu hết các doanh nghiệp sẽ hỏi nhưng không phải là không có khả năng. Nếu có công ty đặt ra câu hỏi này, bạn có thể đánh giá đó là một “công ty không tốt”.
Bởi vì bạn có quyền chọn lựa một công ty. Nếu bạn đang phần vân giữa nhiều sự lựa chọn thì có thể tham khảo các câu trả lời sau.
Ví dụ … có những cách truyền đạt sau:
- 〇 “Cũng có một công ty khác đang trong quá trình tuyển dụng nhân sự và tôi cũng có hứng thú với công ty đó“.
- 〇 “Cũng có một vài công ty khác để tôi có thể lựa chọn nhưng cá nhân tôi có nguyện vọng lớn muốn vào công ty của bạn“.
- 〇 “Tôi đã nhận được thư mời làm việc từ một công ty khác. Do thời hạn trả lời là trong vòng 2 tuần nên tôi muốn cân nhắc thật cẩn thận sau khi nhận được kết quả phỏng vấn bên công ty của bạn“.
Những câu trả lời trên cũng có thể ứng dụng cho những câu hỏi dưới đây.
Bạn còn ứng tuyển vào công ty nào nữa không?
Đây là một câu hỏi thường bị hỏi do các công ty cần biết “thời gian cân nhắc lựa chọn sau khi có kết quả”.
Với câu hỏi này tuyệt đối không được “nói dối”.
Ngoài ra, nếu bạn nói quá nhiều so với nội dung trên, có thể sẽ bị nghĩ bạn đang nói ra những điều dư thừa. (Ví dụ như : Sau khi nhận thư mời làm việc, tôi nhất định sẽ làm việc trong công ty bạn). Để ngăn điều này không xảy ra, hãy chú ý trả lời câu hỏi bị hỏi bằng những từ ngữ ngắn gọn nhất.
Việc bạn ở Nhật không khiến gia đình lo lắng gì chứ?
Đây là câu hỏi xác nhận việc “sẵn sàng” làm việc tại Nhật Bản.
- Bạn đã trao đổi kỹ với gia đình về việc làm việc tại Nhật Bản chưa?
- Có phương tiện và cơ hội để liên lạc với gia đình không?
- Xác nhận vai trò của bạn trong gia đình và xây dựng kế hoạch làm việc tại Nhật Bản?
Hãy chắc chắn những vấn đề này nhé.
Tôi đã hỏi câu hỏi này từ công ty của tôi khi tôi làm việc tại Việt Nam. Bởi vì bạn đang ở trong một môi trường hoàn toàn khác với làm việc ở chính đất nước của bạn, cho dù bạn có mạnh mẽ và nỗ lực đến đâu, ngày mai, một tháng sau hay một năm sau, thì “nhất định” cũng không thể cư trú ở nước ngoài dài hạn một cách khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng.
Người Việt Nam ở trong một nền văn hóa nơi các thành viên gia đình giao tiếp tốt với nhau, vì vậy không phải lo lắng về điểm này, nhưng hãy truyền đạt những điều ở trên với nhà tuyển dụng một cách chắn chắn.
Ví dụ… có những cách truyền đạt như sau
〇 “Mỗi tuần, tôi có một cuộc gọi điện thoại với gia đình (video call) . Tôi cũng về nhà mỗi năm một lần vào những ngày lễ tết. Thật buồn khi phải sống xa nhà, nhưng vì cả nhà đã ủng hộ ước mơ của mình, tôi quyết định làm việc tại Nhật Bản”.
〇 “Tôi là con gái thứ hai trong gia đình nên nếu gia đình tôi có vấn đề gì chị gái tôi sẽ hỗ trợ giúp đỡ tôi. Chị tôi cũng đã hứa là khi tôi đi du học ở nước ngoài chị sẽ giúp đỡ tôi chăm lo mọi việc trong gia đình nên hai chị em tôi vẫn giúp đỡ lẫn nhau”.
Trước đây, khi tôi hỏi câu hỏi này, một số người bắt đầu khóc khi phỏng vấn. Tôi chắc rằng họ có nhiều vấn đề với gia đình. Như tôi đã nói trước đó, bạn không cần phải nói dối những câu hỏi này để nhận được lời mời làm việc và tôi khuyên bạn không nên kiếm một công việc ở Nhật Bản chỉ khi bạn cảm thấy khó khăn.
Bản thân tôi có hiểu về gia đình mình và hiện có thể làm việc ở Việt Nam một cách hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai và tôi luôn có lựa chọn quay trở lại Nhật Bản nếu gia đình tôi có vấn đề.
Nếu muốn tìm một công việc tại Nhật Bản, mọi người hãy suy nghĩ cẩn thận để đưa ra một quyết định hành động phù hợp nhé.
Tổng kết
Vậy là tôi đã đưa ra cho các bạn những lời khuyên về Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản, cách trả lời phần “Ứng dụng thực tế” (câu hỏi khó).
- Tiến hành tìm hiểu về doanh nghiệp, “văn hóa doanh nghiệp” và “triết lý kinh doanh”.
- Để khen ngợi doanh nghiệp đang phỏng vấn mình, tuyệt đối “không so sánh với doanh nghiệp khác”.
- Hiểu câu hỏi và trả lời vào trọng tâm.
- Câu trả lời đơn giản nhất có thể và không bị quá dài.
- Trao đổi với gia đình và chắc chắn việc bạn sẽ làm việc tại Nhật Bản.