Kỹ năng đặc định “Ngành chế tạo”| Giải thích cho từng ngành nghề!

Kỹ năng đặc định “Ngành chế tạo”| Giải thích cho từng ngành nghề!

Trong bài viết này sẽ giải thích về 3 lĩnh vực của “Ngành chế tạo” theo diện kỹ năng đặc định là “Lĩnh vực sản xuất vật liệu thô”, “Lĩnh vực chế tạo máy móc công nghiệp” và “Lĩnh vực sản xuất liên quan tới điện – điện tử viễn thông”.

Từ tháng 4 năm 2019, để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, một loại visa lao động (tư cách lưu trú) có tên là “Kỹ năng đặc định” đã được ra đời, và trong số 14 ngành nghề được công nhận có “ngành chế tạo”. Ngành chế tạo được tóm tắt gồm “3 lĩnh vực”. Tuy nhiên đã một năm trôi qua kể từ khi bắt đầu áp dụng, vẫn chưa thật sự có nhiều người biết đến nó. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày khái quát về kỹ năng đặc định “Ngành chế tạo”.

Thực trạng của ngành chế tạo là gì?

Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, sự thiếu hụt lao động trong ngành chế tạo ước tính là 30.000 người (năm 2017) và dự kiến ​​sẽ thiếu khoảng 62.000 lao động trong 5 năm tới. Trong đó, tỷ lệ việc làm trên số hồ sơ của các ngành nghề liên quan (đúc, rèn, ép kim loại,v.v…) là 2,83 lần. Trong tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng hiện nay có sự phân hóa giữa từng địa phương.

Kỹ năng đặc định là gì?

Kỹ năng đặc định là visa lao động (tư cách lưu trú) cho phép người nước ngoài ở lại Nhật Bản và làm việc trong 14 ngành nghề được công nhận là thiếu hụt lao động, bao gồm cả những công việc đơn giản. Kỹ năng đặc định có hai loại là kỹ năng đặc định số 1 và kỹ năng đặc định số 2, mỗi loại sẽ có những yêu cầu và thời gian lưu trú khác nhau. Dưới đây là hai yêu cầu chính để xin visa lao động (tư cách lưu trú) kỹ năng đặc định.

  • Phải thi đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật (bắt buộc)
  • Phải thi đỗ kỳ thi đánh giá kỹ năng (bắt buộc)

Chi tiết xin hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Bài viết: “Những điều cơ bản và tình hình thực tế của chế độ “Kỹ năng đặc định” mà đến nay bạn chưa biết

Lĩnh vực Ngành chế tạo theo diện kỹ năng đặc định là gì?

Ngành chế tạo theo diện kỹ năng đặc định được chia ra thành 3 lĩnh vực dưới đây.

  • Lĩnh vực sản xuất vật liệu thô (素形材産業分野)
  • Lĩnh vực chế tạo máy móc công nghiệp (産業機械製造業分野)
  • Lĩnh vực sản xuất liên quan tới điện – điện tử viễn thông (電気・電子情報関連産業分野)

Vì 3 lĩnh vực này có nhiều điểm chung khi làm việc tại công trường sản xuất, nên “Kỳ thi đánh giá kỹ năng” – một trong những yêu cầu để xin visa lao động (tư cách lưu trú) “Kỹ năng đặc định số 1” được gộp chung lại. Kỳ thi đánh giá kỹ năng đó được gọi bằng tên “Kỳ thi đánh giá kỹ năng đặc định số 1 ngành chế tạo”

Kỳ thi đánh giá kỹ năng đặc định số 1 ngành chế tạo là gì?

Kỳ thi đánh giá kỹ năng cho 3 lĩnh vực ngành chế tạo được tóm tắt thành “Kỳ thi đánh giá kỹ năng đặc định số 1 ngành chế tạo”. Nội dung của kỳ thi được chia thành 19 hạng mục dưới đây.

  • Đúc (鋳造)
  • Rèn (鍛造)
  • Đúc khuôn (ダイカスト)
  • Gia công máy móc (機械加工)
  • Gia công dập kim loại (金属プレス加工)
  • Gia công sắt thép (鉄工)
  • Gia công kim loại tấm (工場板金)
  • Mạ (めっき)
  • Xử lý anode hóa bề mặt nhôm (アルミニウム陽極酸化処理)
  • Đánh bóng (仕上げ)
  • Kiểm tra máy móc (機械検査)
  • Bảo trì máy móc (機械保全)
  • Lắp ráp thiết bị điện tử (電子機器組み立て)
  • Lắp ráp thiết bị điện (電気機器組み立て)
  • Chế tạo bảng mạch điện tử (プリント配線板製造)
  • Đúc khuôn nhựa (プラスチック成形)
  • Sơn (塗装)
  • Hàn xì (溶接)
  • Đóng gói công nghiệp (工業包装)

Điều kiện để xin cấp visa là phải thi đỗ kỳ thi kỹ năng ở trên và với kỳ thi năng lực tiếng Nhật thì phải thi đỗ một trong 2 kỳ thi sau: ①Kỳ thi tiếng Nhật cơ bản do Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tổ chức hoặc ②Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (từ N4 trở lên).

※Đối với người đã hoàn thành tốt chương trình thực tập kỹ năng số 2, nếu thỏa mãn trình độ tiếng Nhật và các kỹ năng cần thiết, sẽ được miễn kỳ thi năng lực tiếng Nhật và kỳ thi kỹ năng.

【Khái quát về kỳ thi】

Nguồn tham khảo: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp – Về việc tiếp nhận nhân lực nước ngoài có kỹ năng đặc định trong ngành chế tạo

Lịch thi được mô tả tại đây – Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp: Chế độ nhân lực nước ngoài kỹ năng đặc định (3 lĩnh vực ngành chế tạo)

Thực trạng của Kỹ năng đặc định

Tính đến cuối tháng 12 năm 2019, số lao động nước ngoài đang làm việc với tư cách lưu trú kỹ năng đặc định mới chỉ dừng lại ở 1.621 người, thấp hơn mức tối thiểu dự kiến ​​ban đầu là 30.000 người. Nguyên nhân là do sự chậm trễ trong việc ký kết biên bản ghi nhớ song phương giữa hai nước đã gây ảnh hưởng đến lịch trình của kỳ thi đánh giá kỹ năng đặc định, cũng như gây ra sự chậm trễ trong công tác chuẩn bị thể chế thi cho từng ngành nghề.

Trong đó, số người nước ngoài được cấp visa kỹ năng đặc định thông qua việc thi đỗ kỳ thi chỉ chiếm dưới 100 người, như vậy chúng ta có thể thấy rằng phần lớn số người nước ngoài có kỹ năng đặc định đều là được chuyển từ tư cách thực tập sinh kỹ năng sang.

Ngoài ra, trong ba lĩnh vực ngành chế tạo, 100% người nước ngoài được cấp tư cách lưu trú kỹ năng đặc định đều là chuyển đổi từ lộ trình thực tập sinh kỹ năng và hiện không có người nước ngoài nào nhận được tư cách kỹ năng đặc định bằng cách vượt qua kỳ thi.

Tài liệu tham khảo

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp: Về việc tiếp nhận người nước ngoài có kỹ năng đặc định trong ngành chế tạo (tháng 2 năm 2020)

Tổng kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp những khái quát và yêu cầu liên quan tới “Ngành chế tạo” trong chương trình “Kỹ năng đặc định”. Nếu bạn đang đang có dự định sang Nhật làm việc hoặc là Xí nghiệp phái cử, bạn cần phải nắm chắc kiến thức liên quan đến việc xây dựng “Kế hoạch hỗ trợ” và các tài liệu cần thiết để xin visa Kỹ năng đặc định (tư cách lưu trú).
Hi vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích đến với bạn!