Về ngành “Hộ lý” của Nhật

Về ngành “Hộ lý” của Nhật

Trong bài viết này tôi xin nói về ngành hộ lý của Nhật Bản. Tôi nghe nói từ “hộ lý” rất ít khi được sử dụng ở khu vực Đông Nam Á. “Hộ lý” là công việc phụ trách giúp đỡ cuộc sống cho những người không tự vận động cơ thể bằng sức lực của bản thân.

Những người nghĩ rằng việc chăm sóc cho ông, bà của mình chính là nhiệm vụ của gia đình, có thể họ sẽ rất ngạc nhiên khi biết đến công việc hộ lý ở Nhật Bản. Nhật Bản là đất nước “dân số già” có khoảng 35 triệu người cao tuổi ( trên 65 tuổi) , chiếm gần 35% dân số. Đây là tỉ lệ phần trăm cao nhất trên thế giới.

Tôi rất vui nếu qua việc tìm hiểu về hoạt động của xã hội Nhật Bản cũng như công việc hộ lý, bạn sẽ suy nghĩ đến việc sau này đất nước mình sẽ xây dựng một xã hội như thế nào.

Về ngành “Hộ lý” của Nhật

Ở nhật, có một chế độ gọi là “chế độ nenkin ” nhằm hỗ trợ cho người cao tuổi. Đây là cơ chế đã hình thành từ cả trước và sau chiến tranh , nhờ vào chế độ này, người cao tuổi có thể nhận được trợ cấp về mặt tài chính cho cuộc sống sinh hoạt từ chính phủ.

Ở Nhật, tất cả những người từ 20 ~60 tuổi, bắt buộc phải nộp bảo hiểm nenkin. Khoản tiền này nhằm hỗ trợ cuộc sống sinh hoạt cho những người trên 65 tuổi, chi trả cho những người không may bị bệnh nặng, chấn thương nặng, những gia đình có người trụ cột không may bị mất .

Ngoài ra, những người nước ngoài sinh sống ở Nhật, bắt buộc phải đóng khoản bảo hiểm nenkin này. Nhưng tùy thuộc vào điều kiện hay quốc tịch mà cũng có trường hợp khoản đã nộp được hoàn lại hay không cần phải nộp. Bạn hãy xác nhận trước nhé.

Vì Nhật Bản đang có tình trạng tỉ lệ sinh giảm, già hóa dân số, nên khi dân số trong độ tuổi 20 ~60 tuổi bị giảm đi, người ta lo lắng về việc “chế độ nenkin (phương thức thuế khóa)”, nhằm hỗ trợ cho người cao tuổi trên 65 tuổi không được tiếp tục duy trì. Đây đang trở thành một vấn đề lớn đối với xã hội Nhật bản thời điểm hiện tại. Mặc dù cũng có một phương thức là “phương thức tích lũy” trong đó các nguồn lực cần thiết để nhận lương hưu trong tương lai được bản thân tích lũy trong độ tuổi lao động hiện tại, nhưng Nhật Bản chưa thể thay thế ngay lập tức từ “phương thức thuế khóa” sang “phương thức tích lũy” được. Bạn nghĩ về một chế độ lương hưu như thế nào là 1 chế độ lương hưu tốt đối với tương lai của đất nước mình.

Chế độ bảo hiểm chăm sóc của Nhật Bản

Ở Nhật, khi đến tuổi 40 trở lên, sẽ chịu thêm 1 loại bảo hiểm xã hội nữa. Bảo hiểm này gọi là: “chế độ bảo hiểm chăm sóc” . Đây là chế độ bảo hiểm nhằm hỗ trợ cho những người nhu cầu chăm sóc là cần thiết. Ngày xưa ở Nhật, gia đình có 3 thế hệ ( bố mẹ, bản thân, con cái) cùng sống chung dưới 1 mái nhà là chuyện bình thường, nhưng ngày nay, phổ biến là những gia đình chỉ có vợ chồng và con cái sống chung. Đây được gọi là “gia đình hạt nhân” .

Điều này là do người đến thành phố làm việc tăng lên và cha mẹ họ vẫn sống ở quê, việc phải sống xa cha mẹ đối với người nhật đã trở nên rất phổ biến. Vào tình huống này, vì không có ai có thể hỗ trợ những lúc bố mẹ cần sự chăm sóc , nên có 1 phương án là đi tới “cơ sở chăm sóc” .

Những loại hình cơ sở chăm sóc

Có nhiều loại hình cơ sở chăm sóc ở Nhật, nhưng cái này được quyết định dựa trên “mức độ cần thiết của việc chăm sóc”. Ngoài ra, đối với người ốm, bệnh nhân điều trị phục hồi chức năng, viện dưỡng lão sẽ kết hợp cùng với các tổ chức y tế để hỗ trợ chăm sóc.

Viện dưỡng lão

Từ những người có thể tự sống một mình đến những người cần được chăm sóc cả ngày đều sống trong cơ sở này. Bởi vì ở đó có cả nhân viên hộ lý và điều dưỡng viên, nên khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra, có thể hỗ trợ ngay lập tức. Trong này phục vụ cả ăn uống, tắm gội nên những người sử dụng dịch vụ này có thể sống và sinh hoạt tại đây luôn. Viện dưỡng lão có cả các hoạt động giải trí nên những người sử dụng có thời gian cùng nhau chơi, cùng nhau ca hát.

Nhà tập thể ( group home)

Bạn đã từng nghe đến từ hội chứng suy giảm trí nhớ chưa? Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến tên căn bệnh có tên Alzheimer. Bệnh Alzheimer đề cập đến khả năng nhận biết, ghi nhớ, phán đoán đồ vật, con người bị suy yếu, nó ảnh hưởng đến cuộc sống. Những bệnh này gọi chung là hội chứng suy giảm trí nhớ. Nơi chăm sóc người mắc hội chứng suy giảm trí nhớ chính là nhà tập thể. Trong nhà tập thể, ngoài chăm sóc , còn có các bài luyện tập nhằm cải thiện tình trạng bệnh, ở đây có concept là làm những việc mình có thể tự làm, không phụ thuộc quá nhiều vào người khác.

Dịch vụ ngày (đến cơ sở chăm sóc)

Thông qua từ “つうしょ- đến cơ sở chăm sóc” , “かよう- đi đi về về “, “ところ-nơi chốn” biết được đây là dịch vụ mà người dùng phải đi đến cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc. Vì thế mà, người sử dụng không sống ở cơ sở đó mà sinh hoạt tại nhà mình. Dịch vụ ngày là dịch vụ cung cấp việc kiểm tra sức khỏe, phục hồi chức năng, ăn trưa, giải trí, tắm rửa, giúp hỗ trợ sinh hoạt cho người sử dụng, thêm nữa không để người cao tuổi phải cô đơn 1 mình. Hàng ngày, người cao tuổi đi đến các cơ sở dịch vụ ngày nói chuyện giao tiếp cũng giúp phòng tránh hội chứng suy giảm trí nhớ.

Về nhân sự hộ lý ở Nhật

Hộ lý là một công việc hết sức quan trọng, nhưng thực tế có rất ít nhân sự làm hộ lý, đây đang trở thành vấn đề của Nhật Bản. Theo như nhiều công bố của nhiều nơi chỉ ra rằng sẽ thiếu khoảng trên 350 nghìn hộ lý vào năm 2025. Lý do thiếu hộ lý là “nhiều người nghĩ rằng đây là công việc vất vả cần nhiều sức lực” .

Ở Nhật, đã bắt đầu có hộ lý là người nước noài, đến Nhật Bản và hoạt động trong ngành này. Đây là theo chương trình EPA, thực tập sinh kỹ năng, từ nay trở trở đi theo tư cách mới có tên là kỹ năng đặc định (tokutei gino), nhiều người vùng Đông Nam Á đến hỗ trợ nhân sự cho xã hội Nhật Bản. Chính phủ Nhật đưa ra mục tiêu “đến mùa xuân năm 2020 sẽ tiếp nhận 10 000 nhân sự hộ lý từ Việt Nam”, phía Chính phủ Việt Nam cũng cho biết sẽ hợp tác thực hiện mục tiêu này.

Tương lai của nước Nhật

Tại Nhật Bản, tỉ lệ người cao tuổi sẽ tiếp tục tăng lên. Trong vấn đề xã hội này, người cao tuổi đang bắt đầu ý thức hơn về việc “có một cơ thể khỏe mạnh, để tương lai không cần ai chăm sóc”. Thường xuyên vận động, bắt đầu học hỏi, đi hát Karaoke, sau khi nghỉ hưu trú trọng vào việc “cách thức tận hưởng cuộc sống”. Bố của tôi cũng đã 70 tuổi, nhưng sau khi nghỉ hưu, hằng ngày thường đi tập Gym, đánh cầu lông cùng bạn bè, tận hưởng cuộc sống mỗi ngày.

Tuy nhiên, tất cả mọi người không phải lúc nào cũng khỏe mạnh, không có bệnh tật và không ai sống một cuộc sống giống nhau. Trong xã hội này, có thể thấy “Chăm sóc” rất quan trọng với người Nhật để ”sống là chính mình” đến tận cuối đời.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài.