Kỹ năng đặc định “Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống”| Giải thích cho từng ngành nghề!

Kỹ năng đặc định “Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống”| Giải thích cho từng ngành nghề!

Vào tháng 4 năm 2019, một loại visa lao động (tư cách lưu trú) mới mang tên Kỹ năng đặc định đã được ban hành nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực. Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống là một trong số 14 ngành nghề được chấp thuận. Đã hơn một năm trôi qua kể từ ngày công bố nhưng dường như vẫn chưa nhiều người biết đến thông tin này. Vì vậy trong bài viết lần này, tôi xin chia sẻ khái quát về Kỹ năng đặc định Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống.

Kỹ năng đặc định là gì?

Kỹ năng đặc định là loại visa (tư cách lưu trú) cho phép nguồn nhân lực nước ngoài lưu trú và làm việc tại Nhật trong các ngành bao gồm lao động giản đơn thuộc 14 ngành nghề được công nhận là thiếu hụt nguồn nhân lực. Có 2 loại Kỹ năng đặc định số 1 và số 2, mỗi loại lại có điều kiện cấp visa và thời gian lưu trú khác nhau. Ngoài ra, kỹ năng đặc định được chia làm 2 loại là Kỹ năng đặc định số 1 (特定技能1号) và Kỹ năng đặc định số 2 (特定技能2号). Có 2 điều kiện then chốt để được cấp Visa (Tư cách lưu trú) Kỹ năng đặc định, đó là:

  • Bạn phải vượt qua kỳ thi Năng lực tiếng Nhật (Có quy định)
  • Bạn phải vượt qua kỳ thi đánh giá kỹ năng (Có quy định)

Thông tin chi tiết vui lòng xem ở bài viết sau:
Bài viết: “今さら聞けない・・・制度の基本と実情”特定技能”制度

Ngoài ra, kể từ tháng 4/2020, Kỹ năng đặc định số 2 chuẩn bị được ban hành chỉ áp dụng cho 2 ngành nghề là Ngành Xây dựng và Ngành Đóng tàu. Đặc trưng của Kỹ năng đặc định số 2 là không giới hạn việc gia hạn thời gian lưu trú và nếu đạt đủ điều kiện có thể xin Visa vĩnh trú.

Kỹ năng đặc định Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống

Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống được phân thành 1 nghiệp vụ như sau:

  • Nghiệp vụ sản xuất thực phẩm và đồ uống nói chung

Ngoài ra, khi hoàn thành Visa thực tập sinh kỹ năng số 2 của Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, bạn có thể chuyển sang Visa Kỹ năng đặc định số 1 mà không cần tham gia kỳ thi.

Thực trạng của Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống

Lĩnh vực sản xuất thực phẩm và đồ uống được chỉ định là 1 trong 14 ngành nghề áp dụng kỹ năng đặc định trong bối cảnh thiếu nhân lực triền miên cùng với nhu cầu lớn về nhân lực trong lĩnh vực sản xuất. Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống là một ngành công nghiệp tiếp nhận số lượng lớn lao động bao gồm cả người Nhật và người nước ngoài.

Tỉ lệ tuyển dụng hiệu quả của Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống năm 2013 là 1,48 lần, năm 2015 đạt 2,11 lần và năm 2017 đạt 2,78 lần. Nếu như xu hướng này vẫn tiếp tục tăng, dự kiến đến năm 2030 sẽ thiếu khoảng 73.000 lao động. Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực ngày càng tăng, các công ty sản xuất đã và đang tập trung rà soát môi trường làm việc, tăng cường các biện pháp an toàn trong các nhà máy sản xuất thực phẩm và đồ uống và bổ sung thêm các nỗ lực cho hoạt động tuyển dụng tại Nhật Bản. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nước không thể đảm bảo đủ số lượng nhân sự cần thiết nên Nhật Bản đã bắt đầu chấp nhận lao động người nước ngoài theo chương trình Kỹ năng đặc định.

Mặc dù thực phẩm nhập khẩu giá rẻ đã phổ biến từ lâu nhưng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và đồ uống trong nước vẫn ở mức cao do ấn tượng về độ an toàn, chất lượng cao và hợp vệ sinh. Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống là một trong những ngành hỗ trợ chính cho nền kinh tế Nhật Bản, có thể nói ngành này cũng hỗ trợ việc làm trong nước vì ngành này cần số lượng lớn nhân sự.

Các hãng sản xuất thực phẩm và đồ uống của Nhật Bản có sự hiện diện mạnh mẽ khắp thế giới. Các hãng sản xuất thực phẩm và đồ uống như Suntory Holdings, Asahi Holdings, Kirin Holdings, Nippon Ham, Meiji, Yamazaki Baking và Maruha Nichiro Holdings được xếp hạng ở vị trí 50 trong bảng xếp hạng doanh số của các hãng sản xuất thực phẩm toàn cầu và việc mở rộng ra nước ngoài cũng đang gia tăng.

Tuy nhiên, ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống ở Nhật Bản không chỉ bao gồm các công ty lớn kể trên mà còn có sự đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn giá trị lô hàng sản xuất và 99% tổng số doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng các cơ sở trong ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống ngày càng giảm nhưng giá trị lô hàng lại có xu hướng tăng, trong khi số lượng nhân viên lại tiếp tục giảm. Để tiếp tục phát triển công ty, việc đảm bảo nguồn nhân lực trở thành nhu cầu cấp bách.

Thêm vào đó, số lượng lao động được tiếp nhận kể từ khi chương trình Kỹ năng đặc định được đưa vào thực hiện từ 4/2019 thấp hơn nhiều so với số lao động dự kiến được tiếp nhận ban đầu. Số lao động dự kiến được tiếp nhận trong ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống vào năm 2019 là từ 5.200 đến 6.800 người, nhưng tính đến tháng 11 cùng năm, số người được cấp visa Kỹ năng đặc định chỉ là 247 người. Tính đến thời điểm 3/2020, có 1.402 người được tiếp nhận trong ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống. Con số này nhiều gấp 3 lần so với con số 437 người được tiếp nhận ở ngành Công nghiệp vật liệu – ngành có số lao động được tiếp nhận đứng thứ 2 trong tổng số 14 ngành được cấp Kỹ năng đặc định (so sánh cùng thời điểm). Như đã đề cập ở trên, điều này liên quan đến thực tế là số lượng lao động cần thiết trong ngành sản xuất về cơ bản cũng lớn hơn so với các ngành khác. Liên quan đến khu vực tiếp nhận, sẽ tránh tập trung người nước ngoài có Kỹ năng đặc định ở các khu vực đô thị như Tokyo và Osaka, đồng thời sẽ tiến hành phân bổ nguồn nhân lực để xem xét các vấn đề cụ thể của từng ngành.

Hình dưới đây là biểu đồ về số lượng lao động được các tỉnh tiếp nhận vào năm 2019, nhìn một cách tổng quát thì khu vực Kanto tập trung chủ yếu ở Tokyo, đối với các khu vực khác thì dễ thấy nhất là Fukuoka, Aichi – Shizuoka và Hokkaido. Các hãng sản xuất thực phẩm và đồ uống cũng chủ yếu tập trung ở các khu vực này.

Có một số lý do có thể khiến chương trình Kỹ năng đặc định chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Trước hết, hệ thống tiếp nhận của Nhật Bản và hệ thống của nước phái cử chưa được thiết lập đầy đủ. Hiện nay, có những trường hợp lao động có nguyện vọng làm việc tại Nhật Bản đã không thể xuất cảnh do hệ thống chưa phù hợp. Lý do thứ 2 là không có nhiều người nộp hồ sơ ngay từ đầu. Bạn phải dành ít nhất thời gian nửa năm cho việc học, chẳng hạn như tham gia kỳ thi tiếng Nhật hoặc nghiên cứu về ngành nghề mà mình sẽ làm việc, và trong thời gian đó có thể sẽ khó để cân bằng giữa việc làm và việc học toàn thời gian. Trong hoàn cảnh đó, có nhiều trường hợp khác sẽ lựa chọn làm việc ở đất nước nơi mà họ có thể nhận lương ngay lập tức.

Số lao động nước ngoài dự kiến được chấp nhận Kỹ năng đặc định trong Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống sẽ lên đến 34.000 người vào năm 2023 nhưng vẫn có ý kiến cho rằng dù đã áp dụng mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả công việc, đảm bảo nguồn nhân lực trong nước, tiếp nhận lao động nước ngoài thì vẫn khó có thể giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực.

Nội dung nghiệp vụ Kỹ năng đặc định số 1 Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống

Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống được phân thành 1 nghiệp vụ như sau:

  • Nghiệp vụ sản xuất thực phẩm và đồ uống nói chung

Ngoài ra, 2 nghiệp vụ dưới đây cũng được xếp vào nghiệp vụ của Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống.

  • Sản xuất và chế biến thực phẩm và đồ uống trừ đồ uống có cồn
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm

Các yêu cầu của Kỹ năng đặc định Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống

Người nước ngoài được chấp nhận tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 1 trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm và đồ uống được hiểu là người đã vượt qua các kỳ thi được liệt kê dưới đây, hoặc những người đã hoàn thành khóa đào tạo Thực tập sinh kỹ năng số 2.

  • Kỳ thi đánh giá Kỹ năng đặc định số 1 Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống (Có thể tiếp nhận cả trong nước và nước ngoài)
  • Kỳ thi kiểm tra tiếng Nhật cơ bản của Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản hoặc Kỳ thi Năng lực tiếng Nhật (từ N4 trở lên)

Kỳ thi đánh giá kỹ năng Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống là gì?

Cần tham dự cả bài thi lý thuyết và bài thi thực hành trong kỳ thi đánh giá kỹ năng Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống.
Nội dung của bài thi lý thuyết và thực hành được mô tả như dưới đây:

Lý thuyếtKiến thức cơ bản về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
Khái quát về quản lý vệ sinh chung
Khái quát cơ bản về quản lý quá trình sản xuất
Quản lý vệ sinh bằng HACCP
Kiến thức liên quan đến an toàn vệ sinh lao động
Thực hànhKiến thức cơ bản về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
Khái quát về quản lý vệ sinh chung
Khái quát cơ bản về quản lý quá trình sản xuất
Quản lý vệ sinh bằng HACCP
Kiến thức liên quan đến an toàn vệ sinh lao động

Ngoài ra, kỳ thi đánh giá Kỹ năng đặc định số 1 dành riêng cho Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống có thể được thực hiện cả ở trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng trình độ dự thi sẽ khác nhau giữa trong nước và nước ngoài.

*HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn)=Hazard (Mối nguy hại), Analysis (Phân tích), Critical (Tới hạn), Control (Kiểm soát), Point (Điểm)

HACCP có nghĩa là người kinh doanh thực phẩm tự hiểu được các yếu tố có hại (mối nguy) như nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và nhiễm tạp chất, sau đó loại bỏ các yếu tố có hại đó trong toàn bộ quá trình từ khi nhập nguyên liệu thô đến khi vận chuyển sản phẩm hay còn được hiểu là phương pháp quản lý vệ sinh nhằm bảo đảm sự an toàn của sản phẩm bằng cách kiểm soát các quá trình đặc biệt quan trọng nhằm mục đích giảm thiểu các tác nhân gây hại.

Nguồn: HACCP (Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi)

Tư cách tham dự kỳ thi trong nước

  • Có tư cách lưu trú và vào ngày thi đã đủ 17 tuổi trở lên
  • Sở hữu hộ chiếu cấp bởi Chính phủ nước ngoài hoặc Cơ quan có thẩm quyền trong khu vực do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định để hợp tác suôn sẻ trong việc thực hiện lệnh trục xuất.

Tư cách tham dự kỳ thi ở nước ngoài

  • Vào ngày thi đã đủ 17 tuổi trở lên

Các bạn có thể xem chi tiết nội dung đề thi và đề cương các đề thi trong nước và nước ngoài tại link bên dưới.

Về kỳ thi đánh giá kỹ năng đặc định số 1 Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống (Kỳ thi trong nước)” (OTAFF – Hiệp hội Hợp nhất các tổ chức đánh giá kỹ năng ngành công nghiệp thực phẩm cho người nước ngoài)

Về kỳ thi đánh giá kỹ năng đặc định số 1 Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống (Kỳ thi ở nước ngoài)” (OTAFF – Hiệp hội Hợp nhất các tổ chức đánh giá kỹ năng ngành công nghiệp thực phẩm cho người nước ngoài)

Tổng hợp tài liệu tham khảo

Nỗ lực tiếp nhận nguồn nhân lực mới từ nước ngoài và hiện thực hóa một xã hội cộng sinh” (Bộ Tư pháp)

Số lượng lao động cư trú người nước ngoài có kỹ năng đặc định cuối mỗi Quý” (Bộ Tư pháp)

Về việc tăng cường các biện pháp toàn diện để tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài và cùng tồn tại với họ” (Hội nghị Bộ trưởng liên quan đến việc chấp nhận và cùng tồn tại với nguồn nhân lực nước ngoài)

Quy trình thực hiện kiểm tra đánh giá kỹ năng đặc định số 1 trong Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống” (Cục Công nghiệp Thực phẩm – Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản)

Thông tin xung quanh ngành sản xuất thực phẩm” (Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản)

Tổng kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp những khái quát và yêu cầu liên quan tới “Ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống” trong chương trình “Kỹ năng đặc định”. Nếu bạn đang đang có dự định sang Nhật làm việc hoặc là Xí nghiệp phái cử, bạn cần phải nắm chắc kiến thức liên quan đến việc xây dựng “Kế hoạch hỗ trợ” và các tài liệu cần thiết để xin visa Kỹ năng đặc định (tư cách lưu trú).
Hi vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích đến với bạn!