Để các bạn không bị lừa khi sinh sống tại Nhật, trong bài viết lần này tôi xin chia sẻ một vài điều muốn các bạn lưu ý.
Gần đây, số lượng người dùng SNS tăng nhanh, do đó người dùng có thể cập nhật đa dạng các thông tin một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc nhận định thông đó có “Chính xác hay không?” là vô cùng quan trọng. Do đó, với tư cách là một phương tiện truyền thông, jNavi chúng tôi có nghĩa vụ phải truyền tải tới độc giả những thông tin chính xác.
Ở Nhật, thông tin lừa đảo được gọi là “Dema”. Cho đến này, ở Nhật Dema hình thành như thế nào và các hành động lừa đảo “gian lận” đó diễn ra như thế nào sẽ được nói đến trong bài viết này.
Khi trông thấy hoặc nghe thấy một “thông tin” gì đó ở Nhật, đừng quên kiểm tra nó có chính xác hay không?
“Lừa đảo” thực sự có ở Nhật
Trường hợp 1 “Ngân hàng kia rất nguy hiểm”
Đây là một câu chuyện có thật vào khoảng năm 1970. Vào một ngày nọ, có 3 nữ sinh phổ thông cùng nói chuyện với nhau về nơi làm việc. Nữ sinh A quyết định là sẽ làm việc trong ngân hàng 〇△ thuộc 1 tổ chức tín dụng, nhưng cô bạn B lại nói đùa rằng “Tổ chức tín dụng sẽ rất nguy hiểm đấy”.
Tuy nhiên, A lại tin những lời nói đó. Gia đình bạn A thảo luận cùng nhau về chủ đề “Tổ chức tín dụng có nguy hiểm không?”. Sau đó, gia đình A đã lầm tưởng rằng “Tổ chức tín dụng nơi A làm việc (Ngân hàng 〇△) là một nơi nguy hiểm” và xác nhận thông tin đó từ rất nhiều người.
Câu chuyện ngay lập tức truyền đến tai nhiều người, biến nó thành thông tin sai lệch ” Dema” rằng “Ngân hàng 〇△ sẽ phá sản” , làm xảy ra tình trạng rất nhiều người đã nhốn nháo đi rút tiền tại ngân hàng 〇△.
Cũng xuất phát từ chính từ khóa “Nguy hiểm” ấy, rất nhiều người đã tin vào câu chuyện lừa đảo mới bị thêu dệt là “Nhân viên ngân hàng đã ôm tiền bỏ chạy” hay “Giám đốc ngân hàng đã qua đời”.
Ngân hàng 〇△ dù đã lên tiếng khẳng định “Đó chỉ là những tin đồn thất thiệt” nhưng rất nhiều người không tin và nghĩ rằng “Ngân hàng đang nói dối”.
Từ câu nói đùa của một nữ sinh mà ngân hàng đã phải gánh chịu tổn thất rất nặng nề.
Trường hợp 2 “Hết giấy vệ sinh”
Cũng là một câu chuyện xảy ra cũng vào khoảng những năm 1970. Tại khu vực Trung Đông (các quốc gia như Israel) do đang xảy ra chiến tranh nên giá dầu đẩy tăng cao. Đồng thời khi có thông báo của chính phủ kêu gọi mọi người tiết kiệm giấy, nhiều người đã suy nghĩ một cách tiêu cực rằng “giấy vệ sinh sẽ hết”, họ làm toáng lên, và cũng có những người mua biết bao nhiêu là giấy vệ sinh.
Siêu thị hết sạch giấy vệ sinh, ở những cửa hàng còn giấy thì giá cũng bị đẩy lên rất cao. Sự việc giá tăng này được viết trên mặt báo, càng làm tăng hơn nữa số người đi mua giấy vệ sinh.
Tuy nhiên, trong thực tế sự việc “Tăng giá dầu” và “Thiếu giấy vệ sinh” chẳng liên quan gì tới nhau cả. Giấy vệ sinh không ảnh hưởng gì tới chiến tranh ở Trung Đông cả nên việc sản xuất vẫn diễn ra bình thường.
Trò lừa bịp ở đây là có ai đó đã nghĩ sai về “Thông tin nói dối” và lan truyền thông tin ấy tới nhiều người, gây ảnh hưởng tới xã hội. Câu chuyện khi đó được gọi là “Sự việc giấy vệ sinh (náo loạn), và nó cũng được đưa vào sách giáo khoa lịch sử Nhật Bản.
Trường hợp 3 “Sư tử đang chạy trốn”
Vào năm 2016 tại tỉnh Kumamoto của Nhật Bản đã xảy ra một trận động đất. Một người đàn ông đã đăng dòng trạng thái trên SNS của mình rằng “Do động đất xảy ra nên một con sư tử đã chạy trốn”.
Cùng với bài viết đó còn kèm theo những bức ảnh “Con sư tử ở trên đường”, người dân Kumamoto rất hoảng hốt và đã chia sẻ bài viết ấy rất nhiều. Tuy nhiên, đó là bức ảnh giả đã được chỉnh sửa để nhìn cho giống với “Con sư tử đang ở trên đường”.
Bài viết này đã được hơn 20000 người chia sẻ và thực sự có rất nhiều người tin điều đang xảy ra là thật. Sở thú gần đó đã trở nên náo loạn vì rất nhiều cuộc điện thoại gọi đến với nội dung “Hãy làm gì đó với con sư tử đó đi”.
Người đàn ông truyền tải bài đăng “lừa đảo” ấy sau đó đã bị cảnh sát bắt v gây hại đến công việc của sở thú.
Sau trận động đất, có rất nhiều thông tin chính xác và cả những thông tin sai lệch được đưa ra. Trong số đó, hãy thật đề phòng với những thông tin “lừa đảo”. Hãy suy nghĩ xem nó có thật như vậy không, chứ đừng vội chia sẻ mọi thứ lên SNS nhé!
Lừa đảo qua điện thoại
Bạn đã từng nghe thấy cụm từ “Oreore Sagi” bao giờ chưa? Đây là một hình thức phạm tội đang trở thành vấn nạn xã hội ở Nhật. Việc này chủ yếu nhắm vào người già, giả vờ là con cái của họ và lừa lấy tiền. Dưới đây là một ví dụ:
Vào một ngày nọ, ông A 80 tuổi nhận được một cuộc điện thoại, ở đầu dây bên kia có tiếng gọi “Con đây, là con đây…”. Thoạt đầu, ông A nghĩ :”Là Tarou à?” và hỏi :”Tarou đấy hả con” thì đầu dây bên kia vang lên tiếng con trai ông trả lời :”Vâng, là con đây”.
Đầu dây bên kia rói rằng: “Con bị thương do tai nạn ô tô, con cần gấp 500 vạn yên”, bảo ông A chuẩn bị số tiền đó đưa cho người bạn mình đang đợi ở ga.
Ông A vội vàng chạy tới ngân hàng và chuẩn bị 500 vạn yên, và giao cho người gọi là “bạn” đó ở nhà ga. Ngày hôm sau, vì lo lắng cho Tarou nên ông đã gọi điện cho cậu ấy thì câu trả lời lại là “Hôm qua con không hề gọi điện mà”.
Người xấu đã giả vờ là bạn của Tarou và ăn cắp tiền của ông A. Từ cách nói chuyện gọi là “OreOre” đó, đã nảy sinh ra sự việc được gọi là “OreOre Sagi”.
Có hàng trăm nghìn vụ lừa đảo tương tự như vậy ở Nhật Bản, thiệt hại ước tính hàng trăm triệu yên.
Đừng nghĩ Nhật Bản là một quốc gia an toàn tuyệt đối. Nếu có ai đó rủ bạn cùng thực hiện những hành vi phạm pháp thì nhất định phải tìm mọi cách từ chối nhé!
Để “không bị lừa”
Ở Nhật, chúng ta thường thấy những tin tức trên thời sự về việc người nước ngoài bị cảnh sát bắt vì thực hiện những phi vụ lừa đảo như thế. Những kẻ xấu đó mang đến cho chúng ta những tin vui như là “Bạn có thể nhận được rất nhiều tiền” hay là “Bạn có thể nhận được visa vĩnh trú ở Nhật”.
Tuy nhiên, để nhận định được những trò “lừa bịp” và “dối trá” này thì điều quan trọng là phải bình tĩnh và cương quyết trả lời rằng “Tôi không tin”.
Khi bản thân bạn không biết là có đúng hay không, thì hãy xác nhận lại từ những người bạn xung quanh mình hoặc những người Nhật quen biết nhé.
Tôi thật sự mong rằng, các bạn những người đã dành tình yêu với nước Nhật, có thể an tâm học tập cũng như làm việc tại Nhật Bản.
Cuối cùng, tôi xin viết về các điều cần chú ý khi sống ở Nhật, các bạn lưu ý nhé!
- Không cho người lạ biết số điện thoại và địa chỉ nhà bạn.
- Không nhập thông tin cá nhân vào những trang web không tin tưởng.
- Không tin vào nội dung của những email làm phiền như “Hãy thanh toán ~ vạn yên ngay bây giờ”.
- Không tin vào nội dung của những email làm phiền như “Hãy đăng nhập ngay bây giờ”.
Chỉ cần một lần thông tin cá nhân của bạn bị truyền đi, những kẻ xấu biết được thông đó thì bạn có thể sẽ nhận được tới 100 email làm phiền theo hình thức như vậy.
Nếu nhận được những cuộc gọi hay email như vậy, nhất định hãy trao đổi và hỏi ý kiến những người Nhật ở quanh bạn nhé!