Mẹo “tìm hiểu công ty” Nhật Bản

Mẹo “tìm hiểu công ty” Nhật Bản

Trong series các bài viết về bí quyết phỏng vấn tôi cũng đã từng đề cập tới rồi nhưng hôm nay tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng việc “tiến hành tìm hiểu doanh nghiệp” là rất quan trọng trong khi phỏng vấn.

Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản ① Giới thiệu bản thân
Bí quyết phỏng vấn vào doanh nghiệp Nhật Bản ⑤ Ứng dụng thực tế

Ở Nhật, hoạt động “nghiên cứu ngành nghề” của các sinh viên đang tìm kiếm việc làm được coi là một điều rất quan trọng. Nhờ đó có thể biết được thông tin quan trọng như “Công ty này đứng ở vị trí nào so với các công ty khác trong ngành”. So với việc tìm hiểu qua mạng Internet, “sơ đồ ngành nghề, công ty trong năm” có bán tại các nhà hàng được ưa chuộng vì dễ hiểu hơn (Touyou Keizai Shinposha)

Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn “cách tìm hiểu công ty” qua trang chủ của chính công ty đó.

Tìm hiểu công ty là gì?

Là việc tìm hiểu công ty bạn muốn vào làm việc qua rất nhiều thông tin khác nhau như vị trí của công ty so với các công ty trong ngành, các công ty đối tác, năm thành lập, lịch sử kinh doanh, số lượng nhân viên và nghiệp vụ kinh doanh chính…

Mẹo tìm hiểu công ty

Để biết về công ty, cách tốt nhất là tham gia thời gian thực tập tại công ty hoặc nói chuyện trực tiếp với nhân viên công ty trong buổi giới thiệu việc làm.

Tuy nhiên, những cơ hội như vậy không phải ngày nào cũng có thể nhận được, có thể vì công ty ở nước ngoài hoặc xét về khoảng cách bạn ở rất xa công ty nên việc ghé thăm công ty là việc rất khó.

Khi ấy, hãy tiến hành việc tìm hiểu về công ty qua Website chính thức của công ty nhé.

Những điều nên nắm bắt trên trang chủ công ty

Thông tin công ty / Khái quát công ty

Tại đây bạn có thể kiểm tra các thông tin sau.

  • Thông điệp của người đại diện
  • Ngày thành lập công ty
  • Triết lý kinh doanh
  • Nghiệp vụ kinh doanh
  • Số lượng văn phòng (chi nhánh)
  • Chi nhánh tại nước ngoài
  • Số lượng nhân viên
  • Vốn đầu tư
  • Hoạt động CSR

Thông điệp của người đại diện

Nắm được quan điểm của người đại diện cũng như văn hóa doanh nghiệp. Nếu như tương lai bạn có làm việc tại công ty này thì việc nhớ gương mặt và tên của người đại diện là vô cùng cần thiết.

Ngày thành lập công ty

Ở các công ty có lịch sử lâu đời, thì bên cạnh đó là nét “truyền thống” và “độ phổ cập” nhất định trong xã hội. Còn ở các công ty mới thành lập thì có sự “nhiệt huyết” và “tự do”. Bạn hướng đến loại hình công ty nào, hãy thử suy nghĩ về điều đó.

Triết lý kinh doanh

Nếu triết lý kinh doanh của công ty không phù hợp với phong cách làm việc của bản thân thì công việc sẽ không thể kéo dài. Khi tìm kiếm việc làm, nhất định phải tìm hiểu về triết lý kinh doanh của công ty và và trong buổi phỏng vấn với công ty hãy gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách đồng tình với triết lý kinh doanh của họ.

Nghiệp vụ kinh doanh

Ngoài bộ phận và vị trí bạn có nguyện vọng làm việc, điều quan trọng là phải biết công ty hiện đang cung cấp những loại dịch vụ nào. Sau khi gia nhập công ty, nếu tỏ thái độ “Tôi không liên quan gì tới các công việc khác cả” thì bạn có thể dễ dàng bị đánh giá không tốt.

Số lượng văn phòng (chi nhánh)

Công ty hiện có trụ sở chính đặt tại đâu? Các văn phòng ở đâu? Đây là điều nhất định bạn cần phải xác nhận. Trong một số trường hợp, bạn sống ở Tokyo nhưng cũng có khả năng sẽ bị điều chuyển đi các chi nhánh ở Osaka hoặc Fukuoka. Vậy nên khi phỏng vấn là một cơ hội tốt để bạn hỏi về việc điều chuyển nhân sự khi làm việc sau này.

Chi nhánh tại nước ngoài

Nếu có thông tin về các chi nhánh ở nước ngoài, hãy xác nhận xem chi nhánh đó được mở ở Việt Nam hay Đông Nam Á. Trong buổi phỏng vấn nếu có được hỏi “Bạn có còn câu hỏi gì nữa không?” thì đây là lúc bạn có thể hỏi về tình trạng chi nhánh ở Việt Nam và những kế hoạch mở rộng trong tương lai.

Số lượng nhân viên

Những công ty đông nhân viên là những công ty có sức ảnh hưởng lớn trong ngành. Còn nếu bạn vào những công ty nhỏ ít nhân viên thì sẽ có rất nhiều công việc khác nhau xoay quanh bạn, nhờ đó phạm vi công việc cũng được mở rộng hơn.

Vốn đầu tư

Điều quan trọng là phải nắm được “thực lực tài chính” của công ty. Có rất nhiều từ ngữ chuyên ngành nhưng những người hiểu được thì nên đọc các thông số sau để nắm bắt được tình hình hiện tại của công ty : “thông tin về cổ đông, nhà đầu tư”, “Quan hệ nhà đầu tư”, “báo cáo tài chính”.

Hoạt động CSR

(Corporate Social Responsibility)có nghĩa là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Những hoạt động này bao gồm các hoạt động công ích ở khu vực xung quanh công ty, các hoạt động bảo vệ thiên nhiên trước các vấn đề môi trường, các hoạt động giáo dục tiên tiến. Những nỗ lực này của công ty có thể trở thành chủ đề để bạn kết nối với việc bày tỏ “niềm hứng thú với công ty” mà bạn có thể truyền đạt trong buổi phỏng vấn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp luôn xây dựng các “chế độ” đặc biệt dành riêng cho nhân viên công ty một cách tích cực. Ví dụ như các mục tôi liệt kê dưới đây:

  • Chế độ đa dạng (Sử dụng nguồn nhân lực chú trọng vào sự đa dạng như chủng tộc, quốc tịch, giới tính và tuổi tác)
  • Đẩy mạnh thời gian nghỉ chăm sóc con nhỏ và nghỉ chế độ thai sản
  • Đẩy mạnh tuyển dụng những người khuyết tật vào làm việc
  • Thúc đẩy xã hội phụ nữ được hoạt động nhiều hơn (Nỗ lực tăng số lượng quản lý là nữ)

Tiếng nói của nhân viên công ty

Trên trang chủ thường chỉ đăng tải những “điểm tốt” của công ty, còn “tiếng nói của nhân viên công ty” mới cho bạn thấy được “bản chất” thực sự của công ty. Các công ty hoàn toàn có thể tạo ra một trang web như vậy để tạo dựng hình ảnh của công ty và gây dựng “niềm tin” rằng đây là một công ty tốt, do đó lắng nghe tiếng nói của chính nhân viên trong công ty cũng có thể coi là một nguồn thông tin để đánh giá.

Thông tin tuyển dụng

Khi xác nhận thông tin tuyển dụng của công ty, bạn phải biết được “mức độ cần thiết” với công ty. Ngoài ra, qua việc biết được “công ty tuyển dụng loại hình nhân sự nào” cũng là cách để có thể hiểu được kế hoạch công việc và chính sách quản lý của công ty.

Tổng kết

Đối với việc nghiên cứu công ty, hãy tìm hiểu kỹ hơn về doanh nghiệp theo sự hướng dẫn như trên. Nếu bạn không tìm hiểu gì mà cứ trực tiếp tới phỏng vấn như vậy e rằng sẽ có nhiều hối tiếc về sau nên đừng quên, hãy tiến hành “tìm hiểu công ty” trước khi phỏng vấn nhé.