Đây là bài viết thứ hai trong chuỗi bài viết về các cuộc phỏng vấn với người Nhật.
Bài viết đầu tiên là cuộc phỏng vấn với “Haruka” – cô gái đang quản lý trang Web “VIETHICH” tại Việt Nam. Các bạn có thể xem lại bài viết tại đây nhé. Cuộc phỏng vấn cô gái người Nhật hiện đang sinh sống tại Việt Nam.
Lần này, jNavi vinh dự được thầy giáo Uchino – giảng viên khoa tiếng Nhật, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội dành thời gian tham dự buổi phỏng vấn. Thầy Uchino sẽ chia sẻ với chúng ta những “cảm xúc” trong quá trình giảng dạy tiếng Nhật của mình.
Nhờ đó, tôi hy vọng rằng sẽ tiếp thêm động lực cho các bạn đang học tiếng Nhật và làm tăng thêm số lượng người bắt đầu học tiếng Nhật.
- 1. Thông tin tiểu sử thầy giáo Uchino
- 2. Phỏng vấn
- 2.1. Q1. Xin ông cho biết, động lực nào đã khiến ông quan tâm tới việc giáo dục tiếng Nhật vậy?
- 2.2. Q2. Thầy có cảm nhận như thế nào về “năng lực ngôn ngữ” của sinh viên Việt Nam?
- 2.3. Q3. Mặt khác, xin thầy cho biết vấn đề “trong học tập” mà người Việt Nam đang gặp phải là gì?
- 2.4. Q4. Để giải quyết các “vấn đề” đó, ông nghĩ điều quan trọng là cần phải nỗ lực như thế nào?
- 2.5. Q5. Với những sinh viên thầy đã từng giảng dạy, có khoảng bao nhiêu phần trăm các bạn các sinh viên sau khi tốt nghiệp chọn làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản?
- 2.6. Q6. Dường như ngày càng có nhiều người làm việc trong các công ty Nhật Bản và sự quan tâm tới Nhật Bản ngày càng lớn có đúng không, thưa thầy?
- 2.7. Q7. Số lượng người Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng lên cũng đồng thời làm tăng tình trạng tội phạm ở nước ngoài. Thầy nghĩ sao về tình trạng này?
- 2.8. Q8. Để tương lai “người nước ngoài có thể làm việc tại Nhật Bản” thì theo ông cần những yếu tố gì?
- 2.9. Q9. Cuối cùng, thầy có điều gì nhắn nhủ tới các bạn Việt Nam đang học tiếng Nhật không?
- 3. Tổng kết
Thông tin tiểu sử thầy giáo Uchino
Năm 2012, thầy Uchino bắt đầu tham gia việc giảng dạy tiếng Nhật tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước khi trở thành giáo viên tiếng Nhật, ông từng đảm nhiệm công việc marketing cho một hãng sản xuất lớn của Nhật Bản. Từ năm 1989 tới năm 2000 ông ở Pháp, năm 2001 tới năm 2004 ông ở Mỹ và hoạt động với tư cách một người quản lý ở địa phương với quy mô hơn 100 nhân viên.
Nhờ việc quay trở lại bộ phận phát triển nguồn nhân lực của công ty (Nhật Bản) vào năm 2005, ông bắt đầu quan tâm đến “giáo dục tiếng Nhật”.Ông xác định đấy là một nghề nghiệp sau khi nghỉ hưu nên muốn trở thành một giáo viên dạy tiếng Nhật khi tôi 59 tuổi, ông hoàn thành khóa đào tạo giáo viên dạy tiếng Nhật, làm giáo viên dạy tiếng Nhật ở Tokyo, và sau đó biết tới công việc hiện tại qua một người quen giới thiệu.
Ông có niềm đam mê với “bóng bầu dục” từ thời học cấp 3 và hiện tại vẫn đang là thành viên của đội “Touch Rugby” tại Hà Nội. (Bức ảnh được chụp trong một trận đấu bóng bầu dục, trông ông thật phong độ với nụ cười rạng rỡ)
Phỏng vấn
Lời đầu tiên xin cảm ơn thầy Uchino đã dành thời gian tham dự buổi phỏng vấn của jNavi.
Q1. Xin ông cho biết, động lực nào đã khiến ông quan tâm tới việc giáo dục tiếng Nhật vậy?
A. Tới khi ấy tôi đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, với những nền văn hóa đã được tiếp xúc, tôi nhận ra sự khác biệt trong văn hóa Nhật Bản và địa phương. Từ những kinh nghiệm đó, tôi quan tâm nhiều hơn tới “Vân đề người nước ngoài làm việc trong các công ty Nhật Bản” và “Các sự khác biệt văn hóa mà các nhà quản lý Nhật Bản phải đối mặt”.
Thời điểm năm 2004 là lúc các nhân viên ưu tú được điều ra nước ngoài để phổ cập việc dạy tiếng Anh cho người Nhật trong các doanh nghiệp Nhật Bản nhưng việc các chuyên gia về kỹ thuật có thể học và tiếp thu được ngôn ngữ thứ 2 là rất khó. Tôi tin rằng việc dạy tiếng nhật cho ”Nhân viên tại nơi làm việc” ở các nhà máy nước ngoài có hiệu quả và sẽ trở lên phổ biến trong tương lai nên tôi đã đề xuất việc dạy tiếng Nhật cho các nhân viên tại địa phương.
Trước đây người ta chỉ ra rằng nguồn nhân lực sử dụng tiếng Nhật bị hạn chế và nếu chỉ dựa vào nguồn nhân lực đó thôi thì sẽ dẫn đến đến những rúi ro lớn, nhưng tôi nghĩ rằng sẽ chẳng có vấn đề gì cả nếu như chúng ta tiếp tục nhân rộng nguồn nhân lực sử dụng tiếng Nhật trong công việc.
Với niềm tin này, mối quan tâm của tôi đối với lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ Nhật Bản ngày càng tăng lên, và tôi đã trở thành một giáo viên, tự mình dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài.
Ngày nay, việc dạy tiếng Nhật cho nhân viên công ty tại nước sở tại trong các doanh nghiệp Nhật Bản đang trở thành trào lưu. Và chính từ những kinh nghiệm lâu năm ở nước ngoài của mình, thầy Uchino đã có thể nhanh chóng “nhận ra” điều đó.
Q2. Thầy có cảm nhận như thế nào về “năng lực ngôn ngữ” của sinh viên Việt Nam?
A. Tôi nhận thấy rất nhiều bạn sinh viên thực sự có kỹ năng giao tiếp rất tốt. Tôi nghĩ nó xuất phát từ văn hóa và khác với năng lực về ngôn ngữ như khả năng từ vựng hay nghe hiểu.
Bất kể là ai, tôi đều cảm nhận thấy kỹ năng giao tiếp của họ rất tốt, mọi người có thể giao tiếp với nhau với “rào cản khá thấp (trôi chảy, không gặp trở ngại gì)”.
Q3. Mặt khác, xin thầy cho biết vấn đề “trong học tập” mà người Việt Nam đang gặp phải là gì?
A. Tôi nghĩ trong lĩnh vực “học tập” thì không có vấn đề gì đáng kể. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp và vào công tác tại các doanh nghiệp Nhật Bản, tôi được biết có rất nhiều người Việt Nam gặp vấn đề trong các quy tắc ứng xử tại công ty.
Đó là:
- Yếu kém về kỹ năng “Ho – Ren – So”
- Có rất ít “thông tin được chia sẻ” và không nắm được tiến độ công việc
- Thực hiện không tốt các việc đã được lên kế hoạch và yếu kém trong việc lên kế hoạch cho bản thân
Tôi xin được đưa ra một vài ví dụ như vậy.
Q4. Để giải quyết các “vấn đề” đó, ông nghĩ điều quan trọng là cần phải nỗ lực như thế nào?
A. Hiện tại ở Hà Nội, tôi đang đứng giữa một bên là sinh viên Việt Nam và một bên là công ty Nhật Bản để lắng nghe ý kiến từ cả hai phía. Điều tôi cảm thấy ở đây là “khoảng cách giữa trường đại học và công ty là khá xa”, do đó tôi đã nghĩ tới việc muốn mở ra “một lớp học gắn kết trường Đại học và doanh nghiệp”.
Nội dung cơ bản của lớp học có 2 điều dưới đây:
- Các doanh nghiệp tương tác với sinh viên thông qua các bài giảng và hỏi đáp trực tiếp sinh viên.
- Sinh viên tới thăm các doanh nghiệp và tiến hành việc phỏng vấn.
Ngoài ra, để có được kỹ năng giao tiếp trong công ty, thông qua chương trình giảng dạy mang tên “Khóa học thuyết trình”, sinh viên sẽ lập thành một nhóm, suy nghĩ về nội dung, tìm hiểu, sắp xếp và chuẩn bị bài. Bài thuyết trình với nội dung phát biểu hướng tới người Nhật đang sinh sống tại Hà Nội và là một phần trong việc đánh giá kết quả của chương trình giảng dạy.
Ví dụ về chủ đề của bài thuyết trình:
- “Một người Nhật đã có 2 năm sống ở Hà Nội và muốn lên kế hoạch cho một chuyến du lịch 3 ngày 2 đêm để trải nghiệm văn hóa, xã hội, tự nhiên và cuộc sống ở Việt Nam”
- “Đến công ty để điều tra về sự giao tiếp giữa các nhân viên Nhật Bản và Việt Nam tại nơi làm việc, và trình bày về sự khác biệt trong văn hóa giữa Nhật Bản và Việt Nam”.
Chúng tôi cũng đã tham gia vào buổi thuyết trình của sinh viên được tổ chức vào tháng 10 năm 2019. Chúng tôi vô cùng ấn tượng với các sinh viên cả về ngoại hình lẫn sự cố gắng hết sức để hoàn thành bài thuyết trình.
Q5. Với những sinh viên thầy đã từng giảng dạy, có khoảng bao nhiêu phần trăm các bạn các sinh viên sau khi tốt nghiệp chọn làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản?
A. Có khoảng 70-80% sinh viên sau khi ra trường chọn làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản. Ngoài ra, số lượng sinh viên sang Nhật du học cũng tăng lên qua từng năm (chẳng hạn với mức học phí của quốc gia). Gần đây có khoảng 15% sinh viên qua Nhật du học trong khoảng thời gian từ nửa năm tới 1 năm. Trong khi con số này của 6 năm trước chỉ là 5%.
Q6. Dường như ngày càng có nhiều người làm việc trong các công ty Nhật Bản và sự quan tâm tới Nhật Bản ngày càng lớn có đúng không, thưa thầy?
A. Vâng, khoảng 5,6 năm trước từ khi đặt chân tới Hà Nội tôi đã cảm nhận thấy “khoảng cách giữa doanh nghiệp và trường Đại học”, tôi cũng thường được nghe những bình luận dưới đây từ phía doanh nghiệp và các bạn sinh viên
Bình luận của doanh nghiệp Nhật Bản
- Trường Đại học ở Việt Nam dạy học như thế nào vậy?
- Sự khác nhau giữa trường Đại học khoa tiếng Nhật và trung tâm tiếng Nhật?
- Có thể nói tiếng Nhật và có thể áp dụng tiếng Nhật trong công việc là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
- Tại sao người Việt Nam dù chưa làm được 1 năm đã xin thôi việc vậy?
Bình luận của sinh viên Việt Nam
- Ở công ty ngoài biên/ phiên dịch thì còn có công việc nào khác nữa không?
- Ở Hà Nội có những doanh nghiệp Nhật Bản nào vậy?
- (Thông tin còn hạn chế) Chỉ tìm việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc do người thân / bạn bè giới thiệu.
Và đây chính là lý do tại sao tôi tập trung vào giáo dục tiếng Nhật doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với sự mở rộng kinh doanh giữa Nhật Bản và Việt Nam và những nỗ lực của cả phía công ty và trường đại học, tôi nghĩ chúng ta đang tiến lại gần nhau hơn và thu hẹp khoảng cách.
Q7. Số lượng người Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng lên cũng đồng thời làm tăng tình trạng tội phạm ở nước ngoài. Thầy nghĩ sao về tình trạng này?
A. Mỗi lần xem tin tức, tôi cảm thấy rất đau lòng. Mặc dù đáng lẽ họ phải đến Nhật Bản với ước mơ của mình với sự mong đợi và kỳ vọng của gia đình, nhưng họ phải sống với gánh nặng là khoản nợ vượt quá 1 triệu yên vì chi phí đi lại và ở Nhật, họ làm việc với mức lương thấp trong môi trường nghèo nàn và với áp lực kiếm tiền để trả nợ, không còn cách nào khác họ đã trở thành những tội phạm ở Nhât. Tôi hy vọng rằng sau này các bạn sẽ không bị những nhà môi giới lừa đảo như vậy nữa.
Ngoài ra, tôi cũng thấy tin tức về việc cư trú bất hợp pháp, nhưng thật đáng tiếc khi người Việt Nam xếp hạng đầu tiên theo quốc tịch về việc cư trú bất hợp pháp. Tôi nghĩ rằng phía Nhật Bản nên chấp nhận nhân viên nước ngoài và cấp visa làm việc phù hợp cho họ cũng như thiết lập một hệ thống giúp người nước ngoài làm việc dễ dàng và an toàn.
Q8. Để tương lai “người nước ngoài có thể làm việc tại Nhật Bản” thì theo ông cần những yếu tố gì?
A. Tôi nghĩ rằng đội tuyển Nhật Bản trong World Cup bóng bầu dục này đã cho chúng ta thấy Nhật Bản nên làm gì trong tương lai gần. 30 tuyển thủ đại diện cho Nhật Bản thì có tới 15 người được sinh ra ở nước ngoài, nằm ngoài phạm vi nước Nhật. Người chơi với màu mắt và màu da khác nhau đã thi đấu và cống hiến cho Nhật Bản. Và đã có rất nhiều người Nhật cảm động với hình ảnh của họ trên sân.
Trong 5 đến 10 năm tới, sức mạnh kinh tế của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và toàn cầu hóa sẽ được đẩy mạnh. Nếu điều đó diễn ra, bạn sẽ không bị giới hạn làm việc ở Nhật Bản, nhưng khả năng sẽ mở rộng sang nhiều quốc gia khác nhau như các nước châu Âu, Úc và New Zealand.
Vào thời điểm đó, nếu Nhật Bản coi người nước ngoài là điều gì đó “đặc biệt” như bây giờ thì sẽ không có người nước ngoài nào đến làm việc tại Nhật Bản. Tôi cảm thấy đây là vấn đề mà phía Nhật Bản phải nghiêm túc xem xét.
Tôi cảm thấy vấn đề này đã được xem xét một cách nghiêm túc vì thầy giáo Uchino có mối quan hệ tới người Việt Nam thông qua việc giáo dục tiếng Nhật.
Q9. Cuối cùng, thầy có điều gì nhắn nhủ tới các bạn Việt Nam đang học tiếng Nhật không?
A. Tôi rất biết ơn các bạn vì đã quan tâm đến Nhật Bản và cố gắng học tiếng Nhật. Tôi hy vọng rằng các bạn sẽ sử dụng tiếng Nhật với mục đích trở nên năng động và chuyên nghiệp hơn trong xã hội.
Tôi hy vọng các bạn sẽ trưởng thành hơn trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản qua việc tiếp thu rất nhiều trong môi trường doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong thời đại này, ngoài tiếng Nhật, tôi muốn các bạn học “Tiếng Anh”, một ngôn ngữ dùng chung ở quốc tế. Tôi hy vọng rằng tiềm năng nghề nghiệp của các bạn không chỉ giới hạn ở Nhật Bản mà còn vươn xa trên thế giới.
Hãy cố gắng học tiếng Nhật nhé!
Tổng kết
Tôi đã học hỏi được rất nhiều điều từ thầy giáo Uchino, người đã thiết lập một phương pháp học tập tận dụng tối đa kinh nghiệm nghề nghiệp của mình ở Việt Nam và tiếp tục đổi mới giáo dục tiếng Nhật.
Tôi hy vọng rằng ngày càng có nhiều người biết tới “những người Nhật đang làm việc và cống hiến cho Việt Nam”.
Thầy giáo Uchino, xin chân thành cảm ơn vì đã tham dự vào buổi phỏng vấn của jNavi.
Phòng Giảng viên , Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa điểm : Đại học Quốc gia Hà Nội / Vietnam National University, Hanoi/ ハノイ国家大学外国語大学(ベトナム国家大学ハノイ校)