Đây là bài viết thứ ba trong chuỗi bài viết về các cuộc phỏng vấn người Nhật.
Hôm nay, tôi đã được trò chuyện cùng cô Miyatani Atsumi – giảng viên tới từ Đại học Aichi Kenritsu của Nhật Bản người đã sống tại Hà Nội trong 11 tháng qua để tiến hành hoạt động nghiên cứu của mình.
Tôi nghĩ rằng tôi có rất nhiều câu hỏi muốn đặt ra cho cô Miyatani – một giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy tiếng Nhật xoay quanh việc cảm thấy như thế nào trong hoạt động nghiên cứu của mình ở Hà Nội – Việt Nam suốt thời gian qua.
Tôi cũng cho rằng có rất nhiều câu chuyện hướng tới các bạn đang theo học tiếng Nhật nên hãy cố gắng đọc cho tới cuối bài viết này nhé.
- 1. Tiểu sử của cô giáo Miyatani
- 2. Phỏng vấn
- 2.1. Q1. Cô có thể chia sẻ với jNavi động lực nào đã khiến cô trở thành một giáo viên tiếng Nhật không?
- 2.2. Q2. Động lực nào đã khiến cô tiến hành hoạt động nghiên cứu ở Việt Nam vậy?
- 2.3. Q3. Cô có thể chia sẻ với jNavi những đặc trưng lớn nhất về kỹ năng ngôn ngữ của học viên Việt Nam mà mình cảm nhận được trong quá trình giảng dạy tiếng Nhật không ạ?
- 2.4. Q4. Vậy điểm yếu cần khắc phục của người Việt Nam học tiếng Nhật là gì?
- 2.5. Q5. Cô có cảm thấy có khoảng cách nào ở Việt Nam không?
- 2.6. Q6. Xin chia sẻ ý kiến của cô về việc giao lưu văn hóa và nhân lực giữa hai nước Việt Nhật
- 2.7. Q7. Người Việt Nam khi tới Nhật cần phải biết những điều gì?
- 2.8. Q8. Cuối cùng, cô có lời gì nhắn nhủ với những người đang học tiếng Nhật hoặc những bạn từ bây giờ sẽ bắt đầu học tiếng Nhật không?
- 3. Tổng kết
Tiểu sử của cô giáo Miyatani
Sinh ra tại tỉnh Hyogo. Cô theo học chuyên ngành giáo dục tiếng Nhật ở trường Đại học và bắt đầu công việc giảng dạy tiếng Nhật từ năm thứ 3 Đại học cho tới nay đã được 30 năm.
Sau khi làm giảng viên bán thời gian tại các trường đại học và trường Nhật ngữ ở Osaka, cô đảm nhận việc giáo dục tiếng Nhật cho du học sinh tại Trung tâm du học Đại học Gifu.
Sau đó, từ năm 2007 cô chuyển qua công việc đào tạo giáo viên tiếng Nhật tại trường Đại học Aichi Kenritsu. Tuy chuyên môn chính là giảng dạy tiếng Nhật nhưng xuất phát từ mong muốn hiểu rõ hơn về cách giao tiếp giữa người Nhật với người nước ngoài ở nơi làm việc, cô đã vừa công tác với vai trò giáo viên tiếng Nhật, vừa học tiếp lên cao học và sở hữu tấm bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh.
Cô rất quan tâm tới việc phát triển tài liệu giảng dạy tiếng Nhật và tới nay đã xuất bản những cuốn sách liên quan tới giáo dục tiếng Nhật như “Nihongo-Namachukei” (cộng tác với Nhà xuất bản Kuroshio), “tiếng Nhật thường dùng từ trung cấp tới nâng cao” (cộng tác với Nhà xuất bản The Japan Times).
Cô tâm sự rằng trong tương lai, cô muốn phát triển giáo trình giúp những người Việt học tiếng Nhật có thể cảm nhận được sự thú vị của tiếng Nhật.
Phỏng vấn
Rất cảm ơn cô Miyatani vì hôm nay đã dành thời gian quý báu của mình cho jNavi.
Q1. Cô có thể chia sẻ với jNavi động lực nào đã khiến cô trở thành một giáo viên tiếng Nhật không?
A. Khi tôi còn là học sinh cấp 3, ông Kikuo Nomoto khi ấy là Viện trưởng viện ngôn ngữ quốc gia Nhật Bản đương thời đã phát biểu một cách suy nghĩ mới về “đơn giản hóa tiếng Nhật” và gây ra một cuộc tranh cãi lớn trên báo.
Ông lập luận rằng “Nếu muốn người nước ngoài học tiếng Nhật nhiều hơn thì nên đơn giản hóa hơn nữa cấu trúc câu trong tiếng Nhật” nhưng thời điểm đó đã có những chỉ trích rất lớn về việc sử dụng tiếng Nhật không tự nhiên.
Tôi đọc được bài báo đó và biết tới ngành “Giáo viên tiếng Nhật”, tôi vừa có thể ở Nhật lại có thể làm quen với rất nhiều bạn nước ngoài, điều đó làm tôi cảm thấy vô cùng thú vị nên đã quyết định lựa chọn chuyên ngành Tiếng Nhật giáo dục ở trường Đại học.
Bất cứ giá nào tôi cũng muốn được nhanh chóng vào nghề nên bắt đầu từ năm 3 Đại học, tôi đã giảng dạy tiếng Nhật cho một trường senmon. Và thoáng chợt nhận ra đã 30 năm rồi.
Cô đã tham gia công tác giảng dạy tiếng Nhật được 30 năm? Vậy là từ khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Nhật, cô đã có sự nhất quán trên con đường nghề nghiệp của mình với việc giảng dạy tiếng Nhật rồi.
Q2. Động lực nào đã khiến cô tiến hành hoạt động nghiên cứu ở Việt Nam vậy?
A. Tôi nhận được cơ hội nghiên cứu ngoài trường học tại trường Đại học trực Aichi Kenritsu – nơi tôi làm việc, nên tôi đã quyết đinh tiến hành hoạt động nghiên cứu ở Việt Nam trong 11 tháng (4/2019~3/2020).
Hiện tại, tôi đang là nghiên cứu viên khách mời tại khoa ngôn ngữ Nhật – Đại học Hà Nội. Tôi đang nghiên cứu về việc giảng dạy tiếng Nhật sử dụng trong công việc, giảng dạy tiếng Nhật và đào tạo giáo viên tại các công ty phái cử thực tập sinh kỹ năng.
Aichi là một tỉnh phát triển đồng đều về cả công nghiệp lẫn nông nghiệp nên có rất nhiều lao động nước ngoài đang làm việc tại đây. Ban đầu, tôi nghiên cứu về việc giao tiếp tiếng Nhật giữa người nước ngoài và người Nhật tại các nhà máy và thực hiện hỗ trợ hoạt động của lớp tiếng Nhật tình nguyện trong địa phương, tôi muốn biết tình trạng giáo dục tiếng Nhật cho người Việt đến Nhật Bản làm thực tập sinh kỹ thuật và du học nên tôi đã quyết định tới thực hiện hoạt động nghiên cứu ở Việt Nam.
Cũng có rất nhiều độc giả của jNavi đang ở tỉnh Aichi. Khi tôi tới thăm một trường Nhật ngữ ở Hà Nội, rất nhiều học viên ở đó nói họ sẽ đến Aichi. Tôi thực sự rất ấn tượng với cuộc nghiên cứu của cô không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở nước ngoài.
Q3. Cô có thể chia sẻ với jNavi những đặc trưng lớn nhất về kỹ năng ngôn ngữ của học viên Việt Nam mà mình cảm nhận được trong quá trình giảng dạy tiếng Nhật không ạ?
A. Kể sống ở Việt Nam đôi lúc tôi cũng có cơ hội giảng dạy tiếng Nhật, khi tôi nhìn vào người Việt học tiếng Nhật, tôi nghĩ rằng điểm mạnh của người Việt Nam là việc ghi nhớ các mẫu và sử dụng chúng ngay lập tức. Sau đó, lúc đầu họ có chút ngại ngùng, nhưng khi đã quen rồi, thì họ nói tiếng Nhật rất tích cực. Tôi nghĩ đó là điều rất tuyệt vời.
Q4. Vậy điểm yếu cần khắc phục của người Việt Nam học tiếng Nhật là gì?
A. Mặc dù họ giỏi sử dụng khuôn mẫu, nhưng tôi có cảm giác rằng họ không giỏi điều chỉnh theo đối phương hoặc tình huống. Tôi nghĩ là họ không quen đoán những gì đối phương mong đợi từ việc giao tiếp hoặc phối hợp với họ.
Ví dụ, như tôi luôn cảm thấy trong các tiết học hội thoại, có nhiều người Việt Nam giải thích những gì họ muốn nói bằng những câu rất dài (thật tuyệt vời khi có thể nói những câu dài như vậy …) nhưng với ấn tượng của người Nhật, nó nghe có vẻ như “Tôi quyết định” hoặc “Tôi đang khẳng định vị trí của mình.”
Trong tiếng Nhật, chúng ta vừa nói từng chút một vừa xem phản ứng của đối phương và tiếp tục cuộc trò chuyện vừa xem phản ứng của đối phương, nhưng có lẽ họ không có cơ hội để tìm hiểu về những điều đó.
Nói tới “đọc vị không khí” thì văn hóa “cảm nhận” là cách giao tiếp đặc trưng của Nhật Bản nhỉ. Có vẻ nó ảnh hưởng rất lớn bởi các nền văn hóa khác nhau.
Q5. Cô có cảm thấy có khoảng cách nào ở Việt Nam không?
Thành thật mà nói, không có nhiều khoảng cách như những gì tôi đã tưởng tượng. Tuy nhiên, vì đây là lần đầu tiên tôi sống ở nước ngoài trong thời gian dài, nên đôi khi tôi cảm thấy “mình là người Nhật Bản” trong nhiều tình huống khác nhau của cuộc sống. (Cười)
Khó khăn nhất đối với tôi có lẽ là việc chấp nhận “sự mập mờ, không rõ ràng”. Tôi không thể quen được với việc không lập kế hoạch trước khi làm hay đột nhiên thay đổi kế hoạch.
Người Nhật nói “có, không” một cách mơ hồ không rõ ràng, nhưng họ đã nhận thấy sự khác nhau giữa chủ đề và phạm vi mà “sự mơ hồ” được cho phép. Sống ở Việt Nam đã là một cơ hội để tôi xác nhận lại quan điểm sống của mình.
Tôi được nghe cô Miyatani nói rằng có rất nhiều rắc rối trong căn hộ của mình. Quả đúng là khi những điều là “đương nhiên” ở Nhật không được đối phương hiểu thì tôi nghĩ có nhiều người Nhật ý thức được bản thân mình là một người Nhật.
Q6. Xin chia sẻ ý kiến của cô về việc giao lưu văn hóa và nhân lực giữa hai nước Việt Nhật
Hiện tại việc giao lưu trao đổi về nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản vẫn đang tiếp diễn. Tôi nghĩ việc trao đổi nhân sự người Việt Nam thường được thực hiện bằng tiếng Nhật cả ở trong xã hội Nhật Bản và trong doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
Do chúng tôi yêu cầu người Việt đảm nhận việc học một ngôn ngữ khác (tiếng Nhật), tôi nghĩ rằng điều quan trọng không kém là người Nhật nói tiếng bản xứ phải hiểu sâu sắc về cách làm việc cũng như giao tiếp của người Việt.
Tôi hiểu rằng có nhiều trường hợp người Việt Nam chuyển đổi nguyên cách làm và suy nghĩ của mình sang tiếng Nhật. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng điều mà người Nhật mong muốn là họ có thể giao tiếng được bằng tiếng Nhật khi họ đã hiểu được một cách rõ ràng.
Vì thế, điều tôi mong muốn ở các bạn người Việt là không cần phải cố gắng suy nghĩ sao cho phù hợp với “Cách làm của người Nhật” (hoặc giả vờ sao cho phù hợp để thích nghi) mà tôi mong muốn các bạn giải thích cho chúng tôi về cách làm việc cũng như suy nghĩ của mình (mặc dù hơi phiền phức một chút)!
Ngôn ngữ để sử dụng khi giao tiếp có thể là tiếng Nhật nhưng tôi nghĩ điều mà cả hai bên mong muốn đó chính là cùng điều chỉnh, phối hợp với nhau để tạo ra cách làm việc ăn ý.
Q7. Người Việt Nam khi tới Nhật cần phải biết những điều gì?
Quy tắc ở nơi công cộng trong xã hội Nhật Bản hoàn toàn khác với Việt Nam. Có rất nhiều người thu thập thông tin về Nhật Bản qua SNS nhưng mọi người nên hiểu rằng rất nhiều thông tin trong số đó đều là những thông tin được cho là lừa đảo và mang tính rời rạc.
Vì thế, vui lòng nói chuyện trực tiếp với người Việt Nam và Nhật Bản đã thực sự sống ở Nhật Bản và lấy thông tin từ các trang web được điều hành bởi các công ty và tổ chức công cộng Nhật Bản.
Điều quan trọng là không chỉ đánh giá dựa trên một nguồn thông tin mà phải tìm hiểu nhiều nguồn thông tin khác nhau, không lầm tưởng và tạo thói quen bình tĩnh suy nghĩ.
Q8. Cuối cùng, cô có lời gì nhắn nhủ với những người đang học tiếng Nhật hoặc những bạn từ bây giờ sẽ bắt đầu học tiếng Nhật không?
Việc học tiếng Nhật (tiếng nước ngoài) sẽ đem đến cho các bạn cơ hội tiếp xúc với xã hội, với nền văn hóa cũng như các cách suy nghĩ khác hẳn với đất nước của bạn. Thông qua việc học tiếng Nhật và có cơ hội biết tới con người và xã hội Nhật Bản, tôi hy vọng rằng họ sẽ có cơ hội xác nhận lại những gì họ coi trọng và áp dụng những ý tưởng mới và mở rộng khả năng cũng như năng lực của bản thân.
Tổng kết
Cô Miyatani không chỉ thực hiện khảo sát tình hình giáo dục tiếng Nhật hiện tại ở Việt Nam, mà còn thực hiện nhiều hoạt động khác như tổ chức hội thảo liên quan đến “Kỹ thuật giao tiếp tiếng Nhật” hướng tới đối tượng là người Nhật tuyển dụng nhân sự Việt Nam, đào tạo giáo viên tiếng Nhật…
Tôi tin rằng các hoạt động nghiên cứu của cô sẽ cải thiện chất lượng giáo dục tiếng Nhật tại Việt Nam, và sẽ thay đổi giúp xây dựng việc giao tiếp giữa doanh nghiệp Nhật Bản và nhân viên Việt Nam trở nên tốt đẹp hơn.
Tôi rất vui nếu có cơ hội được biết rằng có những người Nhật đang hoạt động tại Việt Nam như thế này.
Chân thành cảm ơn cô Miyatani đã nhận lời tham dự buổi phỏng vấn của jNavi ngày hôm nay.
Cô Miyatani “Đang nỗ lực phổ biến để có thể truyền tải được những gì đã nghiên cứu ở Việt Nam”.