Hôm nay, ban biên tập jNavi chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài viết liên quan tới doanh nghiệp Nhật Bản, không chỉ là nơi làm việc mà cả trong cuộc sống thường nhật việc “Chào hỏi” cũng là một việc rất quan trọng. Và tôi xin được chia sẻ cùng các bạn một vài lời khuyên về vấn đề này. Hãy đón đọc bài viết dưới đây của chúng tôi.
Bài viết khác : “10 điều cần chú ý” khi làm việc trong công ty Nhật Bản.
Danh mục : Công việc
- 1. Chào hỏi
- 1.1. Công ty
- 1.1.1. “Chào buổi sáng!” 「おはようございます」 “Anh/Chị đã vất vả rồi” 「おつかれさまです」
- 1.1.2. “Mong anh/ chị giúp đỡ tôi” 「よろしくおねがいします」/ “Tôi đã hiểu rồi ạ” 「かしこまりました」(わかりました)
- 1.1.3. “Tôi đi đây” 「行ってまいります」/ “Tôi về rồi” 「もどりました」
- 1.1.4. “Xin lỗi” 「失礼します」/「失礼しました」
- 1.1.5. “Tôi xin phép về trước” 「お先に失礼します」/ “Anh/ Chị đã vất vả rồi” 「おつかれさまでした」
- 1.1.6. “Chúc một kỳ nghỉ cuối tuần vui vẻ”
- 1.1.7. “Hãy giữ gìn sức khỏe”
- 1.2. Trong thang máy
- 1.3. Trao đổi danh thiếp
- 1.4. Ở nơi làm thêm
- 1.1. Công ty
- 2. Tổng kết (Khi riêng tư, cá nhân…)
Chào hỏi
Khi chào hỏi cần lưu ý những điểm sau:
- Nhìn vào mắt đối phương, nói dõng dạc.
- Nói đủ to, phù hợp với TPO (Time – Place – Occasion).
- Không vừa chào hỏi vừa làm việc khác (ví dụ như đang bấm bàn phím), phải dừng tay lại ngay.
- Có rất nhiều cách chào hỏi khác nhau tùy thuộc vào vị trí của bạn.
- Nếu mặc áo khoác hoặc đeo khăn quàng thì phải cởi ra rồi mới chào.
Công ty
“Chào buổi sáng!” 「おはようございます」 “Anh/Chị đã vất vả rồi” 「おつかれさまです」
Tùy thuộc vào thời gian mà cách chào hỏi sẽ thay đổi.
Từ 6 đến 10 sáng sẽ nói “Chào buổi sáng!”, còn từ 10h sáng trở đi là “Anh/Chị đã vất vả rồi”.
✖”Bạn đã vất vả rồi” 「ごくろうさま」, dùng khi cấp trên nói với cấp dưới, những bạn trẻ sẽ không sử dụng cụm từ này.
“Mong anh/ chị giúp đỡ tôi” 「よろしくおねがいします」/ “Tôi đã hiểu rồi ạ” 「かしこまりました」(わかりました)
Khi làm một việc gì đó mà mong được trợ giúp.
✖「よろしくです」(Xin chiếu cố) ✖「了解です」(Tôi hiểu rồi) ✖「なるほどです」(Ra là vậy à) là những cụm từ không chính xác khi dùng trong môi trường doanh nghiệp.
“Tôi đi đây” 「行ってまいります」/ “Tôi về rồi” 「もどりました」
Khi bạn ra khỏi công ty và quay trở về, những câu nói như △「行ってきます」 (Tôi đi đây) /△「帰りました」(Tôi đã về) cũng được nhưng vẫn chưa đúng văn phong thương mại.
Khi sếp của bạn ra ngoài hoặc trở về, hãy chào hỏi bằng những câu như 「行ってらっしゃいませ」 (Anh/ chị đi nhé!” /「おかえりなさいませ」 “Anh/ chị đã về đấy à”.
“Xin lỗi” 「失礼します」/「失礼しました」
Khi đi ra vào phòng, cách gõ cửa chính xác là gõ cửa 3 lần.
✖ Gõ cửa 2 lần để kiểm tra xem “Có ai trong nhà vệ sinh không?” là rất thô lỗ. Sau khi gõ cửa 3 lần, nếu nghe thấy người trong phòng nói “Xin mời” thì sẽ đi vào.
Gõ cửa một cách đều và chậm rãi để có thể nghe rõ từng tiếng “Cốc cốc cốc”. Khi đóng cửa cũng vậy, đóng thật nhẹ nhàng để không phát ra tiếng động lớn.
“Tôi xin phép về trước” 「お先に失礼します」/ “Anh/ Chị đã vất vả rồi” 「おつかれさまでした」
Khi từ văn phòng trở về nhà, nhất định phải nói lời chào “Tôi xin phép về trước ạ”. Còn trường hợp người khác về trước mình thì chào ” Anh/chị đã vất vả rồi”.
“Chúc một kỳ nghỉ cuối tuần vui vẻ”
Trước mỗi ngày nghỉ lễ hay nghỉ cuối tuần, các bạn sẽ thường được nghe những câu như “Nghỉ ngơi thong thả nhé!” “Có đi đâu chơi không?”. Với những người lớn tuổi hơn các bạn sẽ nói :“Chúc một kỳ nghỉ cuối tuần vui vẻ”, còn nếu biết được họ sẽ đi du lịch ở đâu quan tâm họ qua câu nói “Anh/ Chị đi cẩn thận nhé”.
“Hãy giữ gìn sức khỏe”
Nếu cấp trên có tình trạng sức khỏe không tốt, về sớm hay đi bệnh viện thì dùng câu này.
Trong thang máy
Ở công ty, khi đi cùng thang máy với cấp trên cũng có những quy tắc ứng xử riêng.
Hãy nắm vững vị trí「上座」 (Chỗ dành cho cấp trên), 「下座」 (Chỗ dành cho nhân viên).
Vào thang máy trước
Khi chờ cấp trên ở thang máy, hãy đi vào trước và bấm số tầng. Vừa bấm giữ nút 「開」và chờ cấp trên bước vào. (Đừng bấm nhầm thành nút 「閉」nhé).
Khi ở trong thang máy, đứng trước bảng nút bấm
Sau khi vào thang máy, trước bảng nút bấm là vị trí đứng của nhân viên. Nếu trong trường hợp cấp trên của bạn đứng ở chỗ đó thì hãy nói “Tôi sẽ đổi chỗ” và di chuyển đổi chỗ cho cấp trên.
Để cho cấp trên đi ra trước
Khi thang máy tới nơi, bấm nút 「開」và giữ cửa thang máy bằng tay để cửa không đóng lại.
Không nói chuyện quá dài
Trong thang máy kể cả có nhiều thì cũng chỉ đứng cùng nhau khoảng 1 phút nên tránh nói những câu chuyện dài như chuyện cá nhân hoặc chuyện công việc.
✖”Hôm qua đã làm gì thế?” ✖”Tôi muốn trao đổi một chút về công việc…”
“Hôm nay trời đẹp nhỉ”, “Hôm nay nóng nhỉ/ lạnh nhỉ” là những câu chuyện tự nhiên nhất.
Trao đổi danh thiếp
Khi trao đổi danh thiếp với nhau, có rất nhiều điểm cần lưu ý sau:
- Cấp trên sẽ là người tiến hành việc trao danh thiếp trước.
- Đưa danh thiếp theo hướng để đối tác dễ nhìn nhất.
- Nhận danh thiếp của đối tác bằng cả hai tay và nói 「ちょうだいします」(Tôi xin nhận).
- Đưa danh thiếp của bạn thấp hơn so với vị trí trao danh thiếp của đối tác.
- Đọc tên trên danh thiếp của đối tác và xác nhận lại xem có đúng không
- Sắp xếp những danh thiếp nhận được trên bàn làm việc.
- Nếu chỉ có một đối tác thì để danh thiếp lên trên ví đựng danh thiếp.
- Nếu có từ hai đối tác trở lên thì danh thiếp của họ sẽ xếp lần lượt theo thứ tự chỗ ngồi.
- Cho tới khi cuộc họp kết thúc, không cho danh thiếp vào trong ví đựng danh thiếp.
「はじめまして、〇〇株式会社のグエン・ニャット・バンと申します。」”Rất hân hạnh được gặp anh/chị. Tôi tên là Nguyễn Nhật Bản”
「(名刺を)ちょうだいします」” Tôi xin được nhận danh thiếp”
「お名前は△△さんですね、本日はお時間をありがとうございます。」”Anh/chị tên là △△ phải không ạ? Cảm ơn anh/ chị ngày hôm nay đã dành thời gian cho tôi”.
Hãy tưởng tượng sẽ có một trình tự chào hỏi như thế nhé!
Còn trong trường hợp khách hàng tới công ty bạn
「本日は、お足もとの悪い中、お越しいただきありがとうございます。」”Chân thành cảm ơn vì sự hiện diện của bạn tại công ty chúng tôi ngày hôm nay”.
「(イスに)おかけください」”Xin mời ngồi”.
Đây là một cách chào hỏi rất tốt đấy!
✖「おすわりください」NG (Not good), câu này chỉ dùng khi người nói là cấp trên.
Ở nơi làm thêm
“Chào buổi sáng”「おはようございます」, “Anh/Chị đã vất vả rồi’「おつかれさまです」
Tại các cửa hàng nơi các bạn làm thêm, lời chào vào buổi sáng, trưa, tối tất cả đều là 「おはようございます」 (Chào buổi sáng). Đây là một văn hóa kỳ lạ ở Nhật nên hãy nhớ lấy nó nhé!
Trong rất nhiều trường hợp khác 「おつかれさまです」”Anh/Chị đã vất vả rồi” cũng là một lời chào phổ biến.
“Thế nào rồi?”
Hơi khác so với các cách chào hỏi thông thường nhưng đây là một cách nói lịch sự để bắt chuyện với người khác.
✖Những câu như「どうしましたか?」”Làm sao thế?”✖「どうされましたか?」”Bạn đã làm gì thế?” không dùng trong tác phong doanh nghiệp.
“Xin phép cho tôi hỏi tên của bạn là gì được không ạ?”「お名前をうかがってもよろしいですか」
Đây là lời chào hỏi được sử dụng ở nơi làm thêm bởi nhân viên và khách hàng lần ở đầu tiên gặp nhau. Sử dụng câu nói này sau khi thực hiện chào hỏi.
✖「誰ですか?」”Ai đấy ạ?” ✖「お名前は何ですか?」”Tên là gì vậy?” là những cụm từ được rất nhiều người dùng nhưng đây là cụm từ không mấy khi dùng trong doanh nghiệp.
Tổng kết (Khi riêng tư, cá nhân…)
Đây không phải là quy tắc chính thức, nhưng nhìn chung người Nhật không hay nói chuyện khi tình cờ gặp đồng nghiệp ngoài công việc.
Q. Nếu gặp cấp trên vào ngày nghỉ, anh/chị sẽ làm gì?
là câu hỏi mà người Nhật sẽ có rất nhiều suy nghĩ khác nhau.
- A. Nếu có cấp trên ở đây sẽ gọi tên, chào hỏi và nói chuyện.
- A. Nếu cấp trên đang đi cùng ai đó sẽ chỉ chào hỏi và đi ngay lập tức.
- A. Giả vờ không nhìn thấy cấp trên và rời khỏi chỗ đó ngay lập tức.
- A. Nếu cấp trên đang đi cùng một người không quen biết, sẽ không chào hỏi gì mà chỉ cúi chào.
- A. Nếu cấp trên bắt chuyện thì cũng sẽ nói chuyện lại.
Điều quan trọng ở đây là văn hóa “Đọc vị không khí”. Có những người cấp trên rất trân trọng khoảng thời gian riêng tư, cũng có những người không muốn mọi người biết các mối quan hệ cá nhân của mình.
Nếu có gặp cấp trên của bạn tại buổi hòa nhạc của thần tượng mà bạn yêu thích, bạn có thể cảm thấy vui mừng. Tuy nhiên, có thể cấp trên của bạn lại nghĩ rằng điều này “thật xấu hổ” và “không muốn bạn nói việc gặp gỡ này cho ai cả”.
Không có quy định nào chung cho việc “Chào hỏi” nhưng
Nếu chạm mặt với cấp trên, chỉ nên “Cúi chào”, chỉ khi họ trả lời lại bạn thì mới “Chào hỏi”.
Có lẽ như vậy là tốt nhất. Hãy “Chào hỏi” sao cho phù hợp với mối quan hệ giữa bạn và cấp trên.