Tại sao lại xảy ra tình trạng tắc đường?

Tại sao lại xảy ra tình trạng tắc đường?

Hôm trước vào ngày diễn ra trận bóng đá giữa Việt Nam và Thái Lan, Hà Nội đã xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Do xe buýt không thể di chuyển được nên tôi đã xuống xe và đi bộ về nhà.

Nhưng sau khi xuống xe và đi bộ được tầm 100 mét thì đoạn đường ấy lại không còn tắc nữa mà rất thông thoáng.

Tôi nghĩ “ở đây thì di chuyển bình thường vậy tại sao đoạn đường khi nãy lại xảy ra ùn tắc như vậy nhỉ?”. Các bạn cũng đã từng bao giờ có ý nghĩ như vậy chưa?

Ngày còn học Đại học tôi biết có những công ty hay những nghiên cứu sinh cũng có tìm hiểu về vấn đề “tắc đường” ở Nhật và tôi rất hứng thú với điều đó. Ùn tắc giao thông là tình trạng thường xuyên ở Nhật và gây cho người dân rất nhiều phiền toái.

Cơ chế gây ùn tắc giao thông

Có một video rất dễ hiểu mô phỏng cơ chế gây ùn tắc giao thông. Trước tiên, mời các bạn cùng xem.

You tube ( llc Trump ) – “Tại sao lại xảy ra tắc đường?”

Ban đầu nó quay với vận tốc không đổi nhưng khi một ○ bị chậm thì các ○ sau đó cũng sẽ liên tục bị chậm theo. Và đó chính là cơ chế gây ùn tắc giao thông.

Hơn thế nữa, ở “vị trí đường giao nhau” cũng là một cơ chế gây ùn tắc.Bạn có biết đây là tình trạng thường xuyên xảy ra trên các con đường ở Việt Nam hay không?

You tube “Các nơi giao nhau – cơ chế gây ùn tắc giao thông” – Công ty trách nhiệm hữu hạn đường cao tốc thủ đô

Ngoài ra “việc lên dốc” cũng là một trong những cơ chế gây ùn tắc giao thông.Các xe phanh lại để lần lượt lên dốc, và cũng khiến các xe đi sau phải dừng lại nên đã gây ra tình trạng ùn tắc giao thông.

You tube “Lên dốc – cơ chế gây ùn tắc giao thông” – Công ty trách nhiệm hữu hạn đường cao tốc thủ đô

Và tôi nghĩ đây là một trong những nguyên nhân chính của vấn đề ùn tắc giao thông tại Việt Nam.

Đặc biệt ở các “điểm giao nhau”, chúng ta thường thấy tình trạng ô tô phải dừng lại để các xe máy luồn lách giữa ô tô và xe buýt đi trước.

Ngoài ra, có rất nhiều người vừa lái xe vừa sửa dụng điện thoại nên xảy ra tình trạng không nhận ra đèn tín hiệu hoặc không tập trung lái xe có thể gây ùn tắc giao thông cho những người đi sau mà không hề biết.

Tổng kết

Vậy thì ở Việt Nam có thể làm gì để hạn chế tình trạng tắc đường được nhỉ? Rất nhiều vấn đề phải xem xét như : dân số tăng nhanh, ý thức tham gia giao thông, cơ sở hạ tầng…

Tôi nghĩ rằng đây sẽ là một vấn đề lớn đối với các nước châu Á bắt đầu từ Việt Nam hay Bangkok ở Thái Lan và Jakarta ở Indonesia, nơi ùn tắc giao thông đang gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.

Ở Ấn Độ, nếu số ở cuối số xe là “số lẻ”, có một quy định là bạn chỉ có thể lái xe “ngày lẻ” và nếu là “chẵn”, chỉ “ngày chẵn” mới có thể được điều khiển xe, nhưng vấn đề “kẹt xe” cơ bản vẫn chưa được giải quyết.

Có giải pháp nào để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại Việt Nam bắt đầu từ ngày mai không?

Về giải pháp khắc phục và cải thiện tình trạng “ùn tắc giao thông” tại Việt Nam, dưới đây là ý kiến của tôi.

  • Mở rộng đường để đối phó với tình trạng dân số tăng nhanh.
  • Tính toán và chỉnh sửa lại khoảng thời gian dừng chờ đèn tín hiệu để phù hợp cho lượng phương tiện lớn.
  • Phân chia rõ làn đường cho ô tô và xe máy.

Tuy nhiên, vấn đề là sẽ tốn rất nhiều “tiền” và “thời gian”.

Tôi nghĩ rằng các biện pháp mà chúng ta có thể áp dụng từ ngày mai là cải thiện về ý thức tham gia giao thông.

  • Tuân thủ đèn tín hiệu ở các nơi giao nhau, ngã tư.
  • Không sử dụng điện thoại khi đang lái xe.
  • Không dừng xe bất cẩn.
  • Không luồn lách chen ngang vô ý.

Ở đây ảnh hưởng rất lớn bởi việc :

“Không làm cản trở tiến trình của xe đằng sau” =”Không xảy ra tắc đường”.

Thông qua bài viết này, tôi sẽ rất vui nếu mọi người cùng chia sẻ với nhau “Cơ chế gây ùn tắc giao thông” và từ đó có thể thay đổi nhận thức của toàn xã hội Việt Nam.