Để có thể “tự đánh giá bản thân” nhằm cải thiện và nâng cao kỹ năng

Để có thể “tự đánh giá bản thân” nhằm cải thiện và nâng cao kỹ năng

Lần này, tôi xin chia sẻ cùng các bạn “việc tự đánh giá bản thân”, một trong những “sự chuẩn bị tâm lý” quan trọng khi đi làm.

Tự đánh giá bản thân là gì?

Với những người trong năm đầu tiên đi làm, tôi nghĩ họ phải làm việc với rất nhiều sức ép tâm lý bởi sự lo lắng và căng thẳng. Đầu tiên, chắc hẳn các bạn sẽ để ý tới việc “Cấp trên và những đồng nghiệp xung quanh đánh giá về mình như thế nào?”

Tuy nhiên, dần dần thời gian trôi qua, bạn sẽ tập trung vào việc “tự đánh giá bản thân mình”, các cơ hội quan tâm tới sự đánh giá từ cấp trên hay những người xung quanh cũng dần ít hơn.

Thông thường những người không được đánh giá cao trong công việc là người chỉ toàn ”tự đánh giá bản thân” và những người không thèm để ý đến đánh giá của người khác về bản thân mình.

Đánh giá của người khác là gì?

Những đánh giá của “người khác” đánh giá về bản thân bạn gọi là “đánh giá của người khác”.

Trong phần “đánh giá của người khác”, “có những điều bạn đã biết”, ví dụ như :

  • Tuân thủ thời gian trong công việc
  • Có thể làm tốt Ho – ren – so
  • Tính cách hướng tới công việc

là những điều mà tới bây giờ bạn “vẫn không nhận ra”.

  • Buổi sáng, có vẻ không được khỏe nên tiếng chào hỏi khá nhỏ.
  • Bắt đầu nói chuyện chen ngang giữa cuộc nói chuyện với người khác.
  • Mặc dù tính cách hướng tới công việc nhưng không dùng được kính ngữ.
  • Vì tính cách khá là tỉ mỉ và hay lo lắng nên phù hợp với những công việc như thư ký hay hành chính hơn là kinh doanh.

Có 2 cách như vậy. Điều quan trọng là biết tạo ra cơ hội để biết được “đánh giá” của mọi người sau đó.

Đào tạo nhân sự

Để nhìn lại “việc tự đánh giá bản thân” và “việc đánh giá người khác”, tôi đã gia nhập một công ty Nhật khi mới vừa ra trường và đảm nhiệm công việc đào tạo nhân sự định kỳ.

Về phương pháp đánh giá, “tiêu chuẩn đánh giá” dựa trên khoảng trên 100 tiêu chí, ngoài ra, kể cả được cấp trên đánh giá cao cũng được thu thập lại dữ liệu.

  • Làm việc tuân thủ thời gian (1・・2・・3・・4・・5)
  • Có thể giải thích một cách logic (1・・2・・3・・4・・5)
  • Có thể hành động một cách linh hoạt (1・・2・・3・・4・・5)
  • Hiểu được những vấn đề của công ty (1・・2・・3・・4・・5)
  • Làm việc có mục đích rõ ràng (1・・2・・3・・4・・5)

Với những tiêu chí đánh giá như vậy, việc đánh giá bản thân sẽ dựa trên 5 mục đó, tương tự như vậy “đánh giá của người khác” như cấp trên hoặc tiền bối cũng dựa trên những tiêu chí như vậy.

Ở đây, mục đích lớn nhất là hiểu được sự “khác biệt” giữa “tự đánh giá bản thân” và “người khác đánh giá”.

Ví dụ như dù bạn có đánh giá các mục là “tất cả đều làm tốt” nhưng cấp trên của bạn có thể lại đánh giá rằng “không làm tốt tất cả mọi việc”. Trong quá trình đào tạo, có thể bạn sẽ bị sốc khi lần đầu tiên nhìn thấy dữ liệu về “đánh giá của cấp trên”.

Sự đánh giá lẫn nhau giữa những người mới

Ở công ty đầu tiên tôi làm việc sau khi ra trường, trong khi đào tạo nhân sự mới, tôi đã từng có thời gian chia sẻ về “sự đánh giá với đối phương” mà thông thường tôi không thể nói với những nhân viên bằng tuổi vào cùng thời kì.

Tất cả sẽ viết ra giấy “những điểm tốt của đối phương” và “những điểm chưa tốt của đối phương”, bản đánh giá được nhận từ 50 người “ẩn danh”.

Điểm tốt

  • Có khả năng tổng hợp như một người lãnh đạo.
  • Có thể hành động sau khi nắm bắt được thông tin của đối phương.
  • Khả năng giao tiếp tốt.

Điểm chưa tốt

  • ① Có những khi không lắng nghe câu chuyện của người khác tới cuối cùng.
  • ② Có những khi đột ngột nói rất nhiều, nhưng cũng có lúc lại trở nên im lặng.
  • ③ Có suy nghĩ “việc mình làm được” thì “đối phương cũng làm được”.

Đánh giá “điểm tốt” hầu như cũng giống với “bản tự đánh giá bản thân” của tôi, nhưng về “những điểm chưa tốt” thì đã có rất nhiều điểm mà tôi chưa nhận ra.

Đặc biệt là về điều thứ ③ đó là “điều chưa tốt” của tôi mà tới bây giờ tôi vẫn không nhận ra. Tôi đã bị phản ánh về điều này rất nhiều, cũng như được nghe đánh giá chi tiết từ những người nhân viên vào cùng thời kỳ.

Rồi người đó nói “Bạn là một người khéo léo có thể làm được rất nhiều việc nhưng bạn đang tìm kiếm một đối thủ có cùng trình độ với mình”. Kết luận lại là “Bạn có thể chơi được rất nhiều môn thể thao khác nhau như bóng đá, bóng chày, quần vợt và bóng bàn nhưng bạn cũng quả quyết và tin rằng bạn mình cũng làm được những việc tương tự”.

Quả nhiên, tôi đã nhìn lại những suy nghĩ tôi từng có cho tới bây giờ “Sao người đó lại không hiểu việc này nhỉ?” “Sao cái đứa ấy lại không thể làm được một việc đơn giản thế này?”.

Trong khoảnh khắc tôi chợt nhận ra “những điều dĩ nhiên” với bản thân mình không phải là “điều dĩ nhiên” với đối phương.

Điều tôi muốn nhắc nhở các bạn

Sau khi đã trở thành “một người của xã hội” và bắt đầu đi làm, có rất nhiều người bận công việc tới mức không có thời gian để “tự đánh giá bản thân” cũng như lắng nghe “đánh giá của người khác”.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ làm việc với tâm thế “tự đánh giá”, có thể bạn sẽ làm mất đi cơ hội phát triển của bản thân.

Đặc biệt với những người tự đánh giá mình rằng “tôi có thể làm được việc“, có thật hay không thì tốt nhất hơn nên đề xuất với cấp trên một khoảng thời gian để lắng nghe “đánh giá” của họ.

Trong số đó, chẳng có ai là “người hoàn hảo” và không có điểm xấu cả.

Trong một con người, bất cứ ai cũng có “điểm tốt” và “điểm xấu”.

Việc biết được những điểm “chưa tốt” của bản thân có thể làm giảm bớt niềm kiêu hãnh ở bản thân, cũng có thể khiến bạn bị hụt hẫng nhưng nó sẽ là bước đệm giúp bạn tiến tới thành công sau này.

Tổng kết

Để có được đánh giá từ người khác, hãy lần lượt làm theo các trình tự sau:

  • Hỏi những người bạn mới
  • Hỏi những tiền bối ở công ty mới trong giờ nghỉ trưa
  • Trao đổi với cấp trên hoặc người đào tạo OJT

Tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước một “bản tự đánh giá” (bao gồm cả điểm tốt và chưa tốt). Nếu nhận được phản hồi tốt với bản tự đánh giá đó, bạn có thể an tâm và thêm tự tin về bản thân mình.

Đặc biệt với những người có quốc tịch khác nhau thì chắc chẳn sẽ có rất nhiều điểm mà bạn “không nhận ra được”.

Hãy tham khảo các bài viết khác của jNavi và cố gắng lên nữa nhé.

Đọc bài viết của jNavi chuyên mục “Công việc”.